Xác định nguyên nhân bé 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm chủng

Trường hợp bé gái 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm chủng tại Bắc Ninh là do sốc phản vệ do phản ứng quá mẫn của cá thể sau khi sử dụng vắcxin.

Ngày 22/12, ông Nguyễn Đình Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết, trường hợp bé gái 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm chủng tại Bắc Ninh, hội đồng chuyên môn hướng tới nguyên nhân tử vong là sốc phản vệ do phản ứng quá mẫn của cá thể sau khi sử dụng vắcxin.
Trước đó, trong buổi tiêm sáng 20/12, bé Nguyễn Thảo Nhi, sinh ngày 14/10/2015, trú tại khu Khả Lễ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, được đưa đến Trạm Y tế phường Võ Cường tiêm chủng vắcxin Quinvaxem và uống vắcxin OPV lần 1 vào hồi 8 giờ 26 phút.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sau tiêm chủng, bé được theo dõi tại trạm y tế theo quy định.
Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, bé có biểu hiện quấy khóc, người tím tái và được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh vào hồi 12 giờ 25 cùng ngày.
Tại đây, bé được cấp cứu và điều trị tích cực song vẫn có diễn biến nặng.
Đến 16 giờ cùng ngày, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, tuy nhiên tình trạng vẫn không được cải thiện. Bé tử vong vào hồi 21 giờ ngày 20/12.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo điều tra, xác minh, đánh giá quy trình quản lý và sử dụng vắcxin, quy trình thực hiện tiêm chủng tại Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh và Trạm y tế phường Võ Cường; xác minh quy trình thực hiện tiêm chủng đối với cháu bé.
Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và tỉnh Bắc Ninh đã đánh giá toàn bộ quá trình sử dụng vắcxin, sinh phẩm y tế, quy trình tiêm chủng, phân tích nguyên nhân tử vong của trẻ.
Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, Hội đồng đã thống nhất kết luận việc vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản vắcxin được các đơn vị thực hiện theo đúng quy định; quy trình thực hành tiêm chủng tại trạm y tế theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nguyên nhân tử vong của trẻ hướng tới sốc phản vệ do phản ứng quá mẫn của cá thể sau sử dụng vắcxin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng.
Trong buổi tiêm chủng sáng 20/12 tại Trạm Y tế phường Võ Cường, 48 trẻ được tiêm cùng lô vắcxin với cháu Nguyễn Thảo Nhi. Ngoài trẻ tử vong nêu trên, các trẻ còn lại chưa phát hiện các bất thường khác.

8 món ăn truyền thống không thể thiếu ngày Giáng sinh

(Kiến Thức) - Gà tây quay, thịt lợn muối, bánh quy gừng hay bánh khúc cây… là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ Giáng sinh khắp thế giới.

8 mon an truyen thong khong the thieu ngay Giang sinh
 Gà tây quay là món ăn truyền thống trong tiệc Giáng sinh. Món ăn này có nguồn gốc ở Anh và trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc Noel ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Để chế biến món này, người phương Tây nhồi vào bụng gà các loại gia vị và rau củ như cà rốt, cần tây, hành tây, hạt dẻ… sau đó cho vào lò nướng chín và dùng kèm với các loại nước sốt. 

Giao lưu trực tuyến: Làm thế nào hạn chế tai biến y khoa ở Việt Nam?

(Kiến Thức) - Nhiều câu hỏi được gửi về và các khách mời đã giải đáp chi tiết trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “LÀM THẾ NÀO HẠN CHẾ TAI BIẾN Y KHOA Ở VIỆT NAM?".

Theo thống kê, ở các nước phát triển, tỷ lệ tai biến y khoa chiếm khoảng từ 0,4 - 16% số trường hợp nhập viện; với các nước đang phát triển, tỷ lệ này cao hơn do những thiếu hụt về nhân lực có chất lượng, trang thiết bị thiếu thốn, trình độ quản lý còn hạn chế. Ví như nước Mỹ, hàng năm có khoảng 100.000 người bệnh chết do lỗi lầm của tai biến y khoa, tức cứ 100 người vào viện có 3,7% gặp tai biến y khoa.
Hiện, ở Việt Nam có khoảng hơn 400.000 lượt khám tại bệnh viện (chưa kể các phòng khám và trạm y tế), khoảng 200.000 người bệnh điều trị nội trú tại các bệnh viện. Tuy chưa có nghiên cứu nào thống kê cụ thể về tai biến y khoa, nhưng tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp là 7%. Ước tính có khoảng 67 nghìn bệnh nhân bị tai biến y khoa, 15.300 bệnh nhận bị thương tật vĩnh viễn hàng năm, con số tử vong do tai biến y khoa chiếm 5% con số tử vong của cả nước.

Nên hay không đưa bé đi nước ngoài tiêm chủng?

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, tiêm vắc xin trong nước đảm bảo an toàn. Việc đưa bé đi nước ngoài tiêm chủng tốn kém tiền của, thời gian nên cần cân nhắc kĩ.

Khan hiếm vắc xin 5 trong 1 dịch vụ, lo ngại những tai biến nguy hiểm nên nhiều gia đình chọn đưa bé đi nước ngoài tiêm chủng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo phải cân nhắc kỹ.
Trao đổi với pv Kiến Thức, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết: "Việc lựa chọn đi nước ngoài tiêm chủng là quyền của mỗi công dân, việc này cũng tương tự như lựa chọn ra nước ngoài khám chữa bệnh. Tuy nhiên, khi lựa chọn theo cách thức tiêm chủng nào đều cần lưu ý, phải tìm hiểu kỹ về vắc xin được tiêm, các thành phần trong vắc xin đó, quy trình tiêm chủng tại đất nước đó để đảm bảo an toàn cho trẻ.