![]() |
Có người bênh mẹ, có người bênh vợ có người lại nước đôi để được lòng cả hai. (ảnh minh họa) |
![]() |
Khi bác sĩ thông báo, vợ tôi sảy thai, mặt tôi cắt không còn giọt máu, tay chân run rẩy. Tôi không biết chuyện vợ mang bầu. (ảnh minh họa) |
![]() |
Có người bênh mẹ, có người bênh vợ có người lại nước đôi để được lòng cả hai. (ảnh minh họa) |
![]() |
Khi bác sĩ thông báo, vợ tôi sảy thai, mặt tôi cắt không còn giọt máu, tay chân run rẩy. Tôi không biết chuyện vợ mang bầu. (ảnh minh họa) |
Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?
Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.
Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.
Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.
Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
Tại sao lại cần bạn vào lúc này?
Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:
Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tôi lấy chồng được 5 tháng rồi, hiện tại vẫn đang sống chung với mẹ chồng. Mới ở chung có từng ấy thời gian mà tôi thấy ngột ngạt, bí bách quá bởi mẹ chồng rất khó tính.
Ngay sau đám cưới bà đã bàn giao mọi công việc trong nhà cho tôi, còn mình là người giám sát và chỉ đạo. Trên công ty có vị sếp nghiêm khắc và khắt khe, về đến nhà lại phải đối mặt với mẹ chồng cổ hủ, kỹ tính quá mức mà tôi muốn phát khùng.
Xin chồng ra ở riêng, anh bảo sợ mẹ không cho vì chồng là con trai một. Nếu cãi lời mẹ chồng, vùng lên phản kháng thì tôi không muốn vì vẫn rất yêu chồng.
Giữa lúc tôi chưa biết phải giải quyết ra sao thì mẹ chồng đột ngột là người thay đổi trước. Tối đó tôi đi làm về, bà đã nấu xong cơm canh, dọn lên mâm đâu ra đấy. Bà còn tươi cười giục các con đi tắm rồi vào ăn cơm mà tôi há hốc kinh hãi.
Ăn xong, tôi đi rửa bát thì mẹ chồng tranh thủ phơi quần áo giúp con dâu. Trước khi đi ngủ bà dặn sáng ra không phải dậy sớm nấu bữa sáng, vợ chồng tôi cứ đi ăn ngoài, bà ở nhà rảnh rỗi sẽ tự túc.
Những ngày sau đó cũng tái diễn như vậy, tôi đi làm về là cơm nước, nhà cửa đã tinh tươm sẵn sàng. Thái độ của mẹ chồng với tôi rất hòa nhã và vui vẻ, sự nghiêm khắc khi trước bay biến hết sạch.
Chồng tôi cũng vô cùng kinh ngạc trước sự thay đổi thái độ của mẹ với vợ. Nhưng cả hai vợ chồng không ai biết lý do tại sao, nghĩ nát óc cũng chẳng đoán được.
Đến cuối tuần tôi về thăm mẹ đẻ. Tình cờ nghịch điện thoại của bà và đọc được những dòng tin nhắn trong đó thì tôi tá hỏa phát hiện nguồn cơn. Hóa ra chính mẹ chồng đã nhắn tin cho bà thông gia kể tội tôi vụng về, ẩu đoảng ra sao, về làm dâu nửa năm rồi mà vẫn chưa làm việc gì ra hồn. Và mẹ tôi đáp trả thế này:
“Xin lỗi chị, do tôi nuôi dạy con gái không tốt. Cũng bởi nhà tôi không thiếu tiền, còn nhỏ thì cứ để nó học hành, kết hôn sinh con sẽ thuê người giúp việc, đất đai và tiền tiết kiệm của chúng tôi sau này cũng để cho vợ chồng nó chứ cho ai”.
Tôi đến câm nín. Rõ ràng mẹ đang nói dối, ngoài chút lương hưu thì ông bà làm gì có tiền tiết kiệm hay đất đai. “Mẹ tức giọng điệu của bà ấy quá. Mặc kệ, làm sao phải nghĩ nhiều, được ngày nào hay ngày đó...”, mẹ tôi buông câu tỉnh bơ như thế.
Trở về và tiếp tục nhận được sự ưu ái của mẹ chồng mà tôi hoang mang lo lắng không yên. Tôi có nên nói rõ với bà luôn từ bây giờ để sau này khỏi bị oán trách? Hay cứ mặc kệ, “mưa đến đâu mát mặt đến đấy” giống như mẹ tôi nói?