Vợ chồng Chủ tịch PVR muốn thoái toàn bộ vốn

Trước đó, Công ty CP Đầu tư PVR Hà Nội, chủ đầu tư dự án Hanoi Time Tower (Hà Đông, Hà Nội), quyết định tiếp tục tạm ngừng hoạt động trong năm 2025.

Ông Bùi Văn Phú - Chủ tịch HĐQT CTCP đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR) vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 2,7 triệu cổ phiếu PVR đang nắm giữ, tương đương 5,23% vốn điều lệ Công ty.

Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 23/05-20/06, với lý do “tái cơ cấu danh mục đầu tư”.

Đáng chú ý, trước đó không lâu, bà Trần Thị Thắm là vợ của ông Phú cũng đăng ký thoái sạch 24% vốn tại PVR, tương ứng 12,5 triệu cổ phiếu với cùng mục đích trên. Thời gian thực hiện từ ngày 15/5 tới ngày 13/6, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Nếu cả 2 thương vụ đều hoàn tất, vợ chồng Chủ tịch HĐQT sẽ rút toàn bộ 29,28% vốn khỏi PVR, tương đương gần 15,2 triệu cp. Tạm tính theo giá PVR tại kết phiên 21/05 là 1.000 đồng/cp, tổng giá trị thoái vốn hơn 15 tỷ đồng.

w-hanoi-time-towers-vietnamnet-1-1-81035.jpg
Dự án Hanoi Time Tower

Động thái thoái vốn của vợ chồng Chủ tịch HĐQT diễn ra trong bối cảnh PVR vừa thông báo tiếp tục tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2025 do thiếu kinh phí duy trì hoạt động. Công ty cho biết đang trong quá trình sắp xếp lại nhân sự và tìm kiếm định hướng kinh doanh mới. Trước đó, PVR từng tạm ngừng hoạt động từ tháng 11/2023 đến ngày 14/11/2024 với lý do tương tự.

Do ngừng kinh doanh nên PVR không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý 1/2025. Doanh thu tài chính ghi nhận vỏn vẹn 48.000 đồng, trong khi chi phí tài chính gần 322 triệu đồng và chi phí quản lý gần 61 triệu đồng. Kết quả, công ty lỗ ròng gần 383 triệu đồng.

Đáng chú ý, lượng tiền mặt của PVR chỉ còn vỏn vẹn 92 triệu đồng và gần 693 tỷ đồng là hàng tồn kho chủ yếu nằm tại dự án Khu đô thị Văn Phú (tên thương mại là dự án Hanoi Time Tower). Dự án này được triển khai xây dựng từ năm 2010, dự kiến bàn giao trong năm 2014 nhưng đến nay vẫn tạm dừng thi công. Ngoài ra, công ty còn một khoản đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác hơn 231 tỷ đồng.

Nợ PVR phải trả còn 518 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn với gần 504 tỷ đồng. Trong đó, khoản khách hàng trả tiền trước còn gần 257 tỷ đồng, toàn bộ từ dự án Hanoi Time Tower. PVR cũng còn gần 14,7 tỷ đồng vay nợ tài chính.

Theo tìm hiểu, PVR thành lập từ tháng 11/2006, tiền thân là CTCP Dầu khí Tản Viên, một thành viên của PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Công ty đảm nhiệm lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp. Tính đến cuối quý 1/2025, PVR đang lỗ lũy kế hơn 89 tỷ đồng.

Trung tâm Hội chợ Triển lãm VN sắp chia cổ tức khủng 435%

(Vietnamdaily) - VEFAC dự trình cổ đông thông qua kế hoạch chi hơn 7.200 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, với tổng tỷ lệ lên tới 435%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 43.500 đồng cổ tức.

Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC – UPCoM: VEF) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 29/5 tại khu đô thị Vinhomes Riverside, Hà Nội.

Theo tài liệu, Hội đồng Quản trị VEFAC trình cổ đông thông qua phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế lũy kế của công ty để chi trả cổ tức theo hai đợt.

Thép Tiến Lên thoát lỗ quý đầu năm nhờ lãi chênh lệch tỷ giá

(Vietnamdaily) - Mặc dù có lãi nhẹ trong quý đầu năm 2025 nhưng tính tới ngày 31/3, Thép Tiến Lên vẫn còn lỗ luỹ kế gần 20 tỷ đồng, bằng 1,77% vốn điều lệ.

CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (HoSE: TLH) công bố Báo cáo tài chính quý 1/2025 với doanh thu đạt 1.292 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn tăng nhẹ 1,6%, công ty báo lãi gộp đạt 53 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 17%, xuống còn 6,5 tỷ đồng. Trong khi chi phí tài chính tăng 34,4% lên 29,7 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận tăng 2,7% lên 27,6 tỷ đồng.