Ngồi nhiều là nguyên nhân gây bệnh trĩ?

Ngồi nhiều là một trong những nguy cơ gây ra bệnh trĩ bên cạnh các yếu tố khác như thường xuyên uống bia rượu, ăn đồ cay nóng, ít vận động hay táo bón kéo dài,...

"Tôi mới làm việc trong văn phòng được vài tháng, mỗi ngày đều ngồi tới hơn 8 giờ. Khối lượng công việc nhiều nên dường như không có thời gian để vận động hay đi lại. Tôi lo lắng không biết việc ngồi lâu như thế này liệu có dẫn đến bệnh trĩ?".

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Phó trưởng khoa Hậu môn trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Ngày nay, số lượng nhân viên văn phòng mắc bệnh trĩ có xu hướng tăng, điều này khiến một số người lầm tưởng ngồi nhiều là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Ngồi liên tục từ 2 giờ trở lên được xem là ngồi nhiều, khiến mạch máu khó lưu thông, dẫn đến sự ứ trĩ trong hệ tĩnh mạch trĩ.

Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là một trong những nguy cơ gây bệnh bên cạnh các yếu tố khác như đứng lâu, táo bón kéo dài, hội chứng lỵ, hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực ổ bụng (có thai, sinh con, kiêng vác nặng) hay u bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh.

Ngoài ra, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể dẫn đến bệnh này, bao gồm uống nhiều bia rượu, ăn cay (ớt, tiêu…), uống ít nước, ăn ít chất xơ và đi đại tiện lâu.

Mặt khác, bệnh trĩ có yếu tố di truyền nên mặc dù các thói quen sinh hoạt được kiểm soát tốt, bạn vẫn có khả năng mắc bệnh.

Để nhận biết bản thân có mắc bệnh trĩ hay không, bạn cần chú ý dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nếu đi tiêu ra máu đỏ tươi, không lẫn phân, nhỏ giọt, sau đó phun thành tia như cắt tiết gà, bạn cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị. Các triệu chứng nặng hơn có thể là sa trĩ hay biến chứng gồm sa nghẹt, huyết khối gây đau và nhiễm trùng.

Lật tẩy người phụ nữ giả sư đi xin tiền để nuôi bạn trai

(Kiến Thức) - Sau khi bị PV Kiến Thức phát hiện, đưa về chùa Phổ Minh để xác minh thì người phụ nữ giả sư đi xin tiền, khất thực đã thừa nhận hành vi lừa dối của mình.

Sáng nay 12/6, trao đổi với PV Kiến Thức, đại diện UBND phường 9, quận 8, TP HCM xác nhận đang tiếp tục lập hồ sơ, xác minh nhân thân người phụ nữ “giả sư” đi xin tiền bị PV Kiến Thức phát hiện.
Lat tay nguoi phu nu gia su di xin tien de nuoi ban trai
Nhiều người đi đường bày tỏ sự thành tâm khi "cúng dường" cho các đối tượng giả sư đi khất thực.
“Qua làm việc, cũng như từ lời khai của bà B.Y., chúng tôi khẳng định đối tượng này nằm trong nhóm chuyên đóng giả người tu hành để trục lợi, hoạt động nhiều nơi ở TP HCM và các tỉnh lân cận” - đại diện UBND phường 9 thông tin.

Người phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có 3 đặc điểm

Nếu bạn có dù chỉ 1 dấu hiệu dưới đây thì cũng nên quan tâm đến vùng kín nhiều hơn trước khi các bệnh phụ khoa nghiêm trọng xuất hiện.

Trong cuộc đời phụ nữ, thời gian huy hoàng nhất cho sức khỏe và sắc đẹp là ở độ tuổi 20. Sau thời gian đó, sự lão hóa sẽ xuất hiện ngày một nhanh, cộng thêm với tác động của việc quan hệ tình dục và sinh con khiến cho chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung... hơn hẳn.

Trong Y học Trung quốc xưa kia, một cuộc chẩn đoán bệnh đầy đủ cần phải thông qua đầy đủ 4 bước là: Nhìn, hỏi, khám và chữa. Trong đó, khuôn mặt được các lương y đánh giá là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe, các thay đổi trên mặt có thể là một trong những phương diện để tìm hiểu về các bệnh phụ khoa và sức khỏe tử cung.

Dấu hiệu ở môi cảnh báo bệnh nguy hiểm

Đôi khi một vài sự thay đổi trên môi có thể báo hiệu rằng chúng ta gặp một số vấn đề về sức khỏe. Hãy chú ý khi thấy những dấu hiệu dưới đây.

Sự đổi màu của môi

Môi chuyển màu xanh có thể do sự lưu thông oxy trong máu kém. Bạn có thể có triệu chứng tương tự ở ngón tay và ngón chân.