Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

3 kỳ phùng địch thủ khiến tham quan Hòa Thân nhiều lần “điêu đứng"

16/12/2023 19:08

Tham quan Hòa Thân được biết đến là vị quan khét tiếng chuyên tham ô, nhận hối lộ... Trong số những vị quan đối đầu gay gắt với Hòa Thân, nổi bật là 3 nhân vật lớn gồm: Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung và tướng quân A Quế.

Tâm Anh (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Hòa Thân (1750 - 1799) là vị quan nổi tiếng dưới thời vua Càn Long. Từ một thị vệ nhỏ bé, tham quan Hòa Thân từng bước thăng tiến trong quan trường nhờ được vua Càn Long tin tưởng, trọng dụng. Khi giữ những chức vụ cao trong triều, Hòa Thân kết bè cánh, tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...
Hòa Thân (1750 - 1799) là vị quan nổi tiếng dưới thời vua Càn Long. Từ một thị vệ nhỏ bé, tham quan Hòa Thân từng bước thăng tiến trong quan trường nhờ được vua Càn Long tin tưởng, trọng dụng. Khi giữ những chức vụ cao trong triều, Hòa Thân kết bè cánh, tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...
Những hành vi này của Hòa Thân khiến không ít quan viên trong triều căm ghét và dâng sớ vạch tội. Trong số này, 3 nhân vật lớn gồm: Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung và tướng quân A Quế được xem là kỳ phùng địch thủ khiến Hòa Thân nhiều lần "điêu đứng".
Những hành vi này của Hòa Thân khiến không ít quan viên trong triều căm ghét và dâng sớ vạch tội. Trong số này, 3 nhân vật lớn gồm: Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung và tướng quân A Quế được xem là kỳ phùng địch thủ khiến Hòa Thân nhiều lần "điêu đứng".
Trong đó, Kỷ Hiểu Lam (1724 - 1805), tên thật là Kỷ Quân, được biết tới là một danh sĩ nổi tiếng của nhà Thanh. Theo các ghi chép, Kỷ Hiểu Lam có được tài năng xuất, thông minh, chính trực nên có một số lần đấu trí với Hòa Thân khiến tham quan này bẽ mặt.
Trong đó, Kỷ Hiểu Lam (1724 - 1805), tên thật là Kỷ Quân, được biết tới là một danh sĩ nổi tiếng của nhà Thanh. Theo các ghi chép, Kỷ Hiểu Lam có được tài năng xuất, thông minh, chính trực nên có một số lần đấu trí với Hòa Thân khiến tham quan này bẽ mặt.
Tương truyền, trong một lần đi nghỉ dưỡng, vua Càn Long hỏi Hòa Thân và Kỷ Hiểu Lam một câu: "Trong thiên hạ này, người như thế nào mới được xem là người giàu có nhất? Và người như thế nào thì bị coi là người nghèo khó nhất?". Nghe xong, Hòa Thân - tham quan giỏi nịnh bợ - liền trả lời rằng, vua Càn Long chính là người giàu có nhất và người nghèo khó nhất có lẽ là những kẻ hành khất.
Tương truyền, trong một lần đi nghỉ dưỡng, vua Càn Long hỏi Hòa Thân và Kỷ Hiểu Lam một câu: "Trong thiên hạ này, người như thế nào mới được xem là người giàu có nhất? Và người như thế nào thì bị coi là người nghèo khó nhất?". Nghe xong, Hòa Thân - tham quan giỏi nịnh bợ - liền trả lời rằng, vua Càn Long chính là người giàu có nhất và người nghèo khó nhất có lẽ là những kẻ hành khất.
Trong khi đó, Kỷ Hiểu Lam trả lời rằng: Thưa Hoàng thượng, hạ thần cho rằng người giàu nhất thiên hạ vốn là người biết cần kiệm, còn người nghèo nhất thiên hạ chính là những kẻ có lòng tham. Phàm là biết cần kiệm thì dù cho nghèo khó tới mức chẳng có gì cũng có thể khấm khá dần dần. Thế nhưng nếu tham lam, lại ham ăn lười làm, tất sẽ miệng ăn núi lở, của cải nhiều tới đâu rồi cũng chẳng mấy mà hết". Câu trả lời của Kỷ Hiểu Lam khiến vua Càn Long tán thưởng trong khi Hòa Thân bẽ mặt và tức giận nhưng không dám thể hiện ra bên ngoài.
Trong khi đó, Kỷ Hiểu Lam trả lời rằng: Thưa Hoàng thượng, hạ thần cho rằng người giàu nhất thiên hạ vốn là người biết cần kiệm, còn người nghèo nhất thiên hạ chính là những kẻ có lòng tham. Phàm là biết cần kiệm thì dù cho nghèo khó tới mức chẳng có gì cũng có thể khấm khá dần dần. Thế nhưng nếu tham lam, lại ham ăn lười làm, tất sẽ miệng ăn núi lở, của cải nhiều tới đâu rồi cũng chẳng mấy mà hết". Câu trả lời của Kỷ Hiểu Lam khiến vua Càn Long tán thưởng trong khi Hòa Thân bẽ mặt và tức giận nhưng không dám thể hiện ra bên ngoài.
Tương tự Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung (1719-1805), tự là Sùng Như, hiệu là Thạch Am, quê ở thôn Bàng Qua Trang, trấn Chú Câu (nay là thị xã Cao Mật), Như Thành, Sơn Đông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, tính tình ngay thẳng. Ông còn là nhà thư pháp và nhà thơ tài năng. Do có tính cách cương trực nên Lưu Dung từng có lúc khiến vua Càn Long nổi giận.
Tương tự Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung (1719-1805), tự là Sùng Như, hiệu là Thạch Am, quê ở thôn Bàng Qua Trang, trấn Chú Câu (nay là thị xã Cao Mật), Như Thành, Sơn Đông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, tính tình ngay thẳng. Ông còn là nhà thư pháp và nhà thơ tài năng. Do có tính cách cương trực nên Lưu Dung từng có lúc khiến vua Càn Long nổi giận.
Theo đó, Lưu Dung từng bị cách chức khiến không bằng Hòa Thân. Dù vậy, Lưu Dung không ngần ngại vạch tội tham quan Hòa Thân. Vào năm Gia Khánh thứ tư (1799), Lưu Dung, khi ấy là Thái tử Thiếu bảo được đích thân Gia Khánh Đế chỉ định xử lý vụ án của Hòa Thân. Vị quan thanh liêm này đã đưa ra ánh sáng hàng loạt tội danh tày đình và khối tài sản khổng lồ của tham quan Hòa Thân.
Theo đó, Lưu Dung từng bị cách chức khiến không bằng Hòa Thân. Dù vậy, Lưu Dung không ngần ngại vạch tội tham quan Hòa Thân. Vào năm Gia Khánh thứ tư (1799), Lưu Dung, khi ấy là Thái tử Thiếu bảo được đích thân Gia Khánh Đế chỉ định xử lý vụ án của Hòa Thân. Vị quan thanh liêm này đã đưa ra ánh sáng hàng loạt tội danh tày đình và khối tài sản khổng lồ của tham quan Hòa Thân.
Tướng quân A Quế (1717 - 1797), tự Quảng Đình, là vị tướng được vua Càn Long tin tưởng và ưu ái cho nhiều đặc quyền, bao gồm được phép cưỡi ngựa vào Tử Cấm Thành. Tướng quân A Quế nắm trong tay quyền lực và binh lực lớn trong tay khiến Hòa Thân phải e sợ mỗi lần gặp mặt. Theo đó, Hòa Thân không dám tùy ý lộng hành hay tham lam quá mức.
Tướng quân A Quế (1717 - 1797), tự Quảng Đình, là vị tướng được vua Càn Long tin tưởng và ưu ái cho nhiều đặc quyền, bao gồm được phép cưỡi ngựa vào Tử Cấm Thành. Tướng quân A Quế nắm trong tay quyền lực và binh lực lớn trong tay khiến Hòa Thân phải e sợ mỗi lần gặp mặt. Theo đó, Hòa Thân không dám tùy ý lộng hành hay tham lam quá mức.
Dù vậy, Hòa Thân có nhiều thủ đoạn trong chính trường. Biết bản thân không có tài cầm quân như tướng quân A Quế, tham quan này đã khéo léo ăn nói, tìm cơ hội thuyết phục vua Càn Long cử vị tướng quân này ra khỏi kinh đô, làm nhiệm vụ ở các địa phương khác như dẹp loạn ở vùng Cam Túc, tu bổ đê điều ở Hà Nam...
Dù vậy, Hòa Thân có nhiều thủ đoạn trong chính trường. Biết bản thân không có tài cầm quân như tướng quân A Quế, tham quan này đã khéo léo ăn nói, tìm cơ hội thuyết phục vua Càn Long cử vị tướng quân này ra khỏi kinh đô, làm nhiệm vụ ở các địa phương khác như dẹp loạn ở vùng Cam Túc, tu bổ đê điều ở Hà Nam...
Do đó, tướng quân A Quế không có nhiều thời gian ở kinh đô. Nhờ vậy, Hòa Thân có thể ung dung "tác oai tác quái" trong nhiều năm. Tướng quân A Quế biết tham quan này phạm nhiều tội nhưng không có bằng chứng buộc tội. Trước khi qua đời, năm 1797, tướng quân A Quế đã viết một bài thơ thể hiện sự tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời là không thể giúp vua Gia Khánh diệt trừ tham quan Hòa Thân. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Do đó, tướng quân A Quế không có nhiều thời gian ở kinh đô. Nhờ vậy, Hòa Thân có thể ung dung "tác oai tác quái" trong nhiều năm. Tướng quân A Quế biết tham quan này phạm nhiều tội nhưng không có bằng chứng buộc tội. Trước khi qua đời, năm 1797, tướng quân A Quế đã viết một bài thơ thể hiện sự tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời là không thể giúp vua Gia Khánh diệt trừ tham quan Hòa Thân. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Cả Từ Hi Thái hậu và Hòa Thân đều phát cuồng với thứ xa xỉ này.

Bạn có thể quan tâm

Cây cảnh đổi màu rực rỡ, hút tài lộc, bình an vào nhà

Cây cảnh đổi màu rực rỡ, hút tài lộc, bình an vào nhà

Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

Vì sao phi tần Trung Hoa không dám đối chọi với hoàng hậu?

Vì sao phi tần Trung Hoa không dám đối chọi với hoàng hậu?

Ảnh thắng giải Nhiếp ảnh hàng không 2025 gây sốt toàn cầu

Ảnh thắng giải Nhiếp ảnh hàng không 2025 gây sốt toàn cầu

 Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới chứa đầy bí ẩn cổ

Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới chứa đầy bí ẩn cổ

Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

 Người Hà Nội mặc gì cách đây hơn một thế kỷ trước?

Người Hà Nội mặc gì cách đây hơn một thế kỷ trước?

Giải mã bí ẩn bộ luật Hindu cổ xưa nhất lịch sử nhân loại

Giải mã bí ẩn bộ luật Hindu cổ xưa nhất lịch sử nhân loại

Tướng tài của Tào Tháo khiến Tôn Quyền thua đau

Tướng tài của Tào Tháo khiến Tôn Quyền thua đau

Nghi thức kết nạp thành viên rùng rợn của mafia Italia

Nghi thức kết nạp thành viên rùng rợn của mafia Italia

Phát sốt loài cây "trứng cá đen", đẹp nhà lại hái ra tiền

Phát sốt loài cây "trứng cá đen", đẹp nhà lại hái ra tiền

7 sự thật khó tin về đỉnh Everest khiến ai cũng sững sờ

7 sự thật khó tin về đỉnh Everest khiến ai cũng sững sờ

Top tin bài hot nhất

Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

13/07/2025 19:08
Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

14/07/2025 07:30
Tướng tài của Tào Tháo khiến Tôn Quyền thua đau

Tướng tài của Tào Tháo khiến Tôn Quyền thua đau

13/07/2025 12:25
 Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới chứa đầy bí ẩn cổ

Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới chứa đầy bí ẩn cổ

13/07/2025 20:10
Giải mã bí ẩn bộ luật Hindu cổ xưa nhất lịch sử nhân loại

Giải mã bí ẩn bộ luật Hindu cổ xưa nhất lịch sử nhân loại

13/07/2025 12:50

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status