5 thói quen gây hôi miệng nhiều người thường xuyên mắc phải

Ngoài do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách thì nếu mắc phải một trong các thói quen sau, bạn hoàn toàn có thể gặp phải hiện tượng khô và hôi miệng trong ngày.

Các chuyên gia thường khuyến cáo bạn nên đánh răng đủ 2 lần/ngày và vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng miệng của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số thói quen mà bạn thường hay mắc phải mỗi ngày lại có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, từ đó khiến bạn ngại giao tiếp với người đối diện.
Dưới đây là một số thói quen gây hôi miệng mà bạn cần sửa ngay từ bây giờ để khắc phục vấn đề này!
Uống quá nhiều cà phê
Mặc dù uống cà phê giúp kích thích năng lượng và cải thiện sự tập trung trong ngày, tuy nhiên, trong cà phê lại chứa một hàm lượng caffeine cao, có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt và làm miệng nhanh khô hơn. Lúc này, thay vì uống cà phê, bạn nên kết hợp uống thêm trà xanh vì trong loại đồ uống này có chứa các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Dù vậy, bạn cũng đừng nên lạm dụng trà xanh quá mức mỗi ngày vì nó cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng về lâu dài.
5 thoi quen gay hoi mieng nhieu nguoi thuong xuyen mac phai
 
Hút thuốc thường xuyên
Thói quen hút thuốc có thể làm giảm quá trình sản xuất nước bọt và gây ra tình trạng khô miệng. Đặc biệt, trong thuốc lá còn chứa nhiều chất độc hại sẽ làm ảnh hưởng tới gan, phổi của bạn. Chính vì vậy, bạn cần sửa ngay thói quen này để khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Uống ít nước
Đây dường như là một thói quen thường gặp phải ở rất nhiều người, tuy nhiên, mỗi ngày, cơ thể của chúng ta lại cần từ 2 - 2,5 lít nước. Nếu bạn không uống đủ lượng nước này, khoang miệng sẽ hạn chế tiết nước bọt, từ đó khiến vi khuẩn gây mùi có cơ hội hoành hành. Do đó, hãy chú ý sửa ngay thói quen này từ bây giờ bạn nhé!
Không vệ sinh lưỡi mỗi ngày
Sau khi đánh răng, nhiều người thường bỏ qua bước vệ sinh lưỡi mà không biết rằng, vi khuẩn cũng có thể tích tụ nhiều ở xung quanh lưỡi, đặc biệt là giữa vị giác và cấu trúc lưỡi. Khi làm sạch lưỡi, bạn phải dùng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi để lấy hết chất bẩn từ trong ra ngoài, sau đó mới súc miệng lại bằng nước. Nếu thực hiện việc làm này thường xuyên, tình trạng hội miệng của bạn sẽ được cải thiện triệt để.
5 thoi quen gay hoi mieng nhieu nguoi thuong xuyen mac phai-Hinh-2
 
Không thay bàn chải đánh răng định kỳ
Ít ai để ý rằng, cứ sau khoảng 3 tháng thì nên thay bàn chải đánh răng định kỳ một lần. Bởi những chiếc bàn chải cũ sau vài tháng sử dụng có thể chứa tới hàng triệu vi khuẩn gây hại. Vậy nên, bạn cần chủ động thay bàn chải mới định kỳ 3 tháng/lần để bảo vệ răng miệng của mình tốt hơn.

Hôi miệng kiểu gì cũng hết với 9 mẹo cực hay này

(Kiến Thức) - Video tổng hợp 9 mẹo chữa hôi miệng tại nhà đơn giản nhất nhưng lưu ý nên chọn nguyên liệu an toàn và thực hiện đúng cách.

Video: Hôi miệng kiểu gì cũng hết với 9 mẹo cực hay này:

Những cách trị hôi miệng từ dạ dày tận gốc

Làm thế nào để tìm ra cách trị hôi miệng từ dạ dày tận gốc và hiệu quả là trăn trở của nhiều người mắc bệnh này.

Theo các chuyên gia y tế, các bệnh: viêm dạ dày, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày… là tác nhân gây hôi miệng. Nguyên nhân là do chức năng dạ dày giảm sút, hở van khiến mùi thức ăn trong quá trình tiêu hóa bốc lên khoang miệng; trào ngược acid dạ dày lên cổ họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi khó chịu.
Nhung cach tri hoi mieng tu da day tan goc
Nhiều người vẫn băn khoăn tìm cách trị hôi miệng từ dạ dày. 
Hôi miệng từ dạ dày thường nghiêm trọng hơn so với các nguyên nhân thông thường như ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì khi đó, nguồn gốc và nguyên nhân các bệnh dạ dày gây hôi miệng liên quan đến bệnh lý. Người bệnh phải được điều trị tận gốc các bệnh về dạ dày thì vấn đề hôi miệng mới được giải quyết triệt để.