4 phi tần bí ẩn nhất hậu cung nhà Thanh

Mỗi triều đại nhà Thanh đều có hàng trăm phi tần mỹ nữ. Tuy nhiên, đây được xem là 4 phi tần bí ẩn nhất.

Hằng tần Thái Giai thị của Hoàng đế Đạo Quang

Xuất thân của Thái Giai thị theo suy đoán thuộc Mãn Châu Bát kỳ. Bà nhập cung vào năm Đạo Quang thứ 14 và nhận sơ phong Nghi Quý nhân.

Vì một lý do nào đó, Thái Giai thị bị Hoàng đế Đạo Quang giáng 2 bậc phi vị trong vòng 4 năm sau khi bước vào hậu cung và chưa từng được phục vị đến khi Hoàng đến bằng hà.

Năm Đạo Quang thứ 30, Hoàng đế Hàm Phong đăng cơ và tôn Thái Giai thị làm Hoàng khảo Thái Thường tại.

Đến khi Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi, bà được tấn phong làm Hoàng tổ Thái Quý nhân. 11 năm sau, bà tiếp tục được tôn phong làm Hoàng tổ Hằng tần.

Năm Quang Tự thứ 2, Thái Giai thị qua đời sau khi đã sống nhàn nhã qua 5 triều đại Hoàng đế nhà Thanh.

Bút Thập Hách Ngạch Niết Phúc tấn của Hoàng đế Thuận Trị

Vị phi tần này được ban cho phong hiệu kỳ lạ nhất so với các vị phi tần khác. Theo các nhà sử học thì “Ngạch Niết” trong tiếng Mãn là ngạch nương, nghĩa là mẫu thân; “Phúc tấn” là phẩm cấp; và “Bút Thập Hách” có thể là họ của người này. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán mà thôi.

Không có tài liệu lịch sử nào ghi chép lại gia thế của Bút Thập Hách thị. Tuy nhiên, đây là cung nữ chiếm được sự yêu thích của Hoàng đế Thuận Trị. Nàng có dung mạo xinh đẹp, khí chất dịu dàng nên lọt vào tầm mắt của Hoàng đến, thường xuyên ở bên cạnh và dần trở thành phi tần của ông.

4 phi tần bí ẩn nhất hậu cung nhà Thanh: Người nhàn nhã, kẻ "bốc hơi" - Ảnh 1.

Năm Thuận Trị thứ 8 (tức năm 1651), Bút Thập Hách thị hạ sinh con trai đầu tiên của Hoàng đế Thuận Trị khi Hoàng đế chỉ mới 14 tuổi. Ông vui mừng khôn xiết và hạ lệnh nâng nàng thành phi tử của mình.

Đến khi Đổng Ngạc phi nhập cung, Hoàng đế Thuận Trị đã không còn tâm trí để ý đến Bút Thập Hách thị nữa.

Bút Thập Hách thị đã lặng lẽ ra đi giữa hoàng cung nhà Thanh, đáng thương hơn nữa là thân phận thật sự của nàng cũng không được ghi chép đầy đủ trong sách sử triều Thanh.

An tần Lý thị của Hoàng đế Khang Hi

Lý thị nhập cung thông qua Bát kỳ tuyển tú đợt đầu tiên và trở thành phi tử của Hoàng đế Khang Hi.

Năm Khang Hi thứ 16, bà được phong làm An tần. Sau khi được sắc phong Tần vị, Lý thị đột nhiên biến mất trong lịch sử. Dù là sống hay chết thì cũng không còn bất kỳ ghi chép nào.

Kính tần Vương Giai thị của Hoàng đế Khang Hi

Mặc dù có xuất thân cao quý nhưng sách sử không ghi chép rõ về năm sinh. Năm Khang Hi thứ 10, Vương Giai thị nhập cung và được gọi chung là Thứ phi.

Năm Khang Hi thứ 16, bà được phong làm Kính tần. Cũng như An tần, từ thời điểm này trở đi sử sách nhà Thanh không còn nhắc đến Vương Giai thị nữa. Có ý kiến cho rằng Kính tần Vương Giai thị đã phạm tội lớn nên bị giáng chức nhưng đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng định điều đó.

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ

Thời điểm nhà Thanh phát triển cực thịnh, Từ Hi Thái hậu đã tất tay 3 lần rút tiền từ Bộ Hộ và số tiền cả nước quyên góp để tổ chức hôn lễ hoành tráng nhất lịch sử cổ đại Trung Hoa.

Vào ngày 8/11/1888 thời nhà Thanh, Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu đã ban hành hai sắc lệnh: Một là tuyên bố phong thị Diệp Hách Na Lạp lên làm hoàng hậu, đây chính là hoàng hậu Long Dụ sau này. Hai là phong 2 người con gái của bộ trưởng bộ hộ Thi Lang lên làm vợ lẽ của vua, sau này chính là Cẩn Phi và Hoà Trân Phi.

Như vậy, Hoàng đế Quang Tự mới 17 tuổi cùng một lúc đã có một vợ và hai quý phi.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do

Hoàng đế Quang Tự ở tuổi 17 đã được phong 1 hoàng hậu và 2 quý phi. Ảnh: Sohu.

Hầu hết các hoàng đế của triều đại nhà Thanh đều đã kết hôn trước khi lên ngôi. Chỉ có số ít vị vua, bao gồm Hoàng đế Quang Tự là kết hôn sau khi lên trị vì. Vì vậy, đối với hoàng gia triều Thanh, lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự là sự kiện vô cùng đặc biệt. Từ Hi Thái Hậu đã lên kế hoạch tổ chức một hôn lễ hoành tráng bậc nhất cho Hoàng đế Quang Tự.

Vào khoảng năm 1888, nhà Thanh đang ở trong thời kỳ phát triển cực thịnh giữa giai đoạn hòa bình hiếm hoi sau chiến tranh. Sức mạnh quân sự được cải thiện đáng kể, nguồn tài chính dồi dào, sự lớn mạnh đã đặt nền tảng vật chất vững chắc cho lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự.

Từ Hi Thái hậu đã 3 lần ra lệnh rút tiền của Bộ Hộ. Lần thứ nhất đề ra 4 triệu lượng bạc do Bộ Hộ và các tỉnh chịu trách nhiệm. Lần thứ hai quyên góp được 1 triệu lượng bạc. Lần thứ ba quyên góp được 500.000 lượng bạc. Tổng cộng là 5,5 triệu lạng bạc được quy về triều đình cho sự kiện hôn lễ của Hoàng đế.

Vậy thực tế lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự tốn bao nhiêu tiền?

Theo các thông tin được ghi chép lại, Hoàng đế Quang Tự đã sử dụng 4.126 lượng vàng, 4.824.183 lượng bạc và 2.758 xấp tiền để làm tiền sính lễ. Nếu quy về ngân lượng sẽ tương đương với 5,5 triệu lượng bạc. Điều này có nghĩa là 5,5 triệu lượng bạc mà Từ Hi Thái hậu quyên góp được từ Bộ Hộ về cơ bản đã được tiêu hết sạch.

Nếu ta khó hiểu 5,5 triệu lượng bạc thời cổ đại lớn đến mức nào thì có thể giải thích một cách tương đối đơn giản và trực tiếp, số tiền này gần như có thể mua cả một nửa hạm đội Hải quân Bắc Dương!

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-2

Dàn quan lại hùng hậu với trang phục và phong thái quyền quý trong hôn lễ của vị vua Quang Tự. Ảnh: Sohu.

Hải quân Bắc Dương do Lý Hồng Chương trực tiếp cầm quyền, giữ chức tổng đốc tỉnh kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Sau hơn 10 năm liên tục phát triển, hạm đội hải quân Bắc Dương có 25 tàu chiến, 50 tàu chiến phụ trợ, 30 tàu vận tải và hơn 4.000 sĩ quan, binh lính. Đây là hạm đội mạnh nhất và lớn nhất trong số bốn lực lượng hải quân chính của nhà Thanh, và sức mạnh tổng thể của nó được xếp hạng số 9 thế giới và số 1 trên toàn Châu Á.

Với cách so sánh này, 5,5 triệu lạng bạc mà Hoàng đế Quang Tự trực tiếp chi cho hôn lễ sẽ có thể mua được hơn một nửa lực lượng hải quân Bắc Dương. Nói cách khác, chuyển chủ sở hữu của cả hạm đội hải quân Bắc Dương cũng chỉ đủ tổ chức hôn lễ cho 1 vị Hoàng đế Quang Tự.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-3

Sảnh tổ chức lễ cưới xa hoa tại cung Côn Ninh từng được trang trí vô cùng lộng lẫy cho hôn lễ. Ảnh: NetEase.

Với số tiền khổng lồ, đám cưới vua Quang Tự đã được Từ Hi Thái Hậu sắp xếp tổ chức theo các nghi thức trang trọng bậc nhất, những bộ trang phục cao quý làm từ hàng trăm cuộn lụa satin, hàng ngàn con chiến mã tuyển được chọn kỹ càng, vô vàn lễ vật đắt giá cùng các nghi thức hôn lễ trọng đại.

Quả thật, đây không hổ danh là hôn lễ được đầu tư nhất trong toàn bộ lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng cũng chính cách tiêu xài hoang phí này của Từ Hi Thái Hậu đã đẩy nhà Thanh đến cái kết sụp đổ đầy thảm thương sau này. 

Vì sao công việc của đao phủ thời nhà Thanh hiếm ai muốn làm?

(Kiến Thức) - Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, đao phủ thời nhà Thanh là những người chuyên hành quyết tử tù. Do công việc này là tước đoạt mạng sống người khác nên không phải ai cũng muốn làm. Công việc của họ có nhiều bí mật rùng rợn. 

Vi sao cong viec cua dao phu thoi nha Thanh hiem ai muon lam?
Những phạm nhân bị kết án tử hình thường bị xử tử bằng cách chém đầu. Đao phủ thời nhà Thanh là những người thực hiện công việc hành hình tử tù khiến nhiều người khiếp sợ.