Vướng nghị định, ôtô nhập khẩu về Việt Nam giảm cực mạnh

(Kiến Thức) - Trong tuần vừa qua chỉ có đúng 3 chiếc ôtô dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam, đưa tổng số xe nhập khẩu trong tháng 1/2018 vừa qua chỉ đạt gần 20 chiếc.

Cụ thể, trong tuần từ ngày 26/1/2018 đến ngày 1/2/2018, chỉ có 23 chiếc xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam, trong đó, chỉ có 3 chiếc dưới 10 chỗ và 20 chiếc thuộc loại xe khác.
Ba chiếc ôtô dưới 10 chỗ nhập khẩu đều có nguồn gốc từ Hàn Quốc và được nhập khẩu không phải phục vụ thương mại; trong khi đó, hoàn toàn không có chiếc xe nào thuộc phân khúc xe tải và xe trên 10 chỗ được nhập vào Việt Nam trong tuần vừa qua. 20 chiếc xe nhập khẩu còn lại đều có xuất xứ từ Mỹ và đều là loại xe đầu kéo.
Trong tuần vừa qua chỉ có đúng 3 chiếc ôtô dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam.
Trong tuần vừa qua chỉ có đúng 3 chiếc ôtô dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam. 
Tổng nhập khẩu trong tuần vừa qua của thị trường ôtô Việt Nam bao gồm 23 chiếc các loại, trị giá 1,656 triệu USD, trong đó có 3 mẫu xe dưới 10 chỗ, trị giá 56.400 USD.
Cũng theo thống kê sơ bộ này, trong tuần có gần 15,2 triệu USD linh kiện & phụ tùng ôtô nhập vào Việt Nam, với nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản với trị giá hơn 7 triệu USD; từ Đức trị giá 2,6 triệu USD; từ Hàn Quốc trị giá 1,9 triệu USD và từ Thái Lan trị giá 1,7 triệu USD… chiếm tỷ trọng tới 88% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô của cả nước.
Tình trạng xe nhập khẩu xụt giảm mạnh kể từ đầu năm 2018 do ảnh hưởng của Nghị định 116 ban hành hồi tháng 10 năm ngoái. Những quy định về các loại giấy chứng nhận kiểu loại khiến các nhà nhập khẩu ôtô chưa thể đáp ứng được ngay, dẫn đến tình trạng không nhập được xe về bán. Tháng 12/2017, lượng ôtô nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến so với những tháng trước, bởi một số hãng xe tranh thủ nhập nốt lượng hàng bán dịp đầu năm, trước khi Nghị định 116 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Ngoài ra, Nghị định 116 cũng gần như chấm dứt hoạt động của những công ty nhập khẩu xe nhỏ, không chính hãng. Điều này góp phần giảm lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 03, hướng dẫn thực hiện Nghị định 116, tuy nhiên tình hình vẫn không mấy khả quan đối với các đơn vị nhập khẩu ôtô. Nhiều công ty ôtô cho biết chưa thể nhập xe về bán bởi khó khăn về giấy tờ.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành, tình trạng xe nhập khẩu khan hiếm tại Việt Nam có thể sẽ kéo dài hết quý 2 năm nay.

Dàn xe cổ Porsche, Aston Martin "hàng hiếm" xuyên Việt

(Kiến Thức) - Những chiếc mẫu xe cổ hàng hiếm, nổi tiếng như;  Porsche; Aston Martin DB5... bất ngờ lăn bánh trên đèo Hải Vân thu hút sự chú ý của hầu hết những người đam mê "xế hộp" đi đường.

Người đi đường tại đèo Hải Vân (ranh giới giữa Huế và Đà Nẵng) không khỏi bất ngờ khi thấy một loạt xe cổ hàng hiếm tuyệt đẹp dừng chân tại đây. Trong ảnh là một chiếc xe sang Jaguar XK140 Convertible đời 1954 có biển số khá lạ.
 Người đi đường tại đèo Hải Vân (ranh giới giữa Huế và Đà Nẵng) không khỏi bất ngờ khi thấy một loạt xe cổ hàng hiếm tuyệt đẹp dừng chân tại đây. Trong ảnh là một chiếc xe sang Jaguar XK140 Convertible đời 1954 có biển số khá lạ.

"Soi" loạt xe sang tốt nhất Mercedes-Benz từng sản xuất

(Kiến Thức) - Kênh YouTube của hãng xe sang Mercedes-Benz vừa đăng video tiết lộ 5 mẫu xe sang tốt nhất mà nhà thương hiệu này từng sản xuất trong thời gian qua.

Đứng đầu danh sách 5 chiếc xe Mercedes-Benz tốt nhất là mẫu xe Mercedes-Benz 300 SLR Uhlenhaut Coupé. Với chỉ 2 chiếc xe được sản xuất, đến nay, 300 SLR Uhlenhaut Coupé vẫn rất nổi tiếng với bởi độ bền và động cơ mạnh có thể đặt tốc độ tối đa gần 290km/h.
 Đứng đầu danh sách 5 chiếc xe Mercedes-Benz tốt nhất là mẫu xe Mercedes-Benz 300 SLR Uhlenhaut Coupé. Với chỉ 2 chiếc xe được sản xuất, đến nay, 300 SLR Uhlenhaut Coupé vẫn rất nổi tiếng với bởi độ bền và động cơ mạnh có thể đặt tốc độ tối đa gần 290km/h.

Không dễ hưởng thuế 0% khi nhập khẩu ôtô về Việt Nam

(Kiến Thức) - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2018-2022 đã được Chính phủ ban hành, ôtô nhập khẩu từ ASEAN sẽ hưởng thuế suất 0% từ năm 2018 nhưng phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể.

Cho biết về các điều kiện này, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính nêu: Để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định ATIGA, mặt hàng xe ôtô nhập khẩu phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 4 về “Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt” tại Nghị định số 129/2016/NĐ-CP và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 129/2016/NĐ-CP.

Tương lai ôtô nhập khẩu vẫn "tối" sau Thông tư mới

(Kiến Thức) - Trái với kì vọng của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô tại Việt Nam, “Thông tư hướng dẫn” vừa được ban hành vẫn giữ nguyên nhiều điều khoản “ngặt nghèo” mà Nghị định 116 trước đó quy định.

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ôtô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2018.
Đáng chú ý, Thông tư mới được kí bởi Thứ trưởng Lê Đình Thọ dù đã hướng dẫn, cụ thể hóa những điều khoản từ Nghị định 116; giải quyết phần nào những băn khoăn, khúc mắc của nhiều doanh nghiệp nhưng vẫn được cho là “khắt khe”, chưa đáp ứng kì vọng. Bởi lẽ, những điều khoản “ngặt nghèo” nhất mà Nghị định 116 trước đó quy định như kiểm định xe theo lô hay đặc biệt là Giấy chứng nhận chất lượng ôtô nhập khẩu vẫn được giữ nguyên.
“Thông tư hướng dẫn” vừa được ban hành vẫn giữ nguyên nhiều điều khoản “ngặt nghèo” mà Nghị định 116 trước đó quy định.
 “Thông tư hướng dẫn” vừa được ban hành vẫn giữ nguyên nhiều điều khoản “ngặt nghèo” mà Nghị định 116 trước đó quy định.
Doanh nghiệp phản kháng…bất thành!
Từ việc nắm thế “thượng phong” với điểm tựa là lộ trình giảm thuế nhập khẩu nội khối về 0% theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ETIGA), giờ đây xe nhập khẩu lại đang lâm vào tình cảnh éo le chưa từng có khi các doanh nghiệp dù rất muốn nhưng vẫn không thể nhập xe. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này không gì khác chính là sự ra đời của Nghị định 116 hồi giữa tháng 10/2017. Một văn bản làm đảo chiều hoàn toàn thị trường với nhiều điều khoản được đánh giá là “khắt khe” với xe nhập. Trong đó, đáng chú ý nhất là quy định doanh nghiệp nhập khẩu xe phải có Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu và quy định xe nhập khẩu phải kiểm định theo từng lô.
Chính vì những điều khoản có phần gắt gao, ngay từ khi ra đời Nghị định 116 đã khiến nhiều liên doanh nhập khẩu xe đứng ngồi không yên. Thời điểm cuối năm 2017, đại diện của các hãng lớn như Honda, Toyota hay Ford đã không ít lần lên tiếng phàn nàn và kiến nghị nới lỏng điều kiện cho các doanh nghiệp. Đỉnh điểm, chỉ trong khoảng 2 tháng cuối năm 2017, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã không dưới 4 lần gửi thư kiến nghị lên Chính phủ, bày tỏ mong muốn được xem xét lại một số điều khoản trong Nghị định; hoặc chí ít cũng có văn bản hướng dẫn để các doanh nghiệp có thể sớm hoàn tất thủ tục và nhập xe về.
Chính vì những điều khoản có phần gắt gao, ngay từ khi ra đời Nghị định 116 đã khiến nhiều liên doanh nhập khẩu xe đứng ngồi không yên.
Chính vì những điều khoản có phần gắt gao, ngay từ khi ra đời Nghị định 116 đã khiến nhiều liên doanh nhập khẩu xe đứng ngồi không yên.  
Tuy nhiên, có một điểm chung là tất cả những “yêu sách” mà VAMA hay các hãng xe nhập gửi đi đều không mang lại kết quả. Và Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô nhập khẩu, thuộc đối tượng của Nghị định 116 (khi đó vẫn còn là dự thảo) được xem là cứu cánh duy nhất mà các doanh nghiệp có thể chờ đợi. Tuy nhiên, trái với kì vọng, Thông tư vừa chính thức được ban hành vẫn giữ nguyên những điều khoản mà các hãng xe lo ngại nhất là yêu cầu phải có Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu được cấp bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại nước ngoài.
Đến thời điểm này, khi Thông tư đã chính thức ban hành, nhiều ý kiến vẫn cho rằng đây là yêu cầu quá khó cho các doanh nghiệp. Bởi theo lí giải, việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận chất lượng cho xe xuất khẩu không phải là nhiệm vụ của nước xuất khẩu. Do đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới không hề có loại giấy này. Hơn nữa, nhiều đại diện doanh nghiệp cũng than phiền rằng việc yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho xe xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Đơn cử như tại Châu Âu, cơ quan có thẩm quyền ở các nước cũng không cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho xe xuất khẩu ra ngoài khu vực vì đơn giản đó là nhiệm vụ của nước nhập khẩu xe.
Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô phải tốn thêm chi phí cho việc kiểm định, đồng thời thời gian để đưa xe về cũng kéo dài hơn.
Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô phải tốn thêm chi phí cho việc kiểm định, đồng thời thời gian để đưa xe về cũng kéo dài hơn. 
Bên cạnh yêu cầu phải có Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu, Thông tư 03 cũng quy định rõ về việc kiểm định xe theo từng lô. Theo đó, các lô xe nhập khẩu đều phải được thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật. Cơ quan kiểm tra sẽ lấy ngẫu nhiên 1 hoặc 2 xe mẫu (trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu dùng một 1 mẫu để thử nghiệm an toàn và dùng 1 mẫu để thử nghiệm khí thải) đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu đã được kiểm tra để doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa xe đến các cơ sở thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm là căn cứ để cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng.
Nếu chiếu với Nghị định 116 ban hành trước đó, điều khoản về kiểm định xe không có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô vẫn phải gánh hậu quả khi phải tốn thêm chi phí cho việc kiểm định, đồng thời thời gian để đưa xe về cũng kéo dài hơn.
Đó là chưa kể, không những không điều chỉnh, nới lỏng cho các doanh nghiệp, trong nội dung Thông tư 03 còn có thêm một yêu cầu mới, buộc các doanh nghiệp muốn nhập khẩu xe phải cung cấp được “bản sao giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Những kiến nghị của VAMA không mang đến nhiều kết quả.
 Những kiến nghị của VAMA không mang đến nhiều kết quả. 
Như vậy, so với những quy định được nêu trong Nghị định 116, Thông tư mới của Bộ GTVT vô hình trung lại khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối hơn. Những kiến nghị của các hãng xe, của VAMA không mang đến nhiều kết quả. Nghị định đã có, thông tư đã ban hành, giờ đây, nếu muốn tiếp tục “cuộc chơi”, các doanh nghiệp nhập khẩu xe sẽ phải học cách thích nghi.
Tương lai xe nhập vẫn “mịt mùng”
Năm 2018 là thời điểm bản lề, được cả doanh nghiệp nhập khẩu xe và khách hàng chờ đợi. Thế nhưng, đến lúc này, những gì mang lại chỉ là sự thất vọng. Chính những yêu cầu khắt khe từ Nghị định 116 đang trở thành một “bức tường kiên cố” khiến các doanh nghiệp gần như “bất lực”. Và khi tháng 1/2018 sắp qua đi, ôtô nhập khẩu, đặc biệt là từ các nước nội khối ASEAN dù năm lợi thế khi hưởng thuế nhập khẩu 0%, vẫn đang loay hoay tìm cách tiếp cận thị trường.
Theo số liệu được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 1/2018, toàn thị trường Việt Nam chỉ nhập về tổng cộng 60 xe. Đáng nói, trong số này, lượng xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi chỉ vỏn vẹn 6 chiếc và hầu như đều nhập theo đường ngoại giao.
Nghị định đã có, thông tư đã ban hành, giờ đây, nếu muốn tiếp tục “cuộc chơi”, các doanh nghiệp nhập khẩu xe sẽ phải học cách thích nghi.
Nghị định đã có, thông tư đã ban hành, giờ đây, nếu muốn tiếp tục “cuộc chơi”, các doanh nghiệp nhập khẩu xe sẽ phải học cách thích nghi. 
Với tình tình hình hiện tại, nhiều chuyên gia nhận định, những tháng tiếp theo, thị trường xe nhập khẩu sẽ tiếp tục rơi vào cảnh khan hàng. Đặc biệt, thời điểm cận Tết, khi cầu vượt qua cung, các đại lý sẽ bắt đầu ép giá, nhiều người mua xe bỏ thêm vài chục, có khi cả trăm triệu nếu muốn có xe ngay trước Tết. Thậm chí, nhiều mẫu xe “hot” như Toyota Fortuner, Honda CR-V hay Ford Ranger đã bắt đầu hết hàng. Lúc này, dù khách hàng có cầm đủ tiền trên tay cùng chẳng thể rước được xe như mong muốn.
Bất lực trong khâu nhập xe, hàng loạt hãng, trong đó đáng chú ý có Toyota, Ford và Honda đã tuyên bố dừng xuất khẩu ôtô vào Việt Nam từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, đây có lẽ chỉ là động thái nhằm gây sức ép lên Chính phủ này lại không mang lại kết quả rõ ràng. Thông tư 03 đã ban hành, tương lai xe nhập vẫn không sáng sửa hơn. Lúc này, các doanh nghiệp gần như chỉ có 2 lựa chọn. Hoặc là cân nhắc chuyển qua lắp rắp (như cách mà Mitsubishi đã làm với Outlander), vừa tận dụng ưu đãi thuế, vừa tránh được Nghị định 116. Hoặc là hoàn tất các giấy tờ theo quy định và…chờ đợi.

Loạt xe ôtô Hyundai bản đặc biệt World Cup 2018 sắp ra mắt

(Kiến Thức) - Phiên bản đặc biệt Go! SE sẽ được Hyundai giới thiệu trên tất cả các mẫu xe ôtô hiện có của hãng tại Anh để chào mừng sự kiện World Cup 2018 mà hãng là nhà tài trợ.

Ngoài các trang bị tiêu chuẩn đầy đủ, phiên bản Go! SE của các mẫu xe ôtô Hyundai World Cup 2018 đều có logo thân xe và bọc vải nội thất thiết kế riêng, cùng nhiều lựa chọn màu sắc đa dạng, trong đó có xanh lam ánh kim - Champion Blue Metallic.
Ngoài các trang bị tiêu chuẩn đầy đủ, phiên bản Go! SE của các mẫu xe ôtô Hyundai World Cup 2018 đều có logo thân xe và bọc vải nội thất thiết kế riêng, cùng nhiều lựa chọn màu sắc đa dạng, trong đó có xanh lam ánh kim - Champion Blue Metallic.