4 ngày tốt nhất năm 2023 để đi tảo mộ tiết Thanh minh

Tiết Thanh minh có 4 ngày đi tảo mộ tốt nhất để mong cầu gia tiên phù hộ, con cháu đi lễ mọi việc suôn sẻ, may mắn, được phúc thọ, lộc tài...

Tết Thanh minh năm 2023 vào ngày nào?

Thanh minh theo phong tục từ xa xưa là dịp để con cháu "uống nước nhớ nguồn" tưởng nhớ tổ tiên - là một trong những ngày lễ khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

Tiết Thanh minh là một trong những khái niệm lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền Văn hóa Trung Quốc cổ đại - cũng là một trong 24 tiết khí tính theo lịch âm của một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên...

4 ngay tot nhat nam 2023 de di tao mo tiet Thanh minh

Đông đảo người dân đi tảo mộ tiết Thanh minh. Ảnh internet.

Tiết Thanh minh là khoảng thời gian khí trời trong sáng, thanh khiết - thường rơi vào sau Lập Xuân 45 ngày, hoặc sau Đông Chí 105 ngày.

Tiết Thanh minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời (dương lịch), chứ không phải theo quy luật vận hành của mặt trăng (âm lịch) như một số người nhầm tưởng.

Vì vậy, Tết Thanh minh thường rơi vào mồng 4, hoặc mồng 5 tháng 4 dương lịch hàng năm. Ngày đầu tiên của tiết khí được gọi là Tết Thanh Minh.

Tết Thanh Minh không phải là một ngày lễ lớn nhưng đã trở thành một ngày lễ không thể thiếu của người phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng - gắn liền với đạo đức, bổn phận của mọi người dân với tổ tiên của mình. 

Tết Thanh minh còn được coi là ngày lễ, ngày giỗ chung của những người đã khuất - và là dịp để những người đang sống đi tảo mộ - nhằm giúp con cháu tưởng nhớ tới công lao và báo hiếu người đã mất. 

Theo TS Trần Long - Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, ở Việt Nam, tục tảo mộ tồn tại chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc vào tới đèo Hải Vân, cùng một số ít gia đình ở miền Nam.

Theo phong tục của người miền Bắc thì tháng 3 thời tiết bắt đầu ấm lên, cỏ mọc nhiều nên cần dọn dẹp mồ mả tổ tiên (ở miền Nam việc rẫy mả thường làm trước Tết - con cháu tranh thủ cùng dọn dẹp nhà cửa đón Tết).

Do lịch âm - dương thường chênh nhau khoảng 1 tháng nên nhiều khi hai tết trùng nhau - khiến nhiều người nhầm tưởng Tết Hàn thực là tên gọi khác của Tết Thanh minh. Có thể phân biệt 2 tết này như sau:

- Tết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4, hoặc ngày 5/4 và tiết khí Thanh minh kéo dài khoảng 20 - 21/4 theo lịch dương lịch hằng năm. Tết này người dân đi tảo mộ, tưởng nhớ người đã mất.

- Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch - được lưu truyền theo quan niệm dân gian (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc). Là Tết ăn đồ lạnh (có nguồn gốc từ Trung Quốc qua câu chuyện của ông Giới Tử Thôi thời Đông Chu liệt quốc), người dân cúng ông bà tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay.

4 ngay tot nhat nam 2023 de di tao mo tiet Thanh minh-Hinh-2

Tiết Thanh minh nên chon ngày - giờ đẹp để tiến hành việc tảo mộ được suôn sẻ. Ảnh internet.

4 ngày tốt nhất để đi tảo mộ

Tiết Thanh Minh 2023 vào ngày mùng 5/4 dương lịch - tức vào ngày 15/2 âm lịch (trúng vào thứ tư, tức Ngày Quý Tị, tháng Ất Mão, năm Quý Mão), với các giờ được cho là tốt gồm:

- Giờ Sửu (01h-03h)

- Giờ Thìn (07h-09h)

- Giờ Ngọ (11h-13h)

- Giờ Mùi (13h-15h)

- Giờ Tuất (19h-21h)

- Giờ Hợi (21h-23h)

Theo Chuyên gia phong thủy, trong tiết Thanh minh để mọi việc được diễn ra may mắn, suôn sẻ người dân có thể lựa chọn ngày đẹp để đi tảo mộ. Các ngày phù hợp cho việc tảo mộ trong tiết Thanh minh gồm 4 ngày sau:

- Ngày 6/4 (tức ngày 16/02 AL) vào giờ Mão 5h - 7h có Trực Mãn phù hợp với việc thỉnh cầu, đón nhận mong cầu tích cực và Sao Giác thuận lợi cho việc tu tạo, tu trúc phần mộ địa.

- Ngày 09/04 (tức ngày 19/02 AL) vào giờ Tỵ 9h - 11h có Sao Phòng (Cát) tốt cho các công việc tế tự, thỉnh cầu thần linh nói chung.

- Ngày 14/04 (tức ngày 24/02 AL) vào giờ Thìn 7h - 9h & giờ Mùi 13h - 15h có Cát Thần: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Tư Mệnh, Đại Minh phù hợp làm các công việc liên quan đến mộ phần.

- Ngày 18/04 (tức ngày 28/02 AL) vào giờ Tỵ 9h - 11h có Sao Thất (Cát) tốt cho các công việc tế tự, tảo mộ.

Giờ đẹp để lên hương và tiến hành việc tảo mộ người dân có thể tự tính, hoặc nhờ người có kiến thức phong thủy chọn giúp. 

Theo Phong thủy sư Tam Nguyên, vào tiết Thanh minh con cháu sẽ chọn ngày phù hợp để tề tựu đông đủ cùng nhau đi tảo mộ, thăm viếng mộ phần tổ tiên, thắp nén hương, bày hoa quả... để tưởng nhớ cội nguồn - là truyền thống tâm linh tốt đẹp có từ ngàn đời xưa. 

Ngoài sửa sang, rẫy cỏ, tỉa cây, làm sạch không gian mộ phần... thì chớ quên việc bao sái – nạp khí nơi ban thờ tại nhà bằng bột trừ tà khai vận (tốt nhất là loại làm từ thảo mộc tự nhiên).

Một phần bột mua về có thể ngâm với rượu thành nước thơm khai vận dùng bao sái ban thờ, bao sái vật phẩm phong thủy... còn thì để dùng dần. Nước thơm khai vận có thể chắt (vào bình, chai) đem đi tảo mộ. Sau khi làm sạch mộ phần thì dùng để lau sạch bia mộ, bát hương, chỗ đặt đồ cúng lễ. 

Phần bột trừ tà khai vận còn dùng để đốt nhằm xông khí để nâng cao năng lượng, tẩy trừ uế khí... phần nào giúp âm phần hưng thịnh, đem lại phúc tài lộc thọ cho gia chủ.

Việc bao sái - nạp khí ban thờ, lau sạch bia mộ, bát hương... không phải làm kỹ như dịp Tết Nguyên đán, nhưng cũng là cách dễ nhất để bày tỏ tấm lòng nhất tâm chu đáo, thành kính, tấm lòng thơm thảo phước lạc gửi đến tổ tiên. 

Và nếu có điều kiện có thể dùng Gạo vàng thần tài – một loại vật phẩm phong thủy may mắn ngày nay được nhiều chuyên gia phong thủy dùng để chiêu tài, nạp khí, dẫn khí cho bát hương, giúp "âm siêu dương thái", mọi việc hanh thông suôn sẻ, làm ăn buôn bán thuận lợi cho con cháu trong nhà, và cả cửa hàng, công ty…

Tảo mộ ngày cận Tết, xúc động chồng chơi đàn tưởng nhớ vợ

Cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều gia đình tranh thủ ngày cuối tuần, sắm sửa hương hoa, lễ vật và mang theo hương vị ngày xuân như cành đào, gốc quất đi tảo mộ, mời gia tiên về đón Tết.

Những ngày cận Tết, nhiều người ở Hà Nội lại tất bật di chuyển cả quãng đường vài chục km, đến những nghĩa trang có mộ phần làm lễ tảo mộ, thành tâm để con cháu nhớ về tổ tiên, cha ông, những người đã khuất.
Theo đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì của Kim Sơn Lạc Hồng, tục tảo mộ đối với người Việt đã có từ rất lâu.
Hàng năm, khi Tết đến xuân về, các gia đình lại tới mộ phần dòng tộc ở quê hoặc nơi an táng người thân để thực hiện công việc này.
Tao mo ngay can Tet, xuc dong chong choi dan tuong nho vo
Nhiều gia đình đã mang những cành đào, cây quất lên tảo mộ, mời gia tiên về đón Tết.
"Tại đây con cháu sẽ dọn dẹp, sửa sang mộ phần sau thời gian dài không lên thăm. Tục tảo mộ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu khi trở về quê hương hay tưởng nhớ tổ tiên sau thời gian dài đi làm ăn xa không về được.
Nghi lễ tảo mộ hàm ý mời tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất về xum vầy với con cháu ngày xuân, đón Tết, đó là ý nghĩa của ngày đi tảo mộ", đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.
Tao mo ngay can Tet, xuc dong chong choi dan tuong nho vo-Hinh-2
Cuối tuần được nghỉ, nhiều gia đình dành thời gia đi tảo mộ.
Theo ghi nhận trong những ngày cuối tuần, tại Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên (Hòa Bình), nhiều người đã mang theo lễ vật và những cành đào, cây quất tới thắp hương cúng bái tổ tiên, người thân đã mất.
Còn chưa đầy nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, gia đình ông Dương Đức Minh (70 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) cùng nhau vượt hàng chục km về Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên để tảo mộ, mời gia tiên về đón Tết. Tại mộ phần gia tiên, gia đình ông Minh với nhiều thế hệ từ con cháu đến chắt, cùng tề tựu, một lòng thành kính, xúc động tưởng nhớ những người thân.
Tao mo ngay can Tet, xuc dong chong choi dan tuong nho vo-Hinh-3
Nhiều gia đình tề tựu bên khuôn viên phần mộ gia tiên với tấm lòng thành kính, tưởng nhớ những thân nhân đã khuất
“Gia đình tập trung nhiều thế hệ trong thời tiết đẹp thế này để tưởng nhớ, mời tổ tiên về đón Tết. Khi năm mới sắp đến, chúng tôi hy vọng công việc của các thành viên trong gia đình sẽ đạt được kết quả như mong muốn, sức khỏe tốt hơn”, ông Dương Đức Minh chia sẻ.
Tao mo ngay can Tet, xuc dong chong choi dan tuong nho vo-Hinh-4
Nhiều người đốt vàng mã tại phần mộ gia đình.
Cách phần mộ của gia đình ông Dương Đức Minh không xa, rất nhiều người cũng tranh thủ ngày cuối tuần tới nghĩa trang của gia đình sửa biện, thắp hương hoa, mời gia tiên về đón Tết.
Cẩn thận cắm từng cành đào vào lọ hoa trước mộ người thân, bà Hoàng Thu Hồng (56 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, để đến được nghĩa trang sớm, ngày hôm trước bà đã đi chợ chọn mua đồ lễ, hoa quả với tấm lòng thành kính.
Tao mo ngay can Tet, xuc dong chong choi dan tuong nho vo-Hinh-5
Bà Hoàng Thu Hồng (56 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bên phần mộ của gia đình
“Tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hóa của người Việt, là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Vì thế, gia đình có bận đến mấy cũng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm”, bà Hồng chia sẻ.
Cũng tại nghĩa trang này, nhiều người đã chứng kiến hình ảnh xúc động, một người chồng ngồi lặng lẽ chơi bàn bên mộ phần của vợ đã mất cách đây 5 năm.
Đó là hình ảnh ông Đinh Tùng Bách (52 tuổi, ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình), sau sửa biện phần mộ cho vợ, thắp hương, ông ngồi lặng lẽ chơi đàn để tưởng nhớ người bạn đời.
“Vợ tôi từng là diễn viên, biên đạo múa nhưng không may mắc bệnh qua đời. Tôi lên đây để tưởng nhớ, chơi những khúc nhạc ngày trước vợ tôi rất thích và mong năm mới luôn bình an, sức khỏe, tài lộc với tất cả mọi người”, ông Đinh Tùng Bách chia sẻ.
Ngay cạnh đó, cũng lau phần mộ của vợ, ông Hồ Đình Tâm (69 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, mỗi năm ông lên thăm mộ 3 lần vào các dịp Thanh minh, Rằm tháng Bảy và dịp cận Tết. Những dịp này thường là cả gia đình cùng tụ họp.
Tao mo ngay can Tet, xuc dong chong choi dan tuong nho vo-Hinh-6
Ông Hồ Đình Tâm, cẩn thận lau phần mộ của vợ mình.
"Sáng sớm gia đình tôi đã lên thắp hương tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng và bây giờ xuống phần mộ để thắp hương, mời tổ tiên và bà ấy về ăn Tết cùng gia đình", ông Tâm chia sẻ.

Tết Thanh minh 2023 là ngày nào?

Khi thắp hương cho mộ phần gia tộc mình, mọi người thường thắp cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén hương.

Tết Thanh minh - sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu thanh minh có nghĩa là gì, làm thế nào để biết ngày nào là Tết Thanh minh.

Tết Thanh minh 2023 rơi vào ngày nào?

Những điều nên làm vào ngày Tết Thanh minh để cả năm may mắn

Theo quan niệm của người Việt, Tết Thanh minh là ngày để con cháu tỏ lòng thành kính tổ tiên. Vào ngày này, những người con xa quê đều tề tựu về, cùng đi tảo mộ và quây quần ăn uống.

Ngày Tết Thanh minh không cố định thời gian. Vào năm 2023, Tết Thanh minh sẽ bắt đầu từ ngày 4/4 - 5/4/2023 và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 - 21/4/2023 (tức là kể từ khi kết thúc tiết xuân phân đến khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Năm nay Tết Thanh minh rơi vào ngày thứ ba (5/4/2023).