6 nhóm người mà tế bào ung thư cực “ghét”, không muốn tấn công

Ai trong chúng ta đều ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm mình sẽ không bị ung thư tấn công.

6 nhom nguoi ma te bao ung thu cuc “ghet”, khong muon tan cong
 
Tại Trung Quốc, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2, mỗi năm có hơn 1.6 triệu người nước này bị chẩn đoán mắc ung thư.
Lý do dẫn đến điều này được trang QQ giải thích rằng hầu hết người ung thư đều phát hiện ra bệnh ở giai đoạn di căn. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư có mối liên hệ trực tiếp với thói quen sống, nhiều người không thiết lập một lối sống lành mạnh nên đã mắc ung thư từ lúc nào không hay.
6 nhom nguoi ma te bao ung thu cuc “ghet”, khong muon tan cong-Hinh-2
 
Ai trong chúng ta đều ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm mình sẽ không bị ung thư tấn công.
1. Người luôn vui vẻ
Một tâm trạng tồi tệ không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn có ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan trong cơ thể.
Theo bác sĩ Lưu Vân Phương, trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện số 1 của Đại học Y Trung Quốc những người duy trì tâm trạng tốt sẽ chống lại được bệnh ung thư, bác sĩ khẳng định đây là một phương pháp chống ung thư mà không hề tốn một xu.
6 nhom nguoi ma te bao ung thu cuc “ghet”, khong muon tan cong-Hinh-3
 
Nguyên nhân là khi chúng ta liên tục không thể kiểm soát cảm xúc, luôn mất bình tĩnh và chán nản sẽ dễ dàng gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, lúc này các tế bào ung thư sẽ dễ dàng tấn công bạn.
2. Người thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục có thể thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện quá trình trao đổi chất nhanh hơn, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của chúng ta.
6 nhom nguoi ma te bao ung thu cuc “ghet”, khong muon tan cong-Hinh-4
 
Bác sĩ Dương Phong Lam, cựu trưởng Khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho rằng nguy cơ ung thư có thể giảm một cách hiệu quả bằng cách tuân thủ tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là chăm chỉ đi bộ.
3. Người có tiền sử gia đình không bị bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, giữa ung thư, gen và các đột biến liên quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tế bào ung thư di truyền được lưu lại trong cơ thể thế hệ sau dưới dạng tế bào mầm. Theo thời gian và những ảnh hưởng từ thói quen, lối sống, môi trường, các tế bào này phát sinh đột biến, kết quả là thế hệ sau mắc bệnh di truyền từ cha mẹ.
6 nhom nguoi ma te bao ung thu cuc “ghet”, khong muon tan cong-Hinh-5
 
Trong số 12 loại ung thư, nguy cơ di truyền cao nhất là ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, tiếp theo đó là ung thư dạ dày, và ung thư vú. 4 loại ung thư có đột biến di truyền là ung thư tuyến tiền liệt, đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi.
Nếu bạn có một người thân gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng cao. Ngược lại, nếu gia đình bạn không có tiền sử ung thư thì khả năng bạn bị bệnh này sẽ tương đối thấp, bạn có thể yên tâm phần nào.
4. Người có thói quen khám sức khỏe định kỳ
Bác sĩ Chương Khải, phó khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho biết có rất nhiều người nghĩ mình có sức khỏe tốt, không có vấn đề gì nên từ chối kiểm tra y tế. Họ luôn nghĩ rằng kiểm tra y tế là một sự lãng phí tiền bạc. Xong thực sự điều này rất quan trọng, nó giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời, trong đó bao gồm cả bệnh ung thư.
5. Người không hút thuốc lá, uống rượu
Hút thuốc lá dù chủ động hay bị động đều có khả năng gây ra bệnh ung thư. Theo thời gian, thói quen này không chỉ gây tổn thương phổi mà còn gây hại cho khí quản và khoang miệng.
6 nhom nguoi ma te bao ung thu cuc “ghet”, khong muon tan cong-Hinh-6
 
Bác sĩ Dương Phong Lam, cựu trưởng Khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho rằng thuốc lá và rượu là 2 tác nhân chính gây bệnh ung thư.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao hơn rất nhiều lần, nó không chỉ gây ung thư phổi mà còn khiến con người phải đối mặt với bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú… Tránh được nguy cơ này là bạn đã giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị ung thư rồi.
6. Người ăn uống khoa học
6 nhom nguoi ma te bao ung thu cuc “ghet”, khong muon tan cong-Hinh-7
 

"Bệnh từ miệng mà ra" – câu nói này hoàn toàn đúng với căn bệnh ung thư bởi chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chính bạn. Nếu bạn thường thích ăn một số thực phẩm có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như: Chiên, nướng và các loại khác, thì cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất béo và có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.

Ngược lại, một người có thói quen ăn uống lành mạnh thì độc tố tích tụ trong cơ thể sẽ ít hơn và nguy cơ ung thư không còn quá cao.

7 loại rau quả chứa chất tương tự thuốc chống ung thư, chợ Việt đầy

Nhiều loại rau củ là "siêu thực phẩm", có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư quái ác mà chúng ta lại không hề hay biết.

7 loai rau qua chua chat tuong tu thuoc chong ung thu, cho Viet day
Cà rốt chứa các hợp chất tương tự trong thuốc chống ung thư - Ảnh: Minh họa. 
Công trình dẫn đầu bởi Tiến sĩ Kirill Veselkov, thuộc khoa Phẫu thuật và Ung thư, Imperial College London (trường thành viên của đại học London, Anh) đã đưa ra những bằng chứng có thể là nền tảng cho "y học ẩm thực" – thứ mà họ kỳ vọng sẽ đóng vai trong lớn trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư trong tương lai.

Nữ sinh 16 tuổi bị ung thư xương: Dấu hiệu nhận biết bất ngờ

(Kiến Thức) - Chỉ là những cơn đau âm ỉ vùng quanh đầu gối trái, không sốt – không sút cân, ăn uống và sinh hoạt bình thường… nên nữ sinh 16 tuổi Lương Thị Trúc U. ở Hữu Lũng, Lạng Sơn rất sốc khi bác sĩ thông báo em bị ung thư xương.

Theo gia đình bệnh nhân, đầu tháng 10 vừa qua, các cơn đau ở đầu gối trái của nữ sinh U không còn ngắt quãng và âm ỉ nữa mà chuyển sang đau dữ dội cả ngày lẫn đêm, không thể chịu nổi nữa, gia đình mới đưa em đi khám tại bệnh viện huyện.
Nu sinh 16 tuoi bi ung thu xuong: Dau hieu nhan biet bat ngo
Ảnh minh họa. 

Qua quá trình thăm khám và chụp xquang, phát hiện một khối bất thường ở đầu dưới xương đùi trái, bệnh viện huyện đã chuyển Trúc U. xuống bệnh viện Đại Học Y Hà Nội để khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán thêm.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Trần Trung Dũng – Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, đã trực tiếp khám cho U. và phát hiện khối bất thường kích thước 6cm x 8cm ở phần sau đầu dưới xương đùi trái.

Nhận thấy đây là khối u ác tính nguy hiểm nên PGS.TS Trần Trung Dũng đã chuyển nữ sinh sang Bệnh viện K Tân Triều để phối hợp với các bác sĩ ở đấy điều trị bệnh lý ung thư xương đùi cho bệnh nhân.

Ung thư xương được cho là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư, nhưng ngày nay tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày một tăng lên, khiến bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo.

Dấu hiệu của bệnh ung thư xương

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư xương là do rối loạn di truyền liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển xương là đối tượng chính của bệnh. Hầu hết là những đứa trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi.

Bệnh ung thư xương bao gồm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ rệt hơn, và người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:

Nu sinh 16 tuoi bi ung thu xuong: Dau hieu nhan biet bat ngo-Hinh-2
Ảnh minh họa.