3 phần thịt của con gà dù thích đến mấy cũng không nên ăn nhiều

Thịt gà tuy rất bổ dưỡng nhưng khi sử dụng cũng cần có một số lưu ý để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phao câu

Người xưa có quan niệm "nhất phao câu, nhì đầu cánh" để nói về hai bộ phận được đánh giá là ngon nhất của con gà. Tuy nhiên, phao câu là nơi tích tụ nhiều mỡ, chứa lượng cholesterol cao. Vì vậy, việc ăn phao câu gà thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh nền như tim mạch, rối loạn mỡ máu.

3 phan thit cua con ga du thich den may cung khong nen an nhieu

Ngoài ra, phao câu cũng là nơi tập trung nhiều loai vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nếu không chế biến cẩn thận, sạch sẽ, các vi sinh vật này dễ xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

Cổ gà

Cổ gà tuy không chứa nhiều thịt nhưng lại là bộ phận được khá nhiều người yêu thích. Phần cổ của con gà là nơi tập trung của hệ bạch huyết. Bạch huyết là phần quan trọng nhất của hệ miễn dịch. Ở khu vực này đều sẽ lưu lại các loại vi khuẩn, virus có hại. Việc ăn phần thịt này cũng là đang nạp các độc tố đó vào người.

3 phan thit cua con ga du thich den may cung khong nen an nhieu-Hinh-2

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên chế biến cổ gà thật kỹ, rửa sạch nhiều lần với nước, nấu chín ở nhiệt độ cao và nên loại bỏ bớt lớp da khi ăn.

Nội tạng của gà

Phần nội tạng của gà như tim, gan, mề, ruột gà... thường được dùng trong các món xào, nấu miến... Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế ăn phần này của con gà.

3 phan thit cua con ga du thich den may cung khong nen an nhieu-Hinh-3

Cơ quan nội tạng của gà chịu trách nhiệm tiêu hóa, giải độc. Trong gan gà có thể chứa cả các kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, nội tạng của gà còn chứa nhiều purin. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành axit uric và được thận chuyển hóa tiếp để đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm chứa purine, giá trị axit uric trong cơ thể cũng sẽ tăng lên, vượt quá mức giới hạn. Một lượng lớn axit uric không được đào thải ra ngoài sẽ kể tủa thành các tinh thể urate và tích tự ở các khớp và thận. Khi đó, nó có thể gây ra tổn thương nhu mô thận và bệnh gout.

Những người nên hạn chế ăn thịt gà

Người mắc bệnh huyết áp, tim mạch

Những người mắc bệnh về huyết áp hay tim mạch nên hạn chế ăn phần da gà bởi lớp da gà có chứa hàm lượng cholesterol và mỡ cao không tốt cho sức khỏe.

Người sau mổ

Theo kinh nghiệm dân gian, người vừa trải qua một cuộc phẫu thuật hoặc có vết thương hở nếu ăn thịt gà sẽ gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ, khiến vết thương lâu lành, để lại sẹo lồi.

Người bị sỏi thận

Người bị sỏi thận không nên ăn thịt gà vì loại thực phẩm này có hàm lượng protein cao, có thể làm lượng oxalate trong nước tiểu tăng và hình thành sỏi.

Cả nhà bị sỏi thận, do thường xuyên ăn loại thực phẩm này

Những thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận mà nhiều người không biết.

Thông tin một gia đình 5 người ở Tây An (Trung Quốc) lần lượt nhập viện vì sỏi thận khiến dư luận nước này xôn xao. Nhiều người cho rằng đây là bệnh di truyền nên mới khiến cả nhà cùng bị bệnh như vậy. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải.

Sự việc bắt đầu từ ông Ngô, cũng là người bố, người lớn uổi nhất trong nhà. Cách đây vài năm ông đã được chẩn đoán mắc sỏi thận sau khi đến viện khám đau thắt lưng. Tuy nhiên, khi đó viên sỏi còn nhỏ, số lượng ít, lại sợ phải nằm viện nên ông chỉ lấy đơn thuốc rồi về. Cho tới khoảng 1 tháng trở lại đây, những cơn đau thắt lưng của ông trở nên dữ dội hơn, tăng liều thuốc cũng không có tác dụng. Đỉnh điểm là cách đây vài ngày, ông bị đau lưng, vùng bụng không chịu nổi lại đi kèm cả hiện tượng buồn nôn, sốt cao, đi tiểu ra máu.

Lúc này, ông mới gọi cho người con trai cả. Không ngờ, anh này gần đây cũng có triệu chứng tương tự. Hai cha con vội đưa nhau đến bệnh viện.

Ca nha bi soi than, do thuong xuyen an loai thuc pham nay

Ảnh minh họa.

1 chậm, 2 lồi, 3 nhiều xuất hiện trên cơ thể cảnh báo phổi rất yếu

Phổi là cơ quan hô hấp lớn nhất trong cơ thể, một khi phổi có vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là mất mạng.

Trong cơ thể, phổi được coi là tấm lá chắn, làm nhiệm vụ "che mưa che nắng" cho các cơ quan nội tạng khác. Phổi là cơ quan hô hấp lớn nhất của cơ thể, đồng thời phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu.

Khi phổi bị tổn thương, sức khỏe sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, khi phổi 'tê liệt', chúng ta sẽ mất mạng vì không hô hấp được.