VPBank hoàn tất bán 49% vốn FE Credit, vay hợp vốn nước ngoài 300 triệu USD

(Vietnamdaily) - VPBank đã hoàn tất bán 49% vốn tại FE Credit cho SMBCCF, một công ty con của Tập đoàn Sumitomo.

Ngày 28/10/2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) cho biết đã hoàn thành tất cả các quy trình và thủ tục cần thiết để Công ty SMBC Consumer Finance Company (SMBCCF) chính thức mua lại 49% cổ phần của FE Credit.
Như vậy, sau 6 tháng kể từ khi VPBank và SMBCCF ký hợp đồng chuyển nhượng vốn vào tháng 4/2021, hai bên đã hoàn thành các bước và thủ tục cần thiết để SMBCCF chính thức nắm giữ 49% vốn điều lệ tại FE Credit.
VPBank vẫn nắm giữ 50% vốn điều lệ tại FE Credit, trong khi 1% vốn điều lệ còn lại thuộc về một nhà đầu tư khác.
Đồng thời, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng sẽ được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH VPBank SMBC. 
Như vậy, lợi nhuận từ thương vụ này của VPBank sẽ được ghi nhận vào quý 4/2021.
VPBank hoan tat ban 49% von FE Credit, vay hop von nuoc ngoai 300 trieu USD
 
Trước đó, ngày 27/10/2021, VPBank đã nhận được khoản vay hợp vốn kỳ hạn 2 năm trị giá 200 triệu USD với Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) là một trong những đối tác chính. Các đối tác khác là CTBC Bank, Hua Nan Commercial Bank, State Bank of India và First Commercial Bank.
Ngoài ra, vào giữa tháng 10, VPBank đã nhận được khoản vay hợp vốn từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và SMBC với hạn mức tối đa 100 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) - đặc biệt là các doanh nghiệp có lãnh đạo là nữ giới.

Thoái vốn tại 'con gà đẻ trứng vàng' FE Credit, VPBank sẽ lấy gì để tăng trưởng lợi nhuận?

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của VPBank đã diễn ra sôi nổi trong phần hỏi đáp của cổ đông. Đáng chú ý, cổ đông đặt ra vấn đề, nếu VPBank thoái vốn thành công tại FE Credit - gà đẻ trứng vàng của ngân hàng thì HĐQT sẽ lấy cái gì để bù đắp vào phần hụt thu từ công ty tài chính này?

ĐHĐCĐ năm 2020 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) kết thúc với phần hỏi đáp sôi nổi của các cổ đông và các thành viên HĐQT ngân hàng này.

VPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 16.600 tỷ năm 2021

(Vietnamdaily) - Năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ dưới 3%.

Năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% lên 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá mục tiêu là 327.280 tỷ, tức tăng 10,5%.

Dư nợ cấp tín dụng 376.340 tỷ, tăng 16,6%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng VPBank là dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng.

Trong năm nay, VPBank dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 0,59%.

VPBank dat muc tieu lai truoc thue 16.600 ty nam 2021
 

Nói về năm 2020, VPBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm trước, và vượt 27,5% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động toàn ngân hàng đạt 39 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22% tại ngân hàng hợp nhất và 24,6% tại ngân hàng riêng lẻ.

Mảng tín dụng tiêu dùng (FE Credit) có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, nhưng FE Credit vẫn dẫn đầu trên thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện ở cả cấp độ hợp nhất và riêng lẻ, trong đó tại ngân hàng hợp nhất, tỷ lệ nợ xấu (theo TT 02) vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, và tại ngân hàng riêng lẻ tỷ lệ này xuống dưới 2%.

Song song với nỗ lực kiểm soát nợ xấu, năm 2020 VPBank tiếp tục tăng cường chủ động nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của cả năm 2020 hợp nhất tăng 15,2% so với năm trước (đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm 2019). Tại ngân hàng riêng lẻ, chi phí dự phòng tăng 27%.

Hậu Covid-19, vì sao bất động sản Bảo Lộc luôn là điểm nóng?

Khi dịch xảy ra gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của nhiều người dân, mọi người mới cảm nhận ra ý nghĩa sống mạnh khỏe, sống an lành quan trọng như thế nào.

 Chọn môi trường sống trong lành cho bản thân và gia đình, giờ là tiêu chí hàng đầu trong việc mua nhà hay đầu tư bất động sản của nhiều người. Hãy điểm qua các yếu tố chính sau, cho thấy tại sao bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc luôn là điểm nóng thu hút các nhà đầu tư.

Hạ tầng giao thông

Bảo Lộc là một trong 2 thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng (thành phố còn lại là Đà Lạt). Nếu Đà Lạt là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước thì Bảo Lộc là thủ phủ của trà, cà phê, tơ tằm, những hình ảnh đi vào trong tiềm thức của nhiều người từ hằng chục năm qua.

Bảo Lộc nằm ở phía nam tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn thành phố có 2 tuyến quốc lộ chạy ngang là Quốc lộ 20 và Quốc lộ 55.

- Quốc lộ 20: Đây là tuyến đường chính từ TP. Hồ Chí Minh đi lên Đà Lạt. Du khách theo đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sau đó từ ngã ba Dầu Giây rẽ vào Quốc lộ 20 đi lên Bảo Lộc - Đà Lạt.

- Quốc lộ 55: Tuyến đường này khởi đầu từ TP. Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), qua Hàm Tân, thị xã La Gi, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), kết thúc tại TP. Bảo Lộc. Đây là con đường trục Đông - Tây liên kết các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Với vị trí địa lý và các tuyến đường giao thông hiện hữu, TP. Bảo Lộc có khoảng cách di chuyển khá thuận lợi đến các thành phố lớn lân cận như: Đà Lạt, Phan Thiết, Phan Rang, Biên Hòa, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đang được khởi động về thủ tục càng làm cho hạ tầng giao thông đến Bảo Lộc thêm thuận lợi.

Tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dự kiến gồm 3 dự án: Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, với các phân kỳ đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và 2025 - 2030.

Khi tuyến cao tốc này hoàn thành, kết nối hoàn chỉnh với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ TP. Hồ Chí Minh đến Bảo Lộc, cũng như từ Bảo Lộc đến Đà Lạt. Vị trí hấp dẫn của Bảo Lộc sẽ trở thành nền tảng để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại đây.

Du lịch nghỉ dưỡng

Nếu như Đà Lạt đang đối mặt bài toán khó về phát triển du lịch thiếu đồng bộ với sự đầu tư, nâng cấp về các điểm tham quan, hạ tầng cơ sở,… thì Bảo Lộc lại đang vươn mình lên trở thành “thỏi nam châm” mới về du lịch của vùng kinh tế Tây Nguyên.

Lượng khách du lịch đến Bảo Lộc không ngừng tăng qua các năm. Năm 2020, lượng du khách đến Bảo Lộc tham quan, nghỉ dưỡng tăng đến 126% so với cùng kỳ năm trước! (1)

Bảo Lộc hiện có 127 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, 1 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao, 18 khách sạn 1 sao, còn lại là nhà nghỉ du lịch.

Du khách đến với Bảo Lộc sẽ được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, thắng cảnh đẹp, nguyên sơ không thua kém gì so với Đà Lạt. Tại Bảo Lộc, du khách được tận hưởng không gian nghỉ dưỡng hòa mình thiên nhiên, tránh xa được khói bụi ồn ào thành phố.

Thu hút đầu tư

Đây chính là một trong những bảo chứng cho các nhà đầu tư khi xuống tiền đầu tư vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc. Bởi ngay cả các tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng quan tâm, tìm hiểu, đầu tư vào vùng đất cao nguyên xinh đẹp, trong lành, thoáng đãng này thì không lý gì các nhà đầu tư nhỏ lại e ngại không hiệu quả.

Các doanh nghiệp lớn không chỉ tìm hiểu, đặt vấn đề đầu tư vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mà còn có các dự án khác như khu đô thị dịch vụ giải trí, dịch vụ thương mại, khu du lịch sinh thái, các tuyến đường giao thông nội đô...

Sự xuất hiện của những doanh nghiệp lớn sẽ góp phần hình thành những dự án quy mô, bài bản; từ đó, thúc đẩy nhu cầu về bất động sản và cơ hội cho nhà đầu tư cá nhân khai thác tiềm năng. Chính vì thế, Bảo Lộc đang trở thành điểm đến của nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ hai trong xu thế “bỏ phố về vườn”.

Quỹ đất lớn, đầu tư cho tương lai

Diện tích của Bảo Lộc là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Nhiều diện ích đất của Bảo Lộc phục vụ ngành nông nghiệp như trà, cà phê, tơ tằm, cây ăn trái… và các ngành công nghiệp, dịch vụ khác. Song song đó, quỹ đất ở Bảo Lộc còn lớn, nhiều tiềm năng khai thác đem lại hiệu quả kinh tế lớn, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng.

So với các khu vực khác như Đà Lạt, Long Thành, Phan Thiết… những nơi giá bất động sản đã cao thì ở Bảo Lộc giá bất động sản còn tương đối dễ chịu hơn.

Nhiều nhà đầu tư chọn bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc là điểm đến bởi đó là chuyện đầu tư dài hạn cho tương lai. Chuyện quy hoạch Bảo Lộc từ đô thị loại III lên độ thị loại II - đô thị sinh thái mà TP. Bảo Lộc hướng đến vào năm 2025 và tầm nhìn xa hơn là chuyện 5 năm, 10 năm…, chứ không phải ngày một, ngày hai. Chính bởi thế, đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc thời điểm này là đầu tư cho tương lai và giá cả còn tương đối mềm.

Trải qua các khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, con người lại thấy nhu cầu cần thiết hơn được sống trong môi trường sống an nhiên, trong lành. Bảo Lộc chính là điểm đến thú vị.