3 loại rau được tôn là “rau trường thọ”, ở Việt Nam mọc đầy mà không biết

Những loại rau xanh dưới dây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được dùng để phòng và trị nhiều bệnh.

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Nó cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp nuôi dưỡng cơ thể, tăng khả năng đào thải độc tố ra ngoài...

Rau xanh có đa dạng chủng loại, hương vị. Đặc biệt, có 3 loại rau được coi là "rau trường thọ" trong mắt người Nhật, người Trung Quốc. Việt Nam cũng có những loại rau này nhưng thường bị lãng quên.

Rau sam

3 loai rau duoc ton la “rau truong tho”, o Viet Nam moc day ma khong biet

Ảnh minh họa

Ở nước ta, rau sam thường mọc ở những mảnh đất trống, trong vườn nhà... và được coi là cỏ dại. Chúng dễ sống, có thể sinh trưởng ở môi trường khô cằn, không cần sự chăm sóc.

Ở một số nước châu Á, rau sam rất được yêu thích và được xem là rau chữa bệnh.

Rau càng cua

3 loai rau duoc ton la “rau truong tho”, o Viet Nam moc day ma khong biet-Hinh-2

Rau càng cua có vị đắng nhẹ nhưng rất tốt cho sức khỏe. Loại rau này được người Nhật vô cùng yêu thích. Trong khi đó, ở Trung Quốc, rau càng cua được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, trị phỏng do lửa hoặc nước sôi, trị nhọt, chấn thương sưng đau...

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, trị viêm họng, viêm gan, tiêu hóa kém, đau nhức xương...

Ở Việt Nam, loại rau này mọc ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết để tận dụng.

Hẹ

3 loai rau duoc ton la “rau truong tho”, o Viet Nam moc day ma khong biet-Hinh-3

Cây hẹ được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người châu Á. Ở Trung Quốc, loại rau này còn được gọi là rau khởi dương. Sách Bản thảo thập di có viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên".

Theo Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Hẹ không chỉ được dùng để nấu ăn mà còn có công dụng chữa bệnh.

Trong lá hẹ có chứa nhiều flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng chống ung thư hiệu quả.

Ngoài ra, cây hẹ còn có khả năng chống viêm mạnh vì nó chứa một nguồn dồi dào các chất allicin, odorin, sulfit có thể dùng để trị nhiễm trùng, viêm lợi...

4 phần thịt lợn giàu dinh dưỡng, nhiều canxi cực tốt cho xương khớp

Thịt lợn là thực phẩm phổ biến hàng đầu với người Việt vì ngon, rẻ, dễ chế biến. Có 4 bộ phận của con lợn rất ngon và bổ, bạn đừng bỏ qua.

Thịt lợn là một trong những thực phẩm được nhiều người yêu thích. Mỗi bộ phận của con lợn đều có thể dễ dàng chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.

Khi lựa chọn thịt lợn, bên cạnh việc chọn miếng thịt tươi ngon, thơm, không có dấu hiệu lạ. Bạn nên lưu ý chọn 4 phần này của con lợn. Không những ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho cơ thể.

Nếu không muốn đột tử, nhớ kỹ 3 kiêng kị này khi uống thuốc

Uống thuốc không đúng cách có thể làm hỏng thực quản hoặc thậm chí thủng thực quản, gây tử vong bất ngờ.

Neu khong muon dot tu, nho ky 3 kieng ki nay khi uong thuoc
 Bạn nghĩ rằng việc uống thuốc đúng cách đơn giản, chỉ cần nuốt viên thuốc, uống cùng nước ấm, uống đúng giờ là hết bệnh? Có thể không dễ dàng như bạn nghĩ. Một số chi tiết nhỏ cần chú ý khi uống thuốc, nếu không có thể gây tổn thương thực quản, thủng thực quản nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. (Ảnh minh họa)

Mật ong trộn cùng thứ này tốt vạn lần thuốc bổ

Phụ nữ khi sử dụng hỗn hợp mật ong này da sẽ trắng dần lên, ngừa nếp nhăn lão hóa. Còn đàn ông sẽ giúp cải thiện chức năng sinh lý rõ ràng.

Mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc quý. Chúng ta thường kết hợp mật ong với nhiều nguyên liệu khác như chanh, tỏi, nghệ... để tạo thành những bài thuốc dân gian. Nhưng ít ai biết, mật ong có thể kết hợp cả với gừng để tạo thành hỗn hợp đa tác dụng.

Cả mật ong và gừng đều là những nguyên liệu có tác dụng trị bệnh tốt. Trong Đông y, gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Còn mật ong, có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, bổ hư tổn, thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng, uống lâu dài làm sáng tai mắt, yên ngũ tạng, kiện toàn sức khỏe, chống lão hóa.