5 kiểu người này chớ dại ăn thịt vịt kẻo “nhập viện”

Thịt vịt bổ dưỡng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vô cùng hấp dẫn, nhưng với người đang mắc bệnh dưới đây thì không nên ăn.

Thành phần dinh dưỡng của thịt vịt

Từ lâu món thịt vịt đã trở thành món ăn quen thuộc với người dân nước ta. Đây không chỉ ngon miệng, thịt vịt cũng đem lại cho người ăn giá trị dinh dưỡng rất cao tốt cho sức khỏe con người. Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dương thì cứ trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng… Bên cạnh đó,  trong thành phần của thịt vịt còn chứa thêm các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cực kỳ tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của con người.

Trong y học cổ truyền thì thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư... Theo ghi chép trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt…

5 kieu nguoi nay cho dai an thit vit keo “nhap vien”

Người béo phì thừa cân không nên ăn thịt vịt

Trong thời xa xưa ông cha ta đã coi thịt vịt được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư. Tuy nhiên, dù thịt vịt rất tốt và khá lành tính thì những nhóm người này cũng không nên ăn nhiều thịt vịt kẻo rước thêm bệnh.

Những người không nên ăn thịt vịt kẻo gây bệnh

Người có thể chất yếu, lạnh: Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Người dị ứng thịt vịt tuyệt đối không ăn: Một số người cơ thể khá đặc biệt bị dị ứng một số loại thực phẩm như lạc, hải sản, thịt gia cầm…. Với những người mắc bệnh dị ứng thịt gia cầm, cụ thể là thịt vịt thì không nên ăn bởi nếu bạn ăn vào sẽ dễ bị ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.

Những người đang bị cảm lạnh, tiêu chảy:  Với những bệnh nhân đang bị hư hàn, cảm lạnh hoặc mắc chứng tào tháo đuổi.. thì tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút, nên khi ăn thịt vịt  có hàm lượng mỡ cao nên nó sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa, khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.

5 kieu nguoi nay cho dai an thit vit keo “nhap vien”-Hinh-2

Người dị ứng thịt vịt không đụng đũa

Đặc biệt, với những người mắc cảm lạnh, sốt rét thì phương pháp tốt nhất nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bị cảm lạnh cơ thể đã bị hư hàn ở mức tổn thưởng, nếu ăn thêm thịt vịt có tính lạnh, giống như động tác làm cho bệnh trở nên nặng.

Người bị béo phì, xơ cứng động mạch:  Một kiểu người nữa cũng không nên ăn thịt vịt đó chính là kiểu người mắc bệnh béo phì thừa cân. Nguyên nhân là trong thịt vịt có chứa nhiều chất béo, hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bạn ăn vào thì bệnh càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, với những ai mắc chứng xơ cứng động mạch càng không nên ăn thịt vịt, kẻo chất béo trong thịt vịt sẽ khiến cho quá trình hình thành cục máu đông trở nên tồi tệ hơn, dễ gây đột quỵ.

Những đại kị khi ăn thịt vịt nhiều người Việt vẫn mắc

Thịt vịt là món ăn quen thuộc đối với người Việt. Nó chữa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không ăn đúng cách có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Không ăn thịt vịt với thịt ba ba

Thịt vịt có tính mát, còn thịt ba ba vị ngọt, tính bình. Khi ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau sẽ gây ra tình trạng phù thũng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, hai loại thịt này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Không ăn thịt vịt với quả mận

Mận tính nóng, thịt vịt tính lạnh. Ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau dễ sinh nóng ruột.

Không ăn phao câu vịt nhiều

Nhiều người thích ăn phao câu bởi nó nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Thậm chí, có người còn tin rằng, ăn phao câu vịt sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.

Phao câu của các loại gia cầm nói chung và của vịt nói riêng chứa túi xoang và các tế bào lâm ba. Các chất dịch độc hại tích tụ ở đây, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Phao câu không phải bộ phận mà chúng ta nên ăn.

Nhung dai ki khi an thit vit nhieu nguoi Viet van mac
Ảnh minh họa

Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt có chứa lượng purin cao. Chất năng có thể làm tăng axit uric trong cơ thể. Dư thừa axit uric sẽ gây ra bệnh gout. Do đó, những người mắc bệnh này không nên ăn thịt vịt.

Người có hệ tiêu hóa kém lưu ý khi ăn thịt vịt

Theo Đông y, thịt vịt mang tính hàn không thích hợp với những người có hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... kém. Bởi ăn vào sẽ dễ bị nhiễm lạnh.

Bên cạnh đó, thịt vịt cũng khiến những người có thể trạng hàn (lạnh) dễ mắc các bệnh xương, khớp, cơ. 

Những người này chớ dại ăn thịt vịt kẻo chết nhanh hơn mắc ung thư

Những người này chớ dại mà ăn thịt vịt kẻo chết nhanh hơn mắc ung thư nhớ cẩn trọng kẻo hối hận thì quá muộn.

Người không nên ăn thịt vịt

Cô gái ăn thịt vịt, xương đi lạc trong người 3 tháng

Trong lúc ăn thịt vịt, cô gái trẻ không may bị hóc xương nhưng không hề hay biết cho đến 3 tháng sau.

Bệnh nhân Vũ Thị Tuyết (31 tuổi, Thanh Hoá) chia sẻ, cách đây 3 tháng, trong lúc ăn cơm với thịt vịt, tự nhiên thấy vướng trong cổ họng, sau đó ho sặc sụa, tím tái. Nhiều ngày sau, chị Tuyết thấy cổ họng khó chịu nên đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh, tình trạng ho ngày một nặng, liên tục khạc ra đờm kéo dài.