7 nhóm người đại kỵ với gừng

Gừng là loại nguyên liệu có thể chữa được nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, gừng lại là món "đại kỵ" với một số người dưới đây.

Gừng là loại thuốc trong Đông y, vị cay, tính ấm, chuyên dùng để giải cảm, chữa hàn, chữa rối loạn tiêu hóa, chữa tụt huyết áp và chứng lạnh tay chân. Các chất trong củ gừng tác động trực tiếp và 3 kinh phế, tỳ, vị, giúp giải độc cơ thể. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được gừng.

Những người không nên ăn gừng

Những người bị nhiệt bên trong nghiêm trọng

Nếu một người bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, bạn không nên ăn gừng. Bởi vì, gừng có tính nóng, sinh nhiệt mạnh, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

7 nhom nguoi dai ky voi gung

Người có thể chất âm hư (thiếu âm)

Người thiếu âm thì cơ thể thường khô khan, nhóm người này sẽ phải uống nước nhiều, tay chân thường xuyên ra mồ hôi, thi thoảng bị sốt. Khi bạn bị âm hư, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, nếu tiếp tục ăn nhiều gừng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị chứng hơi thở hôi

Theo quan niệm Đông y, lý do hơi thở có mùi chủ yếu xuất phát từ nhiệt, trong khi gừng có tính nhiệt, nếu ăn thêm gừng thì tình trạng và gừng và ấm áp, nếu những người này ăn gừng còn tồi tệ hơn, và không chỉ sẽ làm tăng dạ dày cũng có thể gây đau đầu trĩ, chảy máu nướu răng và các triệu chứng khác.

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Gừng có tính nhiệt cao, sẽ tác động mạnh mẽ tới vùng niêm mạc dạ dày. Nếu đang bị kích ứng viêm mạc hoặc có vết loét, gừng sẽ kích thích thêm và gây tổn thương nghiêm trọng.

Bệnh gan

Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan tuyệt đối không nên ăn gừng. Gừng sẽ kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và lâu dần có thể gây hoại tử.

Bệnh sỏi mật

Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước gừng.

Người hay bị xuất huyết

Trong nhiều trường hợp, tính nhiệt của gừng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu ở cơ thể người. Những người có tiền sử chảy máu cam hoặc chảy máu trong được khuyến cáo nên ăn gừng, sẽ gây ra hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.

Trên đây là 7 nhóm người "đại kỵ" với gừng, nếu bạn thuộc những người này hãy tránh xa gừng nhé.

*BTV đã biên tập lại tiêu đề bài viết.

Tưởng nhầm bị bệnh trĩ, người đàn ông nhận kết quả mắc ung thư

Dù xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe nhưng người bệnh vẫn chủ quan không đi thăm khám ngay vì nghĩ rằng mình chỉ mắc bệnh trĩ. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân nhận bị ung thư.

Khoảng nửa tháng nay, ông T.V.B (SN 1961, ở Uông Bí, Quảng Ninh) đại tiện thường xuyên có máu đỏ lẫn trong phân. Tuy nhiên không thấy đau bụng, sốt, hay gầy sút cân, người đàn ông này cho rằng mình mắc bệnh trĩ và không đi khám.

Đến ngày 26/12/2022, tình trạng đại tiện ra máu không thuyên giảm, người bệnh đi khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), được chỉ định nội soi trực tràng.

Qua nội soi các bác sĩ thấy cách rìa hậu môn khoảng 3cm có tổn thương loét sùi kích thước khoảng 30mm, bờ nham nhở, đáy có giả mạc bẩn, mủn bở, sinh thiết 6 mảnh tổn thương gửi giải phẫu bệnh.

Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy người này mắc ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Sau đó, người bệnh B. được chỉ định nhập viện để điều trị.

Tương tự bệnh nhân N.Đ.L (SN 1946 ở Uông Bí) bị bệnh trĩ nhiều năm. Đợt này thường xuyên đại tiện ra máu, nghĩ bệnh trĩ tái phát, người bệnh tự mua thuốc uống nhưng tình trạng không đỡ. Bệnh nhân L. tới viện khám và được chỉ định nội soi đại trực tràng.

Khi nội soi các bác sĩ phát hiện tại đại tràng sigma có tổn thương u sùi thâm nhiễm gây chít hẹp một phần chu vi đại tràng trên đoạn dài khoảng 3cm, được sinh thiết tổn thương gửi giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa và được chỉ định nhập viện điều trị.

Các bác sĩ thông tin đại tiện ra máu là biểu hiện hay gặp của chảy máu tiêu hóa thấp, một số trường hợp chảy máu tiêu hóa cao như loét dạ dày chảy máu cũng có thể có tình trạng đại tiện ra máu.

Trong đó, chảy máu tiêu hóa thấp có thể do các nguyên nhân như: ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu túi thừa đại tràng, chảy máu ruột non...

Các bệnh lý này sẽ có những tiên lượng bệnh, mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng dễ gây nhầm lẫn nên người bệnh thường chủ quan không đi khám bệnh ngay khi có triệu chứng bất thường.

Vì vậy, người dân khi có triệu chứng đại tiện ra máu bất thường, đau bụng, gầy sút cân... cần thăm khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan, tránh để trường hợp bệnh đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Mẹo hay bảo quản gừng để được cả năm

Các mẹo bảo quản gừng dưới đây giúp bạn có thể giữ được độ tươi ngon của loại gia vị này trong thời gian dài mà không lo hỏng.

Bảo quản gừng bằng bịt bọc, để trong tủ lạnh

Sai lầm thường gặp nhất của các bà nội trợ đó là bảo quản củ gừng tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua chúng về mà không bịt bọc. Điều này sẽ làm cho gừng mất đi mùi thơm. Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.

Mẹo hay bảo quản gừng để được cả năm - 1

Ngồi nhiều là nguyên nhân gây bệnh trĩ?

Ngồi nhiều là một trong những nguy cơ gây ra bệnh trĩ bên cạnh các yếu tố khác như thường xuyên uống bia rượu, ăn đồ cay nóng, ít vận động hay táo bón kéo dài,...

"Tôi mới làm việc trong văn phòng được vài tháng, mỗi ngày đều ngồi tới hơn 8 giờ. Khối lượng công việc nhiều nên dường như không có thời gian để vận động hay đi lại. Tôi lo lắng không biết việc ngồi lâu như thế này liệu có dẫn đến bệnh trĩ?".

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Phó trưởng khoa Hậu môn trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM