21 câu hỏi về chặt cây xanh HN khiến “quan” lúng túng

(Kiến Thức) -  21 câu hỏi mà đáng lẽ quan chức Hà Nội phải nắm rõ như lòng bàn tay, nhưng lại không được trả lời trong cuộc họp báo về vụ chặt cây xanh.

Vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận khi vội vàng ra tay "trảm" 6.700 cây xanh mà không cần hỏi ý kiến người dân, Hà Nội nhanh chóng sửa sai bằng một cuộc họp báo. Tuy nhiên, đây là cuộc họp báo "kỳ lạ" nhất từ trước đến nay khi hàng loạt câu hỏi của các phóng viên, nhà báo đều không được trả lời. 
21 cau hoi ve chat cay xanh HN khien “quan” lung tung
 21 câu hỏi về chặt cây xanh HN khiến "quan" lúng túng.
Kiến Thức điểm lại những câu hỏi "khó" của các nhà báo khiến "quan" Hà Nội vội vã bỏ đi:
Báo Người Hà Nội: Cho đến thời điểm này đã chặt bao nhiêu cây? Kinh phí tốn bao nhiêu? Ai sẽ bị kỷ luật chính sau vụ việc? Chỉnh trang đô thị là một chủ trương đúng đắn nhưng cần làm từ từ và có nghiên cứu. Hạ 6.700 cây mà xã hội hóa có hơi phản cảm không?
Tuổi Trẻ TP.HCM: Việc dừng chặt cây xanh như thế nào? Sẽ dừng bao lâu?Có tiếp tục chặt hạ nữa hay không và nếu có sẽ chặt thêm bao nhiêu cây? Trong văn bản, ông Chánh văn phòng nói hầu hết việc chặt cây được người dân đồng thuận thì điều này khảo sát như thế nào?
Xã hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm những DN nào? Họ được gì, có quyền lợi gì?
VnMedia: Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt? Tôi được biết việc thẩm định cây có sâu mọt không rất khó. Ngay TP.HCM quyết định đầu tư 2 tỷ khoan thăm dò thì cũng rất khó khăn. Vậy ai quyết định việc này?
Những cây xanh chặt đi đưa về đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?
Tiền Phong: Những cây xanh đã chặt thì đưa về đâu, đã bán chưa, bán bao nhiêu tiền? Những cây trồng mới thì mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?
Đất Việt: Hà Nội đã chặt bao nhiêu cây và đã bán chưa? Bán đấu giá bao nhiêu tiền? Nếu chưa bán thì để ở đâu?
Người đưa tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lí hay không?
Người tiêu dùng: Dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây. Thành phố khẳng định có phải thế không hay là chủ trương của Thành phố, DN chỉ hỗ trợ? Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên tới hàng trăm tỉ thì sau khi bán gỗ đi, tiền được sử dụng vào mục đích gì?
Một thế giới: Đánh giá tác động môi trường như thế nào khi chặt hạ cây? Việc chặt này đích thân ông Hùng cho phép, cá nhân ông có nhận khuyết điểm gì trong việc này? Sở Xây dựng có mặt ở đây tôi từng hỏi nhưng các anh hứa mà chưa trả lời, đó là việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên các tuyến phố?
Pháp luật TP.HCM: Thành phố cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?
Thanh Niên: Bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?
VnMedia: Ông Hùng cảm thấy thế nào khi đi qua tuyến phố trước đây rợp bóng cây nay thay cây trơ trụi không tán lá?
Lao Động: Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?
VTC: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây là dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?
Đất Việt: Những cây trồng thời Pháp thuộc thì liệu quy hoạch đã sai rồi không?
An ninh Thủ đô: Quy trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao chặt số lượng nhiều như vậy?
VietNamNet: Quyết định dừng chặt cây xanh là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?
Một phóng viên: Mạng xã hội có rộ lên thông tin sẽ thay thế cây tầm bì, cây này có nằm trong diện cây thay thế không? Biện pháp gì để sàng lọc những cây có hại hoặc cây sinh trưởng không tốt? Vì sao một số nơi cây xà cừ thẳng, cây bàng cũng thẳng, đang sinh trưởng tốt nhưng vẫn bị chặt đi trong khi không có sâu bệnh gì?
Bí thư Hà Nội yêu cầu trả lời 21 câu hỏi về vụ chặt cây

Chiều 23/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp và chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến việc thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh đang được dư luận quan tâm. 

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng trả lời 21 câu hỏi được nêu ra trong cuộc họp báo vừa qua, để gửi từng cơ quan báo chí. Nội dung trả lời phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, không được bao biện, quanh co.

Một công nhân bị hàng tấn ván ép đè chết

(Kiến Thức) - Anh L., nam công nhân của cửa hàng vật liệu xây dựng, đang làm việc thì bị chồng ván ép nặng hàng tấn rơi xuống đầu.

Vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra khoảng 12h30 ngày 23/3 tại cửa hàng vật liệu xây dựng VLXD) và trang trí nội thất P.P chuyên mua bán các loại ván ép trên đường Lạc Long Quân, phường 11, quận Tân Bình. Nạn nhân Nguyễn Hoàng L. (26 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã tử vong.

Mot cong nhan bị hàng tán ván ép dè chét
 Hiện trường nơi xảy ra vụ TNLĐ khiến nam công nhân tử vong.

Trần Đăng Khoa: “Đừng vu nhà tài trợ là... lâm tặc“

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, các nhà tài trợ đã bị vu là lâm tặc khi quan chức Hà Nội nói họ nôn nóng trong vụ chặt 6.700 cây xanh.

Sự kiện Hà Nội thay thế 6.700 cây xanh gây phản ứng trong dư luận, khi lãnh đạo Hà Nội nói tại cuộc họp báo hôm 20/3 cho rằng việc chặt hạ cây xanh vừa qua làm nhanh do có sự “nôn nóng của một số nhà tài trợ”.

Ngay ngày hôm sau, đại diện các nhà tài trợ như Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng VPBank đều cho rằng họ chỉ góp tiền, góp sức ủng hộ Thủ đô trồng cây mới, chứ không hề biết, không tham gia và không hưởng lợi gì từ việc chặt hàng loạt cây trên đường phố những ngày qua.

Là người quan tâm theo dõi vụ chặt cây, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân Việt sáng 22/3: Lãnh đạo Hà Nội đổ lỗi cho “nhà tài trợ nôn nóng” là chưa xác đáng. Bởi, nhà tài trợ chỉ được phép góp tiền, công chứ không thể được phép can thiệp vào việc làm của UBND thành phố. Việc chặt hạ, thay thế cây thế nào phải do thành phố quyết định.

Tràn Dang Khoa Dung vu nha tai tro la lam tạc
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói: "Trong một cuộc họp báo, khi có tới 21 câu hỏi của phóng viên, vị quan chức Hà Nội không trả lời, rồi khất "trả lời bằng văn bản" của... cấp dưới. Còn khi trả lời thì lại trách các nhà tài trợ đã "nôn nóng chặt cây". Thế là ngay lập tức, các nhà tài trợ bị vu thành... lâm tặc.

Mà các nhà tài trợ là ai? Là Công an Hà Nội, là Ngân hàng VPBank, Tập đoàn Vingroup, Công ty công nghệ Bình Minh, Công ty Tư vấn xây dựng Hà Thành và rất nhiều cá nhân hảo tâm.

Họ kêu oai oái: Chúng tôi không chặt cây, không bán gỗ. Không hưởng lợi lộc gì ở chiến dịch khai thác gỗ trên đường phố cả. Chúng tôi chỉ hưởng ứng giúp thành phố xanh - sạch - đẹp, là trồng lại cây.

Và họ cũng chỉ góp tiền thôi, có khi là tiền túi, như anh em công an Hà Nội, có khi trừ mấy ngày lương, chứ họ đâu có mua cây và chọn cây gì để thay thế những cây quý đã bị chặt".

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, phải rạch ròi thế, không họ lại còn bị dân chửi là lừa đảo và thiểu năng trí tuệ. Bởi nhiều cây vàng tâm được trồng lại không phải vàng tâm, mà là cây mỡ, theo các nhà khoa học, loại cây ấy chẳng có giá trị gì, kể cả bóng mát, cảnh quan và gỗ. Mà loài cây ấy cũng chỉ sống được mấy chục năm.

Nhà thơ cho biết, ngay cả là vàng tâm thật thì theo các nhà sinh học, loại cây ấy sinh trưởng chậm, thân thẳng và rất cao. Có cây cao đến 30-40m. Vàng tâm thường ở trên các dãy núi cao, khí hậu lạnh, trồng trên phố Hà Nội không thích hợp. Thậm chí không sống được vì nắng nóng và ngập úng.

“Cây trồng ở Hà Nội phải bám rễ sâu, không đổ gãy, có khả năng điều hòa không khí, môi trường, có bóng mát và đẹp cảnh quan. Giá trị của vàng tâm là gỗ. Không ai trồng cây trên các tuyến phố Hà Nội để lấy gỗ cả. Chỉ lũ lâm tặc mới phá cây lấy gỗ thôi. Khổ các nhà tài trợ quá, đã làm việc thiện, lại còn bị vu oan!”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ.

Các nhà tài trợ lên tiếng: 

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: “Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án. Chúng tôi cũng không có thông tin gì về việc thực thi lúc nào và như thế nào”.

Ông Trần Tuấn Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng VPBank: “Ngân hàng được kêu gọi tham gia trồng cây cho tuyến đường Nguyễn Chí Thanh cùng Công đoàn Công an Hà Nội, song ngân hàng cũng không biết là ngày nào trồng và trồng cây gì”.

Bà Vương Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc Công ty Công nghệ Bình Minh: “Việc tham gia này là hoàn toàn tự nguyện và với tinh thần ủng hộ thành phố chứ không đi kèm quyền lợi gì như việc tận thu với những cây cũ. Chúng tôi không hề tham gia chặt cây, mà chỉ đem cây tới trồng tại những vị trí đã được thành phố chấp thuận”.