37/53 bệnh nhân Covid-19 đang chữa trị ở VN: Sức khoẻ thế nào, nhất người cao tuổi?

(Kiến Thức) - Tình hình sức khoẻ của phần lớn các bệnh nhân Covid-19 đang ổn định, không sốt, không khó thở, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Tuy nhiên, có một bệnh nhân nam người Anh, 69 tuổi, với nhiều bệnh lý nền mãn tính, có diễn biến nặng.

Đến sáng 15/3, Việt Nam đã ghi nhận 53 bệnh nhân Covid-19, 16 ca đã chữa khỏi, ra viện. Trong 37 ca mới phát hiện và đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, có 13 người nước ngoài, 24 người Việt Nam.
Cụ thể, ở phía Bắc, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) đang điều trị 15 ca (9 người Việt, 6 người nước ngoài); Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình có 1 người Việt; Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh điều trị 1 người Việt.
Tại miền Trung: Bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị 4 người nước ngoài; Bệnh viện Đà Nẵng điều trị 2 người nước ngoài, 1 người Việt; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận đang điều trị 9 người Việt;
Tại miền Nam: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM điều trị 1 người Việt; Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP HCM) điều trị 2 người Việt, 1 người nước ngoài;
Tình hình sức khoẻ của phần lớn các bệnh nhân đang ổn định, không sốt, không khó thở. Một số ca bệnh có triệu chứng ho nhẹ, ăn uống bình thường, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Trong số các ca mắc Covid-19, hiện có một bệnh nhân nam người Anh, 69 tuổi, với nhiều bệnh lý nền mãn tính: Tăng huyết áp, đái tháo đường type2.
Bệnh nhân được phát hiện dương tính virus gây Covid-19 hôm 8/3, được điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, sau đó một ngày được chuyển về khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội).
37/53 benh nhan Covid-19 dang chua tri o VN: Suc khoe the nao, nhat nguoi cao tuoi?
Tình hình sức khoẻ của phần lớn các bệnh nhân đang ổn định, không sốt, không khó thở. Tuy nhiên, có một bệnh nhân người Anh cao tuổi diễn biến nặng. Ảnh minh họa: VOV.
Đến tối qua, 14/3, bệnh nhân tỉnh táo, còn sốt thất thường (sáng sốt, chiều và tối không sốt). Hiện, bệnh nhân có khó thở, được đặt thở máy. Các bác sĩ tại đây đang nỗ lực điều trị tích cực cho bệnh nhân này.
TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đối với những bệnh nhân Covid-19 cao tuổi kèm các bệnh lý mãn tính như: Tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn, xơ gan, viêm gan, bệnh thận mãn tính… thì thường có triệu chứng nặng hơn những người khác. Họ cũng có nguy cơ cao sẽ diễn biến nặng, nhanh, có thể suy hô hấp do sức chống đỡ kém trước sự tấn công của virus.

Video "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Phân tích cụ thể hơn, theo TS Trần Quang Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thống kê mới về dịch bệnh Covid-19 gần đây, nhóm người cao tuổi nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ tử vong cũng cao nhất.
Người cao tuổi thường là nhóm người có nhiều bệnh lý mãn tính. Do đó, sức đề kháng của nhóm người này giảm hơn so với các nhóm tuổi khác. Nếu người cao tuổi bị bệnh, Covid-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, do đó bệnh nhân rất dễ tử vong.
Thực tế tại các nước có đông người mắc và tử vong (như Trung Quốc, Ý…), tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong chủ yếu là người cao tuổi có kèm nhiều bệnh lý mãn tính.
Giải thích về vấn đề người cao tuổi dễ bị nặng hơn khi bệnh xâm nhập, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể của người cao tuổi cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác.
Khi người cao tuổi mắc bệnh thì thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc. Khi bị nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, suy đa tạng làm phức tạp việc điều trị.
Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19!
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.

WHO hướng dẫn 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để phòng COVID-19

WHO khuyến cáo để tránh COVID-19, người dân hạn chế chạm vào các động vật ở chợ, khi nấu ăn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, dùng thao, thớt riêng với đồ sống, chín.

Các khuyến cáo của WHO để phòng tránh COVID-19: 

Rửa tay thường xuyên khi đi chợ

Chi tiết về hệ thống cách ly 4 vòng chống COVID-19 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Bộ Y tế mới đây đưa ra hệ thống cách ly 4 vòng chống COVID-19. Đây là phương châm rất quan trọng nhằm khống chế dịch, không để lây lan dịch trong cộng đồng.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh SARS-CoV-2, việc cách ly là cực kỳ quan trọng nhằm khống chế dịch, không để lây lan dịch trong cộng đồng. Mới đây, Bộ Y tế công bố hệ thống cách ly 4 vòng chống COVID-19.

Quế Vân mặc áo mưa đi máy bay để phòng Covid-19: Cách nào chuẩn hơn?

(Kiến Thức) - Mới đây, Quế Vân gây chú ý cộng đồng mạng khi chia sẻ hình ảnh mặc áo mưa đi máy bay để phòng Covid-19. Liệu phương pháp phòng chống dịch của Quế Vân đã đúng và đủ chưa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ.

Theo như chia sẻ của Quế Vân, sáng 10/3, cô có công việc cần giải quyết tại TP HCM. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, người đẹp này đã chủ động đeo khẩu trang, găng tay cao su, mặc áo mưa lên máy bay để phòng Covid-19.
Que Van mac ao mua di may bay de phong Covid-19: Cach nao chuan hon?
Quế Vân gây chú ý cộng đồng mạng khi chia sẻ hình ảnh mặc áo mưa đi máy bay để phòng Covid-19.  
Giữa bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh, việc hạn chế đi lại bằng các phương tiện giao thông đông đúc, đặc biệt là máy bay rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu nhất thiết phải di chuyển bằng máy bay hay phương tiện công cộng thì chúng ta cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khuyến cáo chung dành cho những hành khách để phòng tránh nhiễm Covid-19 trên máy bay là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng gel, dung dịch xịt rửa tay nhanh; Khi hắt hơi hoặc ho thì phải dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng, vứt giấy vào sọt rác ngay lập tức và rửa tay. Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai có biểu hiện ho và sốt; Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, lập tức tìm tới trung tâm y tế gần nhất và thông báo lịch trình đi lại trước đó.
Khi đi máy bay, chúng ta cần đeo khẩu trang đúng cách. Đeo khẩu trang y tế nên để mặt màu ra bên ngoài (do có tính chống nước), mặt trắng (có hút ẩm) bên trong và che hoàn toàn miệng, mũi. Khẩu trang này khi tháo ra chỉ nên dùng tay tháo dây, không đụng vào phần che mũi miệng và bỏ ngay vào thùng rác.
Ngoài ra, chuyên gia Mỹ Scott McCartney đưa ra một số khuyến cáo cho hành khách ngồi ghế khu vực giữa máy bay đó là bạn nên mang theo đồ khử trùng cá nhân nhỏ gọn để lau các bề mặt công cộng như khay bàn ăn trên máy bay, khu vực để tay.
Trong khi đó, Bộ Y tế ngày 11/3 cũng ban hành khuyến cáo đối với hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Que Van mac ao mua di may bay de phong Covid-19: Cach nao chuan hon?-Hinh-2
Khuyến cáo đối với hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối trong thời điểm dịch COVID-19. Ảnh: BYT.