Xe tăng T-54/55 Việt Nam bắn được loại đạn nào?

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, xe tăng T-54/55 của Việt Nam có thể bắn được cả tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser qua nòng.

Hiện nay, xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 và T-55 được coi là “xương sống” của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. Xe tăng T-54B được trang bị pháo chính 100mm D-10T2S, với hệ thống ổn định tầm hướng hai trục dọc – ngang STP-2 Tsyklon, có tầm bắn thẳng hiệu quả 1.000m.
Pháo chính D-10T của T-54 và T-55 có thể sử dụng nhiều loại đạn gồm:
Đạn nổ phá mảnh UOF-412
UOF-412 và UOF-412U là hai loại đạn nổ phá mảnh cũ từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, nặng 30,2kg, mang đầu đạn OF-412 và OF-412G, chứa 15,6kg thuốc nổ mạnh F-412.
Đạn nổ phá mảnh UOF-412 và UOF-412U được xe tăng T-54/55 sử dụng chủ yếu để chế áp các công sự, bộ binh địch, hơn là để chống tăng.
Những chú "voi sắt" T-54/55 của Việt Nam.
 Những chú "voi sắt" T-54/55 của Việt Nam.
Đạn xuyên giáp UBR-412
Trong nhiệm vụ chống tăng, xe tăng T-54/55 sử dụng các đạn xuyên giáp UBR-412 và UBR-412D.
Đạn xuyên giáp UBR-412 nặng 30,1kg, có thể mang đầu đạn xuyên giáp nổ mạnh (APHE) BR-412, hoặc đầu đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo (APBC) BR-412B nặng 15,88kg.
Đạn xuyên giáp UBR-412D nặng 30,4kg, có thể mang đầu đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo BR-412D nặng 15,88kg.
Qua thử nghiệm, với góc chạm 60 độ, đầu đạn BR-412 với sơ tốc 880m/s, có thể xuyên 500mm giáp RHA ở cự li 125m, xuyên 1.000mm giáp RHA ở cự li 110m, xuyên 1.500mm giáp RHA ở cự li 95m, xuyên 2.000mm giáp RHA ở cự li 87m. Với góc chạm 90 độ, con số trên lần lượt là 155m, 135m, 115m và 100m. Ở cự li này, 80% số phát bắn đều xuyên giáp thành công.
Như vậy, trước các xe tăng hiện đại có vỏ giáp dày, xe tăng T-54/55 của Việt Nam sẽ gặp bất lợi lớn, khi đạn UBR-412 chỉ có thể xuyên giáp ở cự li gần, nên phải mai phục, bất ngờ áp sát đối phương để tấn công bằng pháo chính.
T-54/55 Việt Nam khai hỏa pháo 100mm trong cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2013.
T-54/55 Việt Nam khai hỏa pháo 100mm trong cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2013.
Đạn lõm chống tăng (HEAT) 3UBK4
Đây là loại đạn không xuyên giáp bằng động năng, mà sử dụng liều nổ lõm, thuận tiện cho cả chống tăng và chế áp các công sự kiên cố của địch. Đạn lõm chống tăng 3UBK4 mang đầu đạn 3BK5M, là loại đạn có ổn định cánh đuôi. Sau đó, đạn lõm chống tăng 3UBK4 được thay thế bằng đạn 3UBK9 với đầu đạn 3BK17M.
Đạn xuyên dưới cỡ có guốc ốp nòng vạch đường (APDS-T) 3UBM6
Đây là loại đạn thiết kế với một mũi tên xuyên KE (Kinetic energy penetrator) có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, các guốc đỡ đnạ văng ra sau khi bắn, đạn không mang liều nổ mà chỉ có liều cháy dẫn đường.
Đạn APDS-T dành cho T-54/55 được Viện Nghiên cứu NII-24 phát triển vào năm 1964, mang đầu đạn 3BM6, có khả năng xuyên 260mm giáp RHA ở cự li 1.000m. Sau đó, đầu đạn 3BM6 được thay bằng loại đầu đạn 3BM8 với lõi tungsten carbide.
Đạn xuyên dưới cỡ có guốc ốp nòng ổn định cánh đuôi (APFSDS) 3UBM11
Đạn APFSDS ra đời nhằm khắc phục điểm yêu trên APDS. Do thanh xuyên KE trên đạn APDS có đường kính nhỏ và dài nên quán tính quay nhỏ, hiệu ứng con quay đạt được trong không khí nhỏ nên các nhà thiết kế chuyển sang ổn định cánh đuôi thay cho ổn định con quay.
Đạn 3UBM11 được đưa vào sử dụng trong thập niên 1980, với đầu đạn 3BM25 có lõi tungsten carbide.
Pháo chính 100mm của T-54/55 có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, tăng tầm diệt tăng đến 4-6km.
Pháo chính 100mm của T-54/55 có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, tăng tầm diệt tăng đến 4-6km.
Đạn chống tăng có điều khiển (ATGM)
Để gia tăng sức mạnh cho các xe tăng - thiết giáp của quân đội Nga, hàng loạt tổ hợp tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo đã được chế tạo. Các xe tăng T-55, T-62, pháo chống tăng MT-12 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 đều có thể sử dụng các tổ hợp này, nhưng với các loại đạn khác nhau.
Xe tăng T-55 có thể được trang bị các tổ hợp tên lửa chống tăng bắn qua nòng, lái bám chùm laser sau:
- 9M117 Bastion: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK10-1, xuyên 600mm giáp RHA từ cự li 4.000m
- 9M117M Kan: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK10-M1, xuyên 650mm giáp RHA từ cự li 4.000m
- 9M117M1 Arkan: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK23-1, có đầu đạn tandem, xuyên 750mm giáp RHA từ cự li 6.000m
- 9M117M2 Boltok: bắn đạn chống tăng có điều khiển 3UBK23M-1, xuyên 850mm giáp RHA từ cự li 6.000m.
Về mặt lý thuyết thì xe tăng T-55 và T-62 mà Việt Nam có trong trang bị có thể trang bị đạn chống tăng có điều khiển.

Tăng sức mạnh cho xe tăng T-62 của Việt Nam

Hiện nay, T-62 được xem là loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. So với T-55, T-62 có hỏa lực tăng từ 10-20%, khả năng bảo vệ tăng 5-15%.

Quốc gia ĐNA nào có nhiều loại xe tăng nhất?

Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.

Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa
Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa

Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.
Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.

Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.
Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.

Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.
Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.

Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.
Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.

Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.
Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.

Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa
Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa

Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa

Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.
Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa
Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa

Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa
 Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa

Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).
Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).

Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa
Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa