Trần Đăng Khoa: “Đừng vu nhà tài trợ là... lâm tặc“

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, các nhà tài trợ đã bị vu là lâm tặc khi quan chức Hà Nội nói họ nôn nóng trong vụ chặt 6.700 cây xanh.

Sự kiện Hà Nội thay thế 6.700 cây xanh gây phản ứng trong dư luận, khi lãnh đạo Hà Nội nói tại cuộc họp báo hôm 20/3 cho rằng việc chặt hạ cây xanh vừa qua làm nhanh do có sự “nôn nóng của một số nhà tài trợ”.
Ngay ngày hôm sau, đại diện các nhà tài trợ như Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng VPBank đều cho rằng họ chỉ góp tiền, góp sức ủng hộ Thủ đô trồng cây mới, chứ không hề biết, không tham gia và không hưởng lợi gì từ việc chặt hàng loạt cây trên đường phố những ngày qua.
Là người quan tâm theo dõi vụ chặt cây, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân Việt sáng 22/3: Lãnh đạo Hà Nội đổ lỗi cho “nhà tài trợ nôn nóng” là chưa xác đáng. Bởi, nhà tài trợ chỉ được phép góp tiền, công chứ không thể được phép can thiệp vào việc làm của UBND thành phố. Việc chặt hạ, thay thế cây thế nào phải do thành phố quyết định.
Tràn Dang Khoa Dung vu nha tai tro la lam tạc
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói: "Trong một cuộc họp báo, khi có tới 21 câu hỏi của phóng viên, vị quan chức Hà Nội không trả lời, rồi khất "trả lời bằng văn bản" của... cấp dưới. Còn khi trả lời thì lại trách các nhà tài trợ đã "nôn nóng chặt cây". Thế là ngay lập tức, các nhà tài trợ bị vu thành... lâm tặc.
Mà các nhà tài trợ là ai? Là Công an Hà Nội, là Ngân hàng VPBank, Tập đoàn Vingroup, Công ty công nghệ Bình Minh, Công ty Tư vấn xây dựng Hà Thành và rất nhiều cá nhân hảo tâm.
Họ kêu oai oái: Chúng tôi không chặt cây, không bán gỗ. Không hưởng lợi lộc gì ở chiến dịch khai thác gỗ trên đường phố cả. Chúng tôi chỉ hưởng ứng giúp thành phố xanh - sạch - đẹp, là trồng lại cây.
Và họ cũng chỉ góp tiền thôi, có khi là tiền túi, như anh em công an Hà Nội, có khi trừ mấy ngày lương, chứ họ đâu có mua cây và chọn cây gì để thay thế những cây quý đã bị chặt".
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, phải rạch ròi thế, không họ lại còn bị dân chửi là lừa đảo và thiểu năng trí tuệ. Bởi nhiều cây vàng tâm được trồng lại không phải vàng tâm, mà là cây mỡ, theo các nhà khoa học, loại cây ấy chẳng có giá trị gì, kể cả bóng mát, cảnh quan và gỗ. Mà loài cây ấy cũng chỉ sống được mấy chục năm.
Nhà thơ cho biết, ngay cả là vàng tâm thật thì theo các nhà sinh học, loại cây ấy sinh trưởng chậm, thân thẳng và rất cao. Có cây cao đến 30-40m. Vàng tâm thường ở trên các dãy núi cao, khí hậu lạnh, trồng trên phố Hà Nội không thích hợp. Thậm chí không sống được vì nắng nóng và ngập úng.
“Cây trồng ở Hà Nội phải bám rễ sâu, không đổ gãy, có khả năng điều hòa không khí, môi trường, có bóng mát và đẹp cảnh quan. Giá trị của vàng tâm là gỗ. Không ai trồng cây trên các tuyến phố Hà Nội để lấy gỗ cả. Chỉ lũ lâm tặc mới phá cây lấy gỗ thôi. Khổ các nhà tài trợ quá, đã làm việc thiện, lại còn bị vu oan!”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ.
Các nhà tài trợ lên tiếng: 
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: “Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án. Chúng tôi cũng không có thông tin gì về việc thực thi lúc nào và như thế nào”.
Ông Trần Tuấn Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng VPBank: “Ngân hàng được kêu gọi tham gia trồng cây cho tuyến đường Nguyễn Chí Thanh cùng Công đoàn Công an Hà Nội, song ngân hàng cũng không biết là ngày nào trồng và trồng cây gì”.
Bà Vương Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc Công ty Công nghệ Bình Minh: “Việc tham gia này là hoàn toàn tự nguyện và với tinh thần ủng hộ thành phố chứ không đi kèm quyền lợi gì như việc tận thu với những cây cũ. Chúng tôi không hề tham gia chặt cây, mà chỉ đem cây tới trồng tại những vị trí đã được thành phố chấp thuận”.

Hà Nội nên học Hải Phòng cách gìn giữ cây cong nghiêng?

(Kiến Thức) - Trong khi Hà Nội triển khai đề án thay 6.700 cây xanh vì lý do cong vênh...thì tại Hải Phòng, những cây cổ thụ cong nghiêng được gìn giữ theo cách rất lạ.

Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?
 Những cây cổ thụ cong, nghiêng, thậm chí thoải ra đường ở Hải Phòng vẫn được tồn tại nhiều năm qua.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-2
 Để gìn giữ những cây cổ thụ dù đã nghiêng ngả, tại Hải Phòng, người ta đã có cách bảo vệ có một không hai.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-3
 Với những cây cổ thụ nghiêng, họ lấy cọc sắt để nâng đỡ cây.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-4
 Cọc sắt được đóng xuống đất, phần đầu sẽ chống vào đoạn cây để giữ.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-5
 Phần tiếp giáp với cây, người ta dùng miếng sắt to để nâng đỡ.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-6
 Dù có nghiêng theo thế bạt phong, cây cổ thụ này vẫn tồn tại qua bao mùa mưa bão, phần lớn nhờ cách bảo vệ độc đáo này.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-7
 Dù là cột sắt chống nhưng không gây mất mỹ quan đô thị.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-8
 Phần gốc cây, cũng được bảo vệ bằng rào chắn, trồng các loại cây xanh tầm thấp, tạo nên sự bắt mắt.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-9
 Người ta cũng dùng cách tỉa bớt cành với những thân cây to để gìn giữ, chống đổ khi gió bão.
Ha Noi nen hoc Hai Phong cach gin giu cay cong nghieng?-Hinh-10
 Trong khi đó tại Hà Nội, theo một đề án thay thế cây xanh, người ta đã triển khai việc cắt bỏ đến 6.700 cây xanh vì lý do cong nghiêng. Dư luận nổi sóng, đề án này mới được UBND TP Hà Nội dừng lại để tìm phương án hợp lý hơn. Dư luận cho rằng, để bảo vệ cây xanh cổ thụ, có lẽ Hà Nội nên học Hải Phòng cách làm độc đáo, hiệu quả trên.

Bí thư HN lên tiếng vụ chặt hạ 6.700 cây xanh

Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị yêu cầu nghiêm túc sửa chữa, khắc phục những hạn chế, bất cập vừa qua trong việc chặt, thay thế 6.700 cây xanh.

Nhân buổi làm việc với Quận ủy Nam Từ Liêm vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lần đầu đề cập đến chuyện chặt hạ, thay thế cây xanh – một chủ trương đang nhận được rất nhiều phản ứng từ phía dư luận và người dân. Ông Phạm Quang Nghị thẳng thắn nhìn nhận, cách thức thực hiện thay thế cây vừa qua còn “nóng vội, giản đơn”.
Bi thu HN len tieng vu chat ha 6.700 cay xanh
Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.