Xe băng chuyền đâm máy bay: ''Ăn bớt, làm tắt'' của hàng không Việt

(Kiến Thức) - Trong vụ xe băng chuyền đâm máy bay tại Sân bay Tân Sơn Nhất, lái xe không tuân thủ đúng theo quy trình xe băng chuyền tiếp cận máy bay...

Trao đổi với báo chí ngày 29/8 về sự cố xe băng chuyền đâm máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, việc xe băng chuyền đụng máy bay A330 của China Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 27/8 đã uy hiếp an toàn khai thác sân bay nghiêm trọng, máy bay phải dừng hoạt động để sửa chữa. Các chuyên gia của Cục Hàng không đã đang kiểm tra và sẽ có kết quả sớm.
Trước đó, ngày 28/8, cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về hàng không tại khu vực phía Nam là Cảng vụ Hàng không miền Nam đã tổ chức cuộc họp bình giảng rút kinh nghiệm về sự cố đối với Vietnam Airlines - Chi nhánh Xí nghiệp Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS), Phòng An toàn và kiểm soát chất lượng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trong cuộc họp này, Hãng hàng không CI xin vắng mặt vì đêm 27/8 phục vụ chuyển tiếp chuyến bay sau sự cố.
Xe bang chuyen dam may bay: ''An bot, lam tat'' cua hang khong Viet
 Hãng China Airlines phải đưa một máy bay từ Đài Bắc sang Việt Nam hoạt động thay thế cho chiếc bị hư hỏng. Ảnh minh họa.
Trong báo cáo sự cố mới nhất vừa gửi Cục Hàng không Việt Nam, diễn biến của sự việc được thông tin cụ thể và nhiều tình tiết mới đã được Cảng vụ Hàng không miền Nam đưa ra.
Theo đó, lúc 10h40 ngày 27/8, tại bến đậu tàu bay số 18, ông Trương Văn Toản điều khiển xe băng chuyền mang biển số SGN 21005 trong quá trình tiếp cận máy bay Airbus 330-300 đã va quệt vào phần dưới bụng hầm hàng số 5. Ghi nhận các hình ảnh dấu vết va chạm trên tàu bay A330/BI8312 và trên xe SGN 21005 cho thấy, kích thước vết lõm trên bụng máy bay kéo dài 1.3m, rộng 0.6m và 3 rivê nối tấm kim loại ở bụng tàu bay bị bung ra.
Cơ quan có trách nhiệm đã kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe băng chuyền SGN 21005 cho thấy khả năng di chuyển, thắng, hệ thống nâng, hệ thống lái, hệ thống dừng khẩn cấp, các thiết bị phụ trợ gồm chèn và bình cứu hỏa, phiếu kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước khi đưa vào khai thác... đảm bảo khai thác.
Trong ngày 27/8, sức khỏe của lái xe Toản bình thường, không bị áp lực công việc do biết trước kế hoạch khai thác và phục vụ chuyến bay CI782, kết quả kiểm tra cũng ghi nhận không có nồng độ cồn trong hơi thở. Trước đó, ông Toản thực hiện ca 4h-2h và phục vụ được 3 chuyến bay: CX772 (6h19), JL079-750 (8h35), TG550-551 (9h59), trong giữa thời gian chờ phục vụ chuyến TG550-551 ông Toản cùng anh em có giờ nghỉ ngơi, ăn ca. Khi phục vụ CI 781/782 (10h22) thì sự cố xảy ra.
“Nguyên nhân xảy ra sự cố nêu trên là hoàn toàn do lỗi cá nhân của ông Trương Văn Toản. Lái xe này đã điều khiển xe băng chuyền SGN 21005 tiếp cận máy bay lần thứ 2 không tuân thủ đúng theo quy trình xe băng chuyền tiếp cận máy bay. Ông Toản đã làm tắt các bước để tiếp cận vào máy bay trước khi ông Nguyễn Công Bằng vào vị trí đánh tín hiệu tiếp cận.
Sau khi thả phanh tay, ông Toản đã đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh do bất cẩn, làm cho xe băng chuyền SGN 21005 chồm lên chui qua bụng máy bay, góc phải mui chắn mưa của xe băng chuyền va chạm phần dưới bụng hầm hàng 5" - lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam khẳng định.
Liên quan đến sự cố nói trên, TIAGS đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Trương Văn Toản 15 ngày để phục vụ công tác điều tra và giải quyết sự cố. Hiện TIAGS đang phối hợp tốt với Hãng CI để phục vụ chuyến bay và giải quyết hậu quả.
Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết sẽ xem xét xử lý hành vi vi phạm của ông Trương Văn Toản theo quy định.
Về thiệt hại trong vụ việc này, hãng hàng không China Airlines đánh giá tổng thiệt hại từ sự cố trên lên tới một triệu USD. Cụ thể, ngoài chi phí sửa chữa máy bay hư hỏng, hãng này còn phải chi phí cho một máy bay sang Việt Nam chở khách thay chiếc bị hỏng, đền bù hành khách bị chậm chuyến, bố trí chuyến bay cho nhiều hành khách nối chuyến, thiệt hại kinh tế khi một máy bay ngừng hoạt động nhiều ngày...
Đề cập trách nhiệm đền bù thiệt hại cho China Airlines, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, trách nhiệm chính bồi thường thiệt hại thuộc về Xí nghiệp Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS) - đơn vị quản lý người và phương tiện; phía bảo hiểm cũng sẽ bồi thường theo các hợp đồng đã ký kết với hãng hàng không.

10 thảm họa hàng không khủng khiếp trên đất Mỹ

(Kiến Thức) - Nhiều thảm họa hàng không từng xảy ra trên đất Mỹ  và  cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.

10 tham hoa hang khong khung khiep tren dat My
Chuyến bay 191 của Delta Airlines: Ngày 5/8/1985, chiếc máy bay mang số hiệu 191 của hãng hàng không Delta Airlines gặp một cơn bão sét, rơi xuống đất và đâm vào bồn chứa nước lớn của sân bay, khiến 136 người trong tổng số 163 hành khách thiệt mạng. 

10 tham hoa hang khong khung khiep tren dat My-Hinh-2
Chuyến bay 587 của American Airlines: Chỉ hai tháng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, New York lại phải đối mặt với một thảm họa hàng không. Chiếc máy bay Airbus A300 cất cánh từ JFK International tới Santo Domingo đã lao xuống Belle Harbor ở Queens khiến 260 hành khách và thành viên tổ bay cùng 5 người dưới đất thiệt mạng. Đây được coi là vụ tai nạn hàng không thảm khốc thứ hai trong lịch sử Bắc Mỹ. 

10 tham hoa hang khong khung khiep tren dat My-Hinh-3
Máy bay TWA-800: 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế John F.Kennedy, chiếc máy bay mang số hiệu 800 của hãng hàng không Trans World Airlines đã đâm xuống biển Đại Tây Dương ở Moriches, Long Island, New York, khiến toàn bộ mọi người trên máy bay thiệt mạng. 

10 tham hoa hang khong khung khiep tren dat My-Hinh-4
Chuyến bay 182 của PSA: Khi trên hành trình đến sân bay quốc tế Lindbergh ở San Diego, chiếc máy bay mang số hiệu 182 của hãng hàng không Pacific Southwest Airlines đã va chạm với chiếc phi cơ Cessna 172 trên cùng đường bay, khiến cả hai máy bay cùng đâm xuống đất. Tổng cộng 144 người đã thiệt mạng. 

10 tham hoa hang khong khung khiep tren dat My-Hinh-5
 Chuyến bay 191 của American Airlines: Ngày 25/5/1979, chiếc máy bay mang số hiệu 191 khởi hành từ Chicago O’Hare tới sân bay quốc tế Los Angeles đã lao xuống khu vực cuối đường băng khiến toàn bộ 258 hành khách và 13 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Đây có thể được xem là vụ tai nạn máy bay khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Điểm lại các tai nạn hàng không châu Á 2014

(Kiến Thức) - Trong năm 2014, hàng loạt các vụ tai nạn trong ngành hàng không châu Á đã gây chấn động trong dư luận.

1. Máy bay bị sét đánh, 4 người thiệt mạng. Vào ngày 19/1, do bị trúng sét, máy bay hai động cơ loại nhỏ đã đâm xuống một bãi biển ở Maluku, Indonesia. Chiếc máy bay Piper Seneca trên đường di chuyển theo lộ trình Papua đến Tual (đảo Maluku) bị chao đảo bởi gió và mưa to. Sau đó nó còn bị trúng sét, khiến 4 người thiệt mạng.
 1. Máy bay bị sét đánh, 4 người thiệt mạng. Vào ngày 19/1, do bị trúng sét, máy bay hai động cơ loại nhỏ đã đâm xuống một bãi biển ở Maluku, Indonesia. Chiếc máy bay Piper Seneca trên đường di chuyển theo lộ trình Papua  đến Tual (đảo Maluku) bị chao đảo bởi gió và mưa to. Sau đó nó còn bị trúng sét, khiến 4 người thiệt mạng.