4 bé chết sập tường: Cầu tự tứ phương... con chết rồi!

(Kiến Thức) - “Nghe ai nói ở đâu có thuốc hay, thầy tốt chữa được bệnh hiếm muộn là vợ chông tôi gom góp tiền để đến điều trị, thậm chí đi cầu tự tứ phương”, anh Dũng gạt nước mắt nói.

Để rõ hơn về cái chết thảm thương đối với 4 cháu bé xảy ra vào khoảng 9h30 ngày 29/9, tại thôn Ràm, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, PV Kiến Thức đã đến tận nơi tìm hiểu. Vừa bước vào đầu thôn, một bầu không khí tang thương, u ám đã bao trùm. 
Nơi xảy ra vụ việc, khiến 4 cháu bé tử vong, 1 cháu thoát chết.
Nơi xảy ra vụ việc, khiến 4 cháu bé tử vong, 1 cháu thoát chết.
Cháu chưa kịp uống sữa?
Có lẽ, cảnh đời thương đau nhất là cha mẹ của cháu Thành ở thôn Quang Hợp, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, một nạn nhân trong vụ sập tường. Cháu Thành là con một của chị Phạm Thị Diện và anh Trương Văn Dũng. Cố nén nỗi đau, anh Dũng gạt nước mắt nói: “Sau nhiều năm chung sống với nhau, tôi cùng không có con. Nghe ai nói ở đâu có thuốc hay, thầy tốt chữa được bệnh hiếm muộn là vợ chông tôi gom góp tiền để đến điều trị, thậm chí là đi cầu tự tứ phương".
Cơ quan công an đến hiện trường tiến hành điều tra vụ việc.
Cơ quan công an đến hiện trường tiến hành điều tra vụ việc.
"Tấm lòng thành kính của vợ chồng tôi thấu đến trời cao và trời cũng thương nên đến năm 2003, vợ tôi được cháu. Con chào đời, vợ chồng tôi vỡ òa hạnh phúc, những người hàng xóm xung quanh cũng vui. Gia đình, tôi nghèo khó, nhưng vợ chồng con cái thương yêu nhau hết mực. Để có tiền lo cho con và gia đình, tôi phải lặn lội ra Hà Nội làm phụ hồ, bốc vác để hàng tháng gửi tiền về chăm sóc con. Chính vì vậy, vợ chồng tôi gửi cháu cho bà nội trông nom và thi thoảng mới về thăm con" anh Dũng nhớ lại.
“Mới sáng qua (29/9), cháu nó còn đòi mẹ mua sữa cho uống nhưng khi vợ tôi mang sữa về thì con trai đã ra đi mãi mãi” anh Dũng bật khóc như đứa trẻ lên ba.
Nghe anh Dũng kể đến đây, chúng tôi nhìn lên chiếc bàn thờ và nhận thấy, ngoài di ảnh của cháu cùng bát hương nghi ngút, còn có một số đồ chơi trung thu và mấy hộp sữa mà Thành chưa kịp uống, nên người thân mang ra thắp hương cho em. Trong khi đó, chị Phạm Thị Diện (mẹ cháu Thành, vợ anh Dũng) liên tục vật vã, giọng khản đặc gào khóc gọi tên con trai. 
chị Phạm Thị Diện (mẹ cháu Thành, vợ anh Dũng) khản đặc gào khóc gọi tên con trai.
chị Phạm Thị Diện (mẹ cháu Thành, vợ anh Dũng) khản đặc gào khóc gọi tên con trai.  
Bà nội cháu Thành là Trương Thị Khoảnh (66 tuổi) tay run rẫy, gạt 2 hàng nước mắt trên gò má nói: “Vào khoảng gần 9h, trên đường đi gặt lúa về nhà, bà ghé vào quán nước nhà anh Thắng ngồi nghỉ chân. Ít phút sau thì tai họa ập đến. Nghe tiếng động lớn, tôi cùng mọi người lao tới cất tiếng gọi cháu nhưng không nghe trả lời. Tôi vừa gào khóc vừa lật từng viên gạch tìm xác cháu. Khi lật được mấy tảng xi măng lên, tôi sững sờ khi thấy cháu nội mình 2 tay còn lồng đôi dép”. 

Số phận trớ trêu

Chịu nỗi đau như gia đình anh Trương Văn Dũng, cha mẹ của 3 cháu bé khác dường như chẳng còn nước mắt để khóc. Anh  Bùi Văn Cảnh, bố nạn nhân Bùi Văn Nam, như người mất hồn, vợ anh không còn đủ tỉnh táo, chốc chốc gào tên con, rồi lại lịm đi trong đau đớn.
Những gọt nước mắt lăn dài trên gò má của gia đình các nạn nhân.
Những gọt nước mắt lăn dài trên gò má của gia đình các nạn nhân.
Một lãnh đạo UBND xã Quang Trung (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, hoàn cảnh của gia cảnh 4 cháu bé bị thiệt mạng rất khó khăn. Trong số đó, có hai em là con trai độc. Đáng thương nhất là cháu Bùi Phạm Lương Bảo mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi.
Anh Việt, bố cháu Bảo, kể: “Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên năm 2003, tôi vào Bình Phước lập nghiệp. Sau một thời gian làm việc trên đất khách quê người, tôi quen và cưới được một cô giáo hiền lành. Và một năm sau thì cháu Bảo chào đời. Số phận thật trớ trêu, đến tháng 7/2008, trong một cơn bạo bệnh, mẹ cháu qua đời. Lo 49 ngày cho vợ xong, tôi đưa con trai về quê sống với bà nội, sau đó vào Nam làm công nhân cao xu, nhưng nhớ con nên về. Ngày cháu gặp nạn, tôi đang đi làm thì nhận được hung tin, nhưng không kịp cứu con”.
Nghe thông tin, rất nhiều người dân đến hiện trường tìm kiếm các cháu.
Nghe thông tin, rất nhiều người dân đến hiện trường tìm kiếm các cháu.
Tạm giữ hình sự chủ nhà gây tai nạn
Ông Trương Công Mạnh, Trưởng công an xã Quang Trung, cho biết: “Ngay sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan công an đã cắt cử người đến, đồng thời phong tỏa hiện trường, báo cơ quan công an tỉnh. Đến lúc này, Công an tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất thủ tục khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi".
Bà Bùi Thị Lan và người lái máy xúc đã được triệu tập về trụ sở công an để lấy lời khai, xác minh vụ việc. Chiếc máy xúc, tang vật vụ án cũng đã bị cơ quan điều tra tạm giữ. Từ hiện trường và qua lời khai của các nhân chứng, nguyên nhân bức tường đổ sập đè chết 4 đứa trẻ là do trong quá trình thi công, người thợ máy đã múc quá sâu vào chân tường, khiến bức tường hổng chân, không còn điểm tựa nên đổ sập.
Hiện, cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa đã tạm giữ hình sự chủ nhà là Bùi Thị Lan (42 tuổi, huyện Ngọc Lặc) và Nguyễn Xuân Giáp (tài xế lái máy xúc của Công ty Cổ phần Tân Sơn) để điều tra trách nhiệm liên quan vụ việc.
Vụ tai nạn đau lòng xảy ra vào khoảng 10h ngày 28/9, tại thôn Ràm, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Các cháu gặp nạn, gồm: Bùi Văn Nam (9 tuổi); Trần Phú Triệu (9 tuổi); Trương Văn Thành (10 tuổi) - đều ở thôn Quang Hợp, xã Quang Trung, và Phạm Văn Đăng (12 tuổi); Bùi Phạm Ngọc Bảo (9 tuổi) - ở thôn Ràm.

Cây đổ đè xe, nhà tốc mái trước giờ bão tấn công

(Kiến Thức) - Nhà tốc mái, cây gãy đổ ngổn ngang, đè bẹp xe máy, hàng trăm đầm tôm, nghìn hecta ruộng lúa bị ngập trắng xóa... là thiệt hại đầu tiên do cơn bão số 10 gây ra.

Tại tuyến đường trung tâm của thành phố Huế - đường Lê Lợi, nhiều cây cổ thụ đã bị cơn bão số 10 quật ngã.
 Tại tuyến đường trung tâm của thành phố Huế - đường Lê Lợi, nhiều cây cổ thụ đã bị cơn bão số 10 quật ngã.
Cây đổ gây tắc nghẽn giao thông trên đường phố...
 Cây đổ gây tắc nghẽn giao thông trên đường phố...

Hôm nay, xét xử vụ Đoàn Văn Vươn kiện UBND Tiên Lãng

Hôm nay (30/9), TAND huyện Tiên Lãng đưa ra xét xử sơ thẩm vụ ông Đoàn Văn Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng vụ “khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai”.

Tâm bão cách Hà Tĩnh - Quảng Trị 120km, gió giật cấp 16

(Kiến Thức) - Hồi 12h ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất, giật cấp 16.

Theo thông tin mới nhất, hiện toàn tỉnh Quảng Trị đã bị cúp điện. Thông tin liên lạc giữa đất liền với huyện đảo Cồn Cỏ đã bị cắt đứt. Tại Quảng Bình, từ sáng đến trưa nay (30/9), toàn tỉnh đã có mưa to và gió mạnh cấp 5 - 6, các vùng ven biển gió đã mạnh dần lên cấp 7 - 8. Hiện, Sở điện lực của tỉnh đã bắt đầu cắt điện tại các vị trí trọng điểm của 7 huyện thị.

Thông tin mới nhất từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy, khoảng chiều và tối nay (30/9), vùng tâm bão có khả năng đi vào địa phận các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị. Đến 22h ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/h), giật cấp 9, cấp 10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, ở trạm đảo Lý Sơn đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 21m/s (cấp 9); đảo Hòn Ngư có gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 18m/s (cấp 8); đảo Cồn Cỏ có gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 28m/s (cấp 10). Ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa – Quảng Nam có gió giật cấp 6 - 7. Vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 9 – 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội. Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8 - 9. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6 - 7, riêng khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14 - 15. Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét.
Hà Tĩnh: Một thuyền cá bị đánh chìm
Ngày 30/9, đồn Biên phòng Lạch Kèn (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, vào khoảng 14h ngày 29/9, chiếc thuyền đánh cá với công suất 15 CV do ông Mai Văn Búp (64 tuổi ở thôn Lâm Vượng, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân) làm chủ thuyền đã bị sóng đánh chìm. Rất may 3 nạn nhân trên thuyền đã vào bờ an toàn, chiếc thuyền bị chìm đang được ngư dân địa phương tìm cách kéo lên bờ. Các thuyền đánh cá nhỏ khác cũng được đưa vào trú ẩn tại âu thuyền của xã Xuân Giang.
Theo đồn Biên phòng Lạch Kèn (tỉnh Hà Tĩnh), đến trưa 29/9, toàn bộ tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản của huyện Nghi Xuân gồm có 725 chiếc đã vào bờ trú ẩn an toàn.
Để ứng phó với bão, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Công điện hỏa tốc gửi các cơ quan ban ngành trong tỉnh chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 10. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCLB huyện Lộc Hà đã Ban hành Công điện số 26/CĐ-PCLB; số 27/CĐ-UBND, ngày 29/9, để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bão trên địa bàn huyện.
Nghệ An đã kêu gọi được hơn 4.000 tàu thuyền vào bờ.
 Nghệ An đã kêu gọi được hơn 4.000 tàu thuyền vào bờ.