2 dấu hiệu xuất hiện cả ngày lẫn đêm chính là do bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng. Nếu nhận thấy cơ thể luôn có 2 dấu hiệu sau thì hãy cảnh giác.

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính khiến lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hiện nay, tiểu đường có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Nếu thấy cơ thể luôn luôn có 2 dấu hiệu dưới đây thì khả năng lớn bạn đã mắc bệnh rồi, hãy đi khám nhanh nhất có thể.

2 dau hieu xuat hien ca ngay lan dem chinh la do benh tieu duong

Biểu hiện đầu tiên: Uống nước xong vẫn không hết khát, khô miệng

N Kimbre Zahn - Bác sĩ y khoa gia đình và thể thao tại Đại học Indiana, cảnh báo tình trạng khát nước quá mức có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường.

Điều này là vì bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu, nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây ra tình trạng mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.

Vậy nên, khi bạn thường xuyên cảm thấy khát, uống nước xong vẫn không hết khát, thậm chí còn bị tỉnh dậy giữa đêm vì cảm giác khô miệng háo nước thì nên cẩn trọng.

Biểu hiện thứ 2: Uống ít nước nhưng đi tiểu thường xuyên

Trung bình mỗi người trưởng thành đi tiểu từ 6- 8 lần/ngày. Do vậy, nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần.

Đặc biệt, nếu uống nước không quá nhiều nhưng vẫn đi tiểu nhiều hơn bình thường, đồng thời có triệu chứng tiểu gấp và tiểu khó thì phải cảnh giác với các bệnh về hệ tiết niệu hay tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, nếu như gặp phải tình trạng tiểu gấp hoặc tiểu buốt thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường hay bệnh thận. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

2 dau hieu xuat hien ca ngay lan dem chinh la do benh tieu duong-Hinh-2

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường còn có những biểu hiện khác như sau:

+ Mệt mỏi quá mức

Người bị tiểu đường thường cảm thấy mất nước và mệt mỏi cho dù họ không gắng sức nhiều.

+ Đổi màu da

Kháng insulin có thể dẫn đến sắc tố da thay đổi, đặc biệt là xung quanh cổ, các vùng khớp và chân.

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân

Lượng đường trong máu cao cũng khiến cơ thể bạn sẽ bắt đầu giảm cân bất thường.

Điều này xảy ra là do cơ thể bạn không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả để cung cấp đủ năng lượng. Vì vậy, nó bắt đầu đốt cháy chất béo trong cơ thể, dẫn đến giảm cân đột ngột.

+ Mất thị lực

Lượng đường trong máu cao có thể khiến thị lực của người bệnh bị hỏng. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đôi mắt của bạn và làm tăng nguy cơ mất thị lực.

Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

+ Hoạt động thể chất và tăng cường thể lực

+ Kiểm soát cân nặng

+ Hạn chế chất béo chuyển hóa

+ Tránh thực phẩm chế biến sẵn

+ Ăn nhiều chất xơ

+ Không hút thuốc lá

+ Ăn nhiều trái cây và rau quả

+ Hạn chế nước ngọt

+ Chia nhỏ bữa ăn

+ Kiểm soát tốt tim mạch.

Người có đường huyết cao thường thấy 5 biểu hiện này

Khi thấy cơ thể thường xuyên xảy ra tình trạng này, bạn không nên chủ quan. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

Liên tục cảm thấy khát nước

Khát nước là một biểu hiện phổ biến khi lượng đường trong máu quá cao. Dù vừa uống nước xong bạn vẫn chưa thấy đã khát. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể tự động tách phần nước có trong tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Lúc này, các tế bào bị thiếu nước sẽ khích thích não và tạo tín hiệu khát nước không ngừng nghỉ.

Ăn món yêu thích, thanh niên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường

(Kiến Thức) - Thường xuyên ăn món yêu thích, cô gái 24 tuổi bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Được biết, món khoái khẩu này nhiều chất béo chuyển hóa đến mức được ví “cắn 1 miếng bằng uống bảy ngụm dầu”.

Tiểu Lý năm nay 24 tuổi. Mới đi làm nên cô rất nỗ lực, thường thức đến khuya để hoàn thành nhiệm vụ. Cấp trên và đồng nghiệp đều dành lời khen nên Tiểu Lý ngày càng cố gắng. Gần đây cô luôn cảm thấy kiệt sức, thị lực cũng giảm rõ rệt. Dù mệt mỏi song Tiểu Lý vẫn chạy đua với công việc. Một lần đang pha cà phê ở chỗ làm, cô bỗng cảm thấy mắt tối sầm rồi ngất tại chỗ. Đồng nghiệp lo lắng nên nhanh chóng đưa Tiểu Lý tới viện.
Qua thăm khám, bác sĩ cho biết Tiểu Lý mắc bệnh tiểu đường. Lần này bị ngất là do lượng đường trong máu quá cao, gây nhiễm toan ceton do tiểu đường. Nghe bác sĩ thông báo, Tiểu Lý khá bất ngờ. Cô mới 24 tuổi, lâu nay không mắc các bệnh vặt như cảm lạnh, không có tiền sử gia đình sao lại có thể mắc tiểu đường.

Thấy khát nước và mắt mờ, đi khám ngay phòng căn bệnh nguy hiểm này

(Kiến Thức) - Phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp hạn chết tổn thương mãn tính và rối loạn chức năng của mắt, tim, dây thần kinh, mạch máu. 

Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, bệnh tiểu đường nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ gây tổn thương mãn tính và rối loạn chức năng của các mô khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, tim, mạch máu và dây thần kinh. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?
Dưới đây là những tín hiệu sớm của bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý. Hãy kiểm tra và nhanh chóng đi khám nếu thấy những triệu chứng này.