
Theo sử sách, Lưu Thiện là con trai của Lưu Bị - hoàng đế sáng lập nhà Thục vào thời Tam quốc với Cam phu nhân (người sau này được truy phong là Chiêu Liệt hoàng hậu). Trước khi qua đời, Lưu Bị đã chọn Lưu Thiện làm người kế vị và căn dặn Gia Cát Lượng cùng các thân tín phò tá con trai.

Sau khi Lưu Bị qua đời năm 223, Lưu Thiện thuận lợi đăng cơ kế vị và trở thành hoàng đế thứ hai của nhà Thục. Trong thời gian đầu trị vì, Lưu Thiện được Khổng Minh giúp xử lý triều chính nên có thể tận hưởng cuộc sống xa hoa của bậc đế vương mà không phải lo lắng nhiều.

Thế nhưng, sau khi Gia Cát Lượng mất, hoàng đế Lưu Thiện càng bộc lộ rõ sự kém cỏi, nhu nhược. Do không có tài năng và bản lĩnh như người cha quá cố nên Lưu Thiện khiến nhà Thục dần lụi bại.

Năm 263, khi quân Tào Ngụy tiến công Thành Đô của Thục Hán, Lưu Thiện quyết định mở cửa thành và đầu hàng. Sau khi đầu hàng, Lưu Thiện được nhà Tào Ngụy phong làm Phiêu Kỵ tướng quân.

Kế đến, Lưu Thiện chuyển đến sống ở Lạc Dương và được hoàng đế nhà Tào Ngụy ban tước An Lạc Công. Dù bị giám sát chặt chẽ nhưng Lưu Thiện vẫn sống sung sướng mà không có ý định xoay chuyển tình thế, khôi phục nhà Hán.

Sau khi Lưu Thiện chết, Tư Mã Viêm sai người đặt 3 thứ vào lăng mộ của con trai Lưu Bị gồm: một chén rượu, một chiếc váy của vũ nữ và một đôi dép rơm.

Theo một số nhà nghiên cứu, 2 thứ đầu tiên mà Tư Mã Viêm đặt vào trong mộ của Lưu Thiện phản ánh cuộc sống hưởng lạc của ông hoàng nhà Thục tại Lạc Dương.

Trong khi đó, đôi dép rơm được cho mang hàm ý mỉa mai sâu cay, chế giễu việc Lưu Thiện không giữ nổi cơ nghiệp mà Lưu Bị đã dành cả đời để gây dựng.

Xuất thân từ tầng lớp thường dân, từng kiếm sống bằng việc bán dép rơm, Lưu Bị đã gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng trở thành hoàng đế sáng lập của nhà Thục. Lưu Bị đã truyền ngôi cho Lưu Thiện nhưng người con này không thể bảo vệ cơ nghiệp và bị Tư Mã Viêm đánh giá là bất tài. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.