Vua Minh Mạng 43 vợ, 142 con: Phi tần Trần Thị Huân được sủng ái nhất?

Mặc dù không phải là người được vua sủng ái nhất, nhưng Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân lại là người phụ nữ đặc biệt trong đời vua Minh Mạng. Bà sinh cho vua 15 người con.   

Sinh cho vua 15 người con... khi trong cung vô vàn mỹ nữ
Không chỉ được biết đến là vị vua tài giỏi, xuất chúng, Minh Mạng còn nổi tiếng là vị vua lắm vợ nhiều con nhất trong 13 vị vua của vương triều Nguyễn. Ông có tới 43 vợ, 142 con. Trong đó Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân là người phụ nữ đặc biệt nhất trong số 43 bà bởi sinh cho vua tới 15 người con gồm 6 hoàng tử và 9 hoàng nữ.
Vua Minh Mang 43 vo, 142 con: Phi tan Tran Thi Huan duoc sung ai nhat?
 Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân lại là người phụ nữ đặc biệt trong đời vua Minh Mạng bởi sinh cho ông tới 15 người con.
Bà Trần Thị Huân nguyên quán ở huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Năm sinh năm mất của bà không được sử sách ghi lại. Tuy nhiên, các sử liệu cho thấy, bà vào hầu vua Minh Mạng từ thuở ông còn ở nơi Tiềm để (nơi ở của Thái tử trước khi lên ngôi).
Không thấy người ta nhắc tới nhan sắc của bà. Song trong chốn tam cung, lục viện, người đẹp nhiều vô kể, người được gần vua và sinh cho vua tới 15 người con như bà Trần Thị Huân hẳn là một ngoại lệ.
Có lẽ vì thế, khi vua Minh Mạng lên ngôi đã phong cho bà tới chức Huệ tần ở hàng Tứ giai. Rõ ràng, đối với một vị vua có vô vàn cung tần mỹ nữ, trong đó không ít cung phi cả đời không một lần được nhìn thấy mặt vua thì việc sinh cho vua tới 15 người con cũng là một may mắn của Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân.
Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, ngoài Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân, trong số những người phụ nữ may mắn được “gần” vua và sinh con cho vua có bà Hồ Thị Hoa (sau khi mất được phong Tá Thiên Nhân Hoàng hậu). Bà Hoa có với vua người con trai duy nhất là vua Thiệu Trị sau này. Tuy nhiên cuộc đời bà Hồ Thị Hoa hẩm hiu, sinh con được 13 ngày thì mất.
Ngoài bà Hồ Thị Hoa, vua còn hai bà phi, 6 bà tần (trong đó có Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân), 2 tiệp dư, 7 quý nhân, 2 mỹ nhân, 8 tài nhân, 12 cung nhân... Bên cạnh đó “còn một số bà khác nhưng không rõ tên và lai lịch”.
Các sử liệu cho thấy, người được vua sủng ái và yêu thương nhất là Lệ tần Nguyễn Thị Thúy Trúc và đặc biệt là bà Hiền phi Ngô Thị Chính.
Hai viên hảo ngọc châu
Không chỉ sinh con cho vua với con số kỷ lục, một số người con của Tứ giai Huệ tần Trần Thị Huân với vua Minh Mạng còn được tiếng thông minh, giỏi giang. Nổi bật, trong 15 người con có Quảng Ninh Quận vương Nguyễn Phúc Miên Mật và An Quốc công Nguyễn Phúc Miên Ngung.
Vua Minh Mang 43 vo, 142 con: Phi tan Tran Thi Huan duoc sung ai nhat?-Hinh-2
 Lăng vua Minh Mạng
Nguyễn Phúc Miên Mật (Bật) là con trai thứ 3 của vua Minh Mạng và Tứ giai Huệ tần, là hoàng tử thứ 30. Từ nhỏ, Miên Bật đã thông minh đĩnh ngộ, vốn thích học viết khi mới trưởng thành, ra học thầy dạy bên ngoài, không sách gì là không đọc, vua rất yêu quý.
Còn An Quốc công Miên Ngung là người con thứ 6 của bà Huệ tần. Lúc trẻ, Miên Ngung thông minh ham học, có tài làm thơ văn. Năm 20 tuổi, ông rời cung dọn ra ở phủ riêng, thông thuộc kinh sử, sách của Bách gia chư tử không sách nào mà không nghiên cứu, lời văn của ông chải chuốt dễ đọc.
Đương thời, Miên Mật và Miên Ngung có tiếng giỏi ngang nhau, được vua quý khen rằng: "Hai viên hảo ngọc châu".
Điều đáng tiếc nhất là cả Nguyễn Phúc Miên Mật và Miên Ngung tuổi trẻ tài cao nhưng đoản mệnh, chết khi tuổi còn rất trẻ.
Theo các tư liệu để lại, ngoài Miên Mật và Miêng Ngung, trong số 15 người con của Tứ giai Huệ tần và vua Minh Mạng rất nhiều người mất sớm.
Công chúa Nguyễn Phúc Phúc Tường sinh năm 1841, là con gái út của Huệ tần, đồng thời là công chúa thứ 64 (chào đời sau khi vua cha mất) cũng mất khi mới chạm tuổi 25.

Mời độc giả xem video:HLV Akira Nishino nói gì khi ĐT Nhật Bản không dâng lên tấn công tìm bàn gỡ?. Nguồn: Tin Tức VTV24.


Vua Minh Mạng và vụ án “gạt thóc cân điêu” chấn động sử Việt

(Kiến Thức) - Vụ án điển hình được chính sử nhà Nguyễn ghi lại trong bộ Đại Nam thực lục đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của vua Minh Mạng, đó là vụ án Đinh Văn Tăng cân điêu. Vụ án này từng gây chấn động lịch sử vương triều phong kiến một thời. 

Là một người rất tích cực hoạt động chống tham nhũng, tiêu cực, trong thời gian cai trị vua Minh Mạng đã xử lý nhiều vụ án với các biện pháp kiên quyết, cứng rắn tuy có phần khắt khe nhưng cần thiết để ngăn chặn tệ nạn và làm gương răn đe đối với những kẻ có ý định xấu. Một vụ án điển hình được chính sử nhà Nguyễn ghi lại trong bộ Đại Nam thực lục đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của vua Minh Mạng, đó là vụ án Đinh Văn Tăng cân điêu.
Đinh Văn Tăng là người coi kho lương ở tỉnh Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây, Hà Nội), có nhiệm vụ cân đong thóc cho binh lính mỗi khi đến kỳ họ lĩnh lương, nhận thóc. Để bớt xén thu lợi riêng, lúc cân thóc, Đinh Văn Tăng thường nhanh tay gạt làm thóc không đầy hộc khiến binh lính có lời kêu ca đến quan Tổng đốc Lê Đại Cương. Viên quan này đã cho người bí mật theo dõi và bắt quả tang hành vi gian dối của Tăng vào tháng 3 năm Nhâm Thìn (1832), sau đó làm tấu trình về triều đề nghị áp dụng hình phạt xử tử.

Lý do các đế quốc hùng mạnh nhất thế giới sụp đổ

La Mã, Mông Cổ, Ottoman, Inca... từng là những đế quốc hùng mạnh bậc nhất lịch sử nhân loại. Cùng điểm qua nguyên nhân chính khiến các đế quốc này sụp đổ.

Ly do cac de quoc hung manh nhat the gioi sup do
La Mã là một đế quốc hùng mạnh từng thống lĩnh phần lớn phương Tây cổ đại. Năm 395, đế quốc này bị chia làm hai phần Đông - Tây do bất ổn nội tai. Sau đó, Tây La Mã trượt dài về kinh tế và quân sự rồi bị các bộ tộc bên ngoài xâm chiếm năm 476.
Ly do cac de quoc hung manh nhat the gioi sup do-Hinh-2
Kế thừa văn minh La Mã, đế quốc Byzantine hay Đông La Mã từng là một thế lực hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thời Trung cổ. Đến thế kỷ 15, những mâu thuẫn nội bộ đã khiến đế quốc này suy yếu trầm trọng. Cuối cùng Byzantine bị người Ottoman xâm chiếm năm 1461.