Vụ án Công ty Nhật Cường: Các bị cáo vẫn phải bồi thường 251 tỷ đồng

Trưa 30/11, TAND cấp cao ra phán quyết với nhóm bị cáo trong vụ án “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Theo đó, HĐXX cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện KSND Hà Nội, tuyên các bị cáo phải nộp lại 221 tỷ đồng thu lời bất chính từ hành vi buôn lậu và gần 30 tỷ đồng sai phạm về kế toán. Điều này đồng nghĩa với 14 bị cáo trong vụ án của Công ty Nhật Cường phải nộp lại gần 251 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tòa dành quyền khởi kiện cho các bị cáo để yêu cầu Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) và đồng phạm khác bồi hoàn khoản tiền này.

Về trách nhiệm hình sự, tòa cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận kháng án xin giảm nhẹ hình phạt của Nguyễn Bảo Trung (lái xe), với lý do đã nộp được 2 tỷ đồng trong số 15 tỷ phải khắc phục. Bị cáo Trung được giảm án từ 8 năm tù còn 6 năm về tội buôn lậu. 10 bị cáo còn lại xin giảm án nhưng tòa cấp cao bác toàn bộ kháng cáo.

Trước khi tuyên án, được nói lời sau cùng bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc (Giám đốc tài chính Công ty Nhật Cường) gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và mong HĐXX cấp phúc thẩm giảm nhẹ án phạt, sớm được về với cộng đồng.

Bị cáo Trần Ngọc Ánh (Phó Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) trình bày đã sớm nhận thức được sai phạm của mình nên cũng mong tòa xem xét phần hình sự, miễn trách nhiệm dân sự với khoản tiền bị tòa cấp sơ thẩm tuyên nộp để khắc phục hậu quả.

Ánh cho biết, trong thời gian điều tra, bị cáo cùng hai đồng nghiệp Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Bích Hằng tích cực phối hợp với cảnh sát trích xuất dữ liệu của Công ty Nhật Cường, qua đó tính toán được số tiền thu lời bất chính là hơn 221 tỷ đồng và gần 30 tỷ đồng chênh lệch thuế. “Số tiền tòa sơ thẩm tuyên bị cáo phải nộp khắc phục là quá lớn, nếu phải ngồi tù và chịu mức bồi thường như vậy chắc cả đời bị cáo không thể trả hết”, ông Ánh nói.

Các bị cáo còn lại khi nói lời sau cùng đều mong HĐXX cho hưởng sự khoan hồng.

Chủ tọa phiên phúc thẩm kết luận, đây là vụ án đồng phạm có tổ chức, thực hiện hành vi phạm tội với sự cấu kết chặt chẽ với nhau. 

Vụ Nguyễn Vũ Bảo Hoàng bị bắt: Thuduc House làm ăn thế nào trước khi loạt lãnh đạo bị bắt?

Nhiều năm qua, TDH được xem là cổ phiếu nhỏ (penny), chỉ loanh quanh dưới mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) và ít được các nhà đầu tư quan tâm bởi tình hình kinh doanh của Thuduc House không có nhiều nổi bật. 

 

Tuy nhiên, từ cuối tháng 8-2021 đến cuối tháng 9-2021, giá cổ phiếu TDH bất ngờ tăng mạnh khi thị trường xuất hiện thông tin Công CP Louis Land (mã BII) trở thành cổ đông lớn của Thuduc House, liên tục mua gom cổ phiếu TDH, đồng thời cam kết hợp tác với Thuduc House phát triển nhiều dự án bất động sản.

Trong thời gian đó, giá cổ phiếu TDH đã có 10 phiên tăng trần liên tục từ ngày 9-9 đến 23-9, chạm mức 15.800 đồng/cổ phiếu.

Cận cảnh dự án Saigon One Tower 'đắp chiếu' hơn 10 năm đang được thi công trở lại

(Vietnamdaily) - Sau hơn 10 năm ngừng thi công, dự án Saigon One Tower (đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, quận 1, TP  HCM) đang được thi công trở lại.

Can canh du an Saigon One Tower 'dap chieu' hon 10 nam dang duoc thi cong tro lai
 Với mặt tiền nằm trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP HCM) và "view" nhìn thẳng ra sông Sài Gòn, tòa nhà Cao ốc Sài Gòn M&C (Saigon One Tower) được đánh giá sở hữu vị trí vô cùng đắc địa.
Can canh du an Saigon One Tower 'dap chieu' hon 10 nam dang duoc thi cong tro lai-Hinh-2
 Dự án có khuôn viên hơn 6.672 m2, mật độ xây dựng 46% với quy mô 41 tầng (không tính 5 tầng hầm và 3 tầng kỹ thuật), tổng vốn đầu tư 256 triệu USD (tương đương 5.000 tỷ đồng). Theo thiết kế, công trình cao 185 m, gồm khu căn hộ 180 căn và khu văn phòng.

Bà Rịa - Vũng Tàu siết chặt tình trạng tự ý phân lô, tách thửa

(Vietnamdaily) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản hỏa tốc số 18013 gửi các Sở, ngành về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.

Trong đó, cần đánh giá cụ thể các yếu tố phát sinh có liên quan (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,...) khi kiến nghị điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch các loại đất, đề xuất giải pháp thực hiện và quan tâm quy hoạch sử dụng đất hai bên các tuyến đường, để tạo quỹ đất sạch khi triển khai đầu tư mới các tuyến đường giao thông, nhằm phát triển đô thị, tạo nguồn lực cho ngân sách.