![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
9h tối, sau một tràng nẹt pô, rồ ga inh ỏi ngoài cổng như muốn “thông báo”: tao vừa đến; gã dựng chống xe, bộ dạng say mèm, xồng xộc lao vào nhà, gọi lớn: “Misa đâu, ba đến thăm con”, bất kể chồng... lù lù ngay trước mặt. Chồng ý nhị lên tiếng: “Misa đang học bài trên lầu, để tôi gọi con”. Gã trừng mắt nhìn chồng, gầm gừ: “Ông là ai? Misa là con ông à?”. Cũng như mọi lần, chồng chưa kịp phản ứng thì gã tiếp: “Liệu hồn ông. Không tốt với nó là ông không xong với tôi đâu”. Muốn làm cho ra ngô ra khoai với gã một trận, nhưng nhớ lời vợ dặn, chồng chọn cách bỏ đi, vì “chấp gì kẻ say” theo cách vợ nói. Thế nhưng, thay vì bỏ đi trong cơn tức giận như bao lần, hôm qua, chồng quay đi trong cảm giác buồn vợi.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vợ có nhớ lần đầu tiên gã đến thăm Misa, cũng cái kiểu phăm phăm lao vào nhà, trống không: “Misa đâu? Ông là ai?”. Chồng ngỡ ngàng thì bị vợ kéo tay: “Anh ra ngoài một lát đi”. Gặp con gái xong, gã cố tình nói lớn cốt muốn chồng nghe thấy: “Con thích ăn gì? Mua quà gì?”. Con bé mới bảy tuổi, vô tư kể những món mình thích, rồi gã hằn học: “Sống với ba thì con không thiếu thốn vậy”. Nghe vợ kể chuyện học hành, ăn uống của con, gã lên mặt dạy đời: “Cô phải đổi sữa cho con gấp”, “Nếu được, cô chuyển trường cho con bé cho tôi”. Chồng nóng mặt, định mời gã nói chuyện đàng hoàng thì gặp ngay… cú lườm của vợ. Riết thành quen, gã ngày càng lấn tới, can thiệp sâu vào sinh hoạt của gia đình mình. Nhớ lời gã dặn: “Ở đây có điều gì khiến con buồn, cứ cho ba hay”, nên thỉnh thoảng bắt gặp vợ chồng mình gây nhau, con bé đều “học lại” cho gã biết. Lập tức, vợ nhận ngay điện thoại của gã: “Các người ăn ở sao thì tùy, nhưng để con bé tổn thương thì đừng trách tôi”. Và chắc vợ không quên, có không ít cuộc gọi vào số máy bàn nhà mình lúc giữa đêm của gã, giọng lè nhè “Tôi nhớ Misa” hay “Tôi điện thoại xem con gái đã ngủ chưa”…
Đã nhiều lần chồng đề nghị vợ để chồng được “làm việc” cùng gã, với tư cách người đàn ông hiện tại của vợ, có nghĩa vụ và trách nhiệm thương yêu, chăm sóc hai mẹ con, vợ đều lắc đầu. Trước sau vợ một lẽ: “Anh ấy có quyền hành xử như thế. Sau này, khi có mối bận tâm khác, ảnh sẽ “lơ” mối bận tâm này”. Quyền hành gì ở đây hả vợ, khi mà quyền ấy chẳng những rõ ràng đang quấy rối hạnh phúc, yên vui của gia đình mình mà còn khiến chồng như một thằng hèn ngốc. Tôn trọng vợ, chồng cũng mong không riêng vợ mà cả gã phải tôn trọng chồng, trong việc tìm tiếng nói chung để nuôi dạy Misa. Hay đó chỉ là cái cớ? Vợ từng kể, do không chịu được tính thô lỗ, gia trưởng, nói năng hàm hồ, cộc lốc của gã mà vợ ly hôn; trong khi gã còn rất yêu và nhiều lần níu kéo vợ. Có phải điều đó đã khiến vợ hoặc thương hại gã, thấy mình có lỗi, hoặc lòng còn “lăn tăn”, tơ vương; muốn giữ cho gã một chỗ đứng trong cuộc hôn nhân của chúng mình? Nếu quả thế thật, chồng tự hỏi, không biết, đang ở vị trí như một người thừa, chồng sẽ bị đánh bật ra hoặc tự mình phải rời đi trong bao lâu nữa?
Chia tay vợ, anh nuôi đứa con trai sáu tuổi. Một năm sau, anh và tôi gặp nhau. Một năm sau nữa, anh ngỏ lời.
Chị nói với tôi rằng chị giống một con thiêu thân đã dùng hết sức bình sinh để lao vào cuộc hôn nhân hào nhoáng đó. Tình yêu giống như ánh đèn trong đêm, nó hút người ta bằng ánh hào quang ma mị và kiêu hãnh. Anh là một người đàn ông lý tưởng, vừa đẹp trai vừa thành đạt lại sinh ra trong một ra đình có thế lực.
Chị mê đắm anh vì nhiều lẽ dù tính cách hai người trái ngược nhau và trái tim anh ngay từ khi bắt đầu đã không còn thuộc về chị nữa. Trói buộc anh bằng một đứa con, chị mặc kệ những lời can ngăn, những hệ quả có thể lường trước được. Chị lao vào quầng sáng ấy dẫu nó khước từ chị để rồi tự thiêu rụi mình bằng những ngày sống cảnh vợ chồng ngột ngạt và nhạt nhẽo. Anh coi chị giống như chiếc bóng trong nhà, vô hình đến tội nghiệp. Chị vẫn bền bỉ với thứ tình yêu ấy mong một ngày nào đó anh ngoảnh lại nhìn mình. Nhưng chị mãi cũng vẫn chỉ nhìn thấy chiếc gáy của người đàn ông mình yêu. Tôi nhìn chị và nghĩ ngôi nhà ấy thực ra từ lâu đã biến thành ngôi mồ chôn cất cuộc hôn nhân gượng ép một cách mù quáng. Chị như bông hoa tự thắp lửa mong sưởi ấm khu vườn nhưng ngọn lửa ấy cuối cùng lại tự thiêu rụi từng cánh mỏng.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trong ngôi nhà đó mọi cố gắng vun đắp là không tưởng. Những ngày nắng chị mở toang tất cả những cánh cửa sổ ngồi ngoẹo cổ trông ra cổng chờ một tiếng dừng xe. Những ngày mưa gió xám xịt và u ám chị không dám rời khỏi giường vì sợ chút hơi ấm cuối cùng cũng bỏ mình mà đi. Những ngày đau ốm hai mẹ con chăm nhau, thìa cháo chưa chạm môi đã đắng ngắt tận tim can. Tôi tự hỏi chị định sống như thế đến bao giờ? Đó gọi là tình yêu hay là sự đọa đầy?
Bỗng một ngày tôi nhận được một cuộc gọi từ chị, cứ nghĩ chị nhắc tôi ghé thăm cho nhà cửa bớt buồn. Không nhờ khi đó chị đã rời thành phố mang theo cậu con trai trở về sống tại quê nhà. Tôi hỏi về sự giải phóng cho cuộc hôn nhân nặng nề ấy? Chị cười bảo “Vì còn có con. Vì không có quyền được chết giống một con thiêu thân nên chị đã chọn cách lầm lũi lê lết bò ra khỏi quầng sáng ấy. Bây giờ thì chị thấy thanh thản hơn nhiều”.
Tôi nghe trong giọng chị như có mưa, hẳn là chưa thể tươi vui khi vừa bước qua mùa giông gió. Thỉnh thoảng tôi vẫn đi ngang ngôi nhà cũ to đẹp của chị, tường rào bao quanh im ỉm không phát ra một tiếng động nào. Tôi vẫn không khỏi xót xa khi nghĩ rằng chính nơi này đã từng giam hãm tuổi thanh xuân của người đàn bà từng lấy tình yêu làm lẽ sống. Ơn trời là những ngày tháng ấy đã qua…