Vụ hiệu trưởng điều giáo viên đi tiếp khách: Những VIP nào được điểm tên?

Một giáo viên đứng đơn tố cáo vị nữ hiệu trưởng thường xuyên điều giáo viên đi tiếp khách bức xúc với kết quả giải quyết tố cáo của UBND huyện và cho biết sẽ khiếu nại một số vấn đề.

Liên quan đến vụ việc "Nữ hiệu trưởng phân công giáo viên đi tiếp nhiều đoàn khách... "VIP" mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, sáng 18-12, một cô giáo đứng đơn tố cáo bà Đỗ Thị Oanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), cho biết không đồng ý với kết luận giải quyết đơn tố cáo của UBND huyện.

Vu hieu truong dieu giao vien di tiep khach: Nhung VIP nao duoc diem ten?

Giáo viên không đồng ý kết quả giải quyết tố cáo Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan

Theo cô giáo này, một số nội dung tố cáo được giải quyết chưa xác đáng. Bên cạnh đó, trong đơn tố cáo của các giáo viên cũng bức xúc khi bà Oanh cứ đưa xe con về trường bắt giáo viên rửa xe cho mình. Có cô không biết rửa xe con, khi rửa không đóng cửa xe nên để chập điện thì bị bà Oanh la mắng và cô giáo phải xin lỗi. Tuy nhiên, kết luận chỉ nêu việc rửa xe ở trường là chưa phù hợp trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về sử dụng điện, nước.

"Với những vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nhà giáo thì chúng tôi nghĩ rằng bà Oanh không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng huyện Tuy Đức giải quyết vụ việc một cách công tâm, lấy lại niềm tin cho đội ngũ nhà giáo" - cô giáo này chia sẻ.

Liên quan đến vụ việc, theo kết luận nội dung tố cáo đối với bà Đỗ Thị Oanh của UBND huyện Tuy Đức cho thấy bà Oanh đã nhiều lần điều giáo viên trong trường đi tiếp các đoàn khách trong tỉnh.

Cụ thể, theo UBND huyện Tuy Đức, xác minh từ một số giáo viên, các giáo viên cho biết Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo một số giáo viên đi uống rượu, tiếp khách trong các buổi tiệc tại các đơn vị như: Công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên; Đồn Biên phòng 11, 12; Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ; Chi cục Hải quan cửa khẩu Bu P’Răng; Công an tỉnh trong và ngoài giờ hành chính, có cả thứ 7 và chủ nhật.

Khi làm việc với đoàn kiểm tra, bà Oanh cho biết việc phân công giáo viên đi uống rượu, tiếp khác trong giờ hành chính là có thật và chỉ đi khi các đơn vị mời nhà trường tham dự.

Kết quả xác minh ngẫu nhiên một đơn vị đóng chân trên địa bàn là Công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên thì ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch công ty, cho biết hằng năm, công ty tổ chức sơ kết, tổng kết hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và năm. Những lần sơ kết, tổng kết có mời bà Oanh tham dự. Trong năm 2021 mời khoảng 4-5 lần, năm 2022 mời khoảng 3 lần. Quá trình bà Oanh tham dự đều có đi cùng một số giáo viên trong trường, những giáo viên này ông Bình không biết tên.

Do đó, UBND huyện Tuy Đức kết luận việc việc bà Oanh đi uống rượu và rủ giáo viên đi uống rượu, tiếp khách trong giờ hành chính là vi phạm Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 17-8-2013 của UBND tỉnh Đắk Nông.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, bức xúc trước hàng loạt vi phạm của bà Oanh, hàng chục giáo viên trong trường đã làm đơn tố cáo lên UBND huyện Tuy Đức. Ngoài những nội dung trên, UBND huyện Tuy Đức kết luận bà Oanh đã có những vi phạm như: sử dụng sai mục đích nguồn tiền của phụ huynh, kinh phí công đoàn, bắt giáo viên đi hái cà phê thuê giữa dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, bà Oanh la mắng kế toán nhà trường, tự ý thu điện thoại cá nhân của giáo viên. Thậm chí, bà Oanh mua bán với công ty sách với thể loại sách không phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành rồi về yêu cầu giáo viên bán cho phụ huynh, làm trái quy định của pháp luật; lập chứng từ khống hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; lập hồ sơ chi tiền trông trẻ buổi trưa nhưng thực tế lại chi tiền đồng phục...

Đối với các nội dung tố cáo: Hiệu trưởng thực hiện trái quy định trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021; Hiệu trưởng gợi ý để được nhận quà tặng bằng vàng 9999 trong ngày sinh nhật; Hiệu trưởng tham gia học chính trị hè không nghiêm túc và vi phạm quy định của Đảng; Hiệu trưởng quan hệ bất chính với 1 Chủ tịch UBND xã, đoàn xác minh sẽ chuyển đến Ủy ban kiểm tra Huyện ủy để xem xét, xử lý theo quy định của Đảng.

Thầy giáo xin nghỉ vì 'vấn nạn dối trá' được động viên ở lại

Ông Lê Trần Ngọc Sơn, giáo viên Trường Tiểu học An Lợi, Long Thành, Đồng Nai được động viên ở lại dạy học sau lá đơn xin nghỉ vì "vấn nạn giả dối".

Chiều 13/10, Phòng GD-ĐT huyện Long Thành (Đồng Nai) đã làm việc với ông Nguyễn Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lợi và ông Lê Trần Ngọc Sơn - giáo viên tiếng Anh gây xôn xao với lá đơn xin nghỉ việc vì 'vấn nạn giả dối'.

Chồng muốn đi làm lại sau thời gian dài ở nhà nội trợ

Lương giáo viên không cao, tôi đang muốn đổi sang công việc khác sao cho thu nhập có thể tốt hơn. Tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng quả thật không biết nên bắt đầu từ đâu.

Chong muon di lam lai sau thoi gian dai o nha noi tro
 Ảnh minh họa
Thanh Tâm thân mến!

Hơn 1% giáo viên nghỉ việc trong một năm, Bộ GD-ĐT đề nghị trả lương tương xứng

Giáo viên nghỉ việc nhiều tập trung ở các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương… và những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội quá khó khăn như Sơn La, Gia Lai…

Sự thiếu hụt giáo viên khá trầm trọng ở nhiều địa phương khi bắt đầu năm học mới ngoài nguyên nhân nhu cầu về giáo viên tăng lên do thực hiện Chương trình giáo dục mới, còn có một nguyên nhân nữa là chỉ trong một năm vừa qua đã có rất nhiều giáo viên từ bỏ công việc trên bục giảng.

3 nguyên nhân khiến 1% giáo viên nghỉ việc

Chia sẻ với VietNamNet, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện, Bộ GD-ĐT đang tiến hành cập nhật tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc trong năm học 2021-2022.

"Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này cho thấy, số giáo viên nghỉ việc, chuyển việc chiếm tỷ lệ khoảng trên 1% so với tổng số giáo viên mầm non và phổ thông trong cả nước" - ông Đức thông tin.

Phân tích số liệu cũng cho thấy, số giáo viên nghỉ việc nhiều tập trung ở các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn như: TP.HCM, Hà Nội Đà Nẵng, Bình Dương… Những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội quá khó khăn như Sơn La, Gia Lai… cũng có hiện tượng giáo viên nghỉ việc nhiều hơn một chút so với các địa phương khác.

"Tỷ lệ này so với các ngành nghề khác tuy không quá bất thường nhưng lãnh đạo ngành giáo dục hết sức trăn trở" - ông Đức chia sẻ.

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra giữa tháng 8 vừa qua, tính đến năm học vừa qua có 1,6 triệu giáo viên các cấp.

Như vậy, 1% giáo viên nghỉ việc, chuyển việc tương đương với khoảng 16 nghìn người.

Cụ thể, tại một số địa phương như TP.HCM, từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022 trong số 5.501 viên chức nghỉ việc thì lĩnh vực giáo dục chiếm tỉ lệ cao nhất với 2.436 người; Từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022 ở Bình Dương có 527 giáo viên nghỉ việc; Theo Sở Nội vụ Đồng Nai, từ năm 2020 đến nay, ngành giáo dục có 1.218 giáo viên xin nghỉ...

Theo ông Đức, việc giáo viên chuyển việc, nghỉ việc có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.

Thứ nhất là chính sách tiền lương. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, thực hiện các chế độ đãi ngộ như phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên… nhưng thu nhập của nhà giáo nói chung và đặc biệt với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng còn rất thấp; trong khi chi phí thiết yếu cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, học tập nâng cao trình độ…) khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn để trang trải cuộc sống; trong khi đó ở các khu đô thị, các khu công nghiệp việc tìm kiếm việc làm mới là khá dễ dàng do nhu cầu lao động lớn của các doanh nghiệp.

Hon 1% giao vien nghi viec trong mot nam, Bo GD-DT de nghi tra luong tuong xung

 Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục đề nghị các cấp quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác đối với giáo viên. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Thứ hai là một số thầy cô dù gắn bó nhiều năm trong ngành nhưng trước những yêu cầu đổi mới giáo dục thì khả năng đáp ứng còn hạn chế (khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy…) nên cảm thấy bị áp lực. Một số thầy cô lớn tuổi, có sức khỏe không tốt cũng muốn nghỉ hưu sớm hoặc chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng hơn… Đối với giáo viên mầm non còn có lý do thời gian lao động trong ngày rất dài, cộng thêm áp lực từ phụ huynh và xã hội rất lớn.

Thứ ba, một số giáo viên được tuyển dụng và phân công đến công tác ở các địa phương khác, xa gia đình trong khi điều kiện sinh hoạt, công tác ở đó còn nhiều thiếu thốn, đường xá xa xôi, thiếu nhà ở công vụ, gặp khó khăn trong việc quan tâm, chăm sóc gia đình. Vì vậy số giáo viên này thường chuyển sang làm công việc khác ở gần gia đình hơn.

Đề nghị chính sách lương mới và giảm áp lực cho giáo viên

Ông Đức cho hay, Bộ trưởng nói riêng và Bộ GD-ĐT nói chung rất quan tâm đến vấn đề giáo viên nghỉ/bỏ việc. Chính vì vậy Bộ đang tập trung tổng hợp, tìm hiểu thêm các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để động viên, tạo sự gắn bó với nghề của nhà giáo.

Hon 1% giao vien nghi viec trong mot nam, Bo GD-DT de nghi tra luong tuong xung-Hinh-2

 Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT)

"Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng chính sách tiền lương mới, trong đó lương của nhà giáo sẽ được trả tương xứng tính chất mức độ phức tạp của công việc, đặc thù nghề nghiệp và không thấp hơn mức lương hiện hưởng" - ông Đức thông tin.

Theo ông Đức, Bộ GD-ĐT đã có những văn bản hướng dẫn liên quan đến nhiệm vụ của giáo viên. Thời gian tới, Bộ tiếp tục rà soát, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên giảm bớt các công việc không đúng với chuyên môn của mình, giảm bớt áp lực không đáng có; tiếp tục rà soát các hội thao, hội thi, các hoạt động mang tính phong trào để tránh giáo viên phải tham gia nhưng không mang lại lợi ích thiết thực cho nghề nghiệp của mình và sẽ quyết liệt hơn trong việc chấn chỉnh, hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.

Bộ GD-ĐT cũng đang phối hợp với Bộ Nội vụ chỉnh sửa định mức giáo viên/lớp cho phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

“Cá nhân tôi rất chia sẻ với các thầy cô giáo vì những khó khăn cả trong công việc và trong cuộc sống. Về phía Bộ, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về chính sách đối với nhà giáo phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất mong, các thầy cô khi đã xác định chọn nghề nhà giáo - một nghề rất đặc thù, thì ngoài yếu tố về thu nhập, các thầy cô cũng luôn giữ cho mình tình yêu, sự tâm huyết với công việc giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻ để có thêm động lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, tiếp tục gắn bó với nghề” - ông Đức bày tỏ.