![]() |
![]() |
Kết phiên giao dịch 11/2, chỉ số VN-Index giảm 5,08 điểm (-0,34%) xuống 1.501,71 điểm, HNX-Index giảm 0,31% xuống 426,89 điểm và UPCoM-Index giảm 0,19% xuống 112,43 điểm.
Nhóm VN30 cũng bị chốt lời mạnh với nhiều mã giảm điểm, có thể kể tới như BVH, GAS, FPT, VIC, VNM, HVN, VJC, PLX, VRE, POW…
Một số cổ phiếu ngân hàng cũng điều chỉnh trong phiên hôm nay như BID, VCB, KLB, VPB, HDB cũng góp phần vào phiên giảm điểm của thị trường.
![]() |
![]() |
Chứng khoán phiên 11/2. |
Chiều ngược lại, nhóm thép có phiên ngược dòng ấn tượng và các cổ phiếu như HPG, HSG, NKG, TLH, TVN… đều tăng điểm. Tương tự, đà tăng cũng diễn ra với hầu hết các cổ phiếu dầu khí, chứng khoán.
Giao dịch khối ngoại cũng không mấy tích cực khi họ bán ròng 531 tỷ đồng trên sàn HoSE, lực bán tập trung vào các cổ phiếu như VIC, KBC, VND, SSI…
Trong đó, VIC vẫn là tâm điểm bán ròng của khối ngoại với giá trị rút ròng gần 270 tỷ đồng. Thị giá mã này đã lui về vùng đáy 1 năm, đóng cửa phiên giảm 2,7% còn 81.700 đồng/cp.
Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán tháng 2 của Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ở kịch bản 1, sau nhịp tích lũy quanh 1.470 điểm trước kỳ nghỉ lễ, VN-Index có cơ hội vượt 1.500 điểm và kiểm tra lại đỉnh cũ tại 1.530 điểm.
Năm nay, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi tốc độ lây lan nhanh của những biến chủng mới ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; căng thẳng giữa Nga và Ukraine tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu, giá dầu tăng cao, lạm phát, đứt gãy chuỗi logistic, nguồn cung khan hiếm.
Theo đó, DCM đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với tổng doanh thu hợp nhất là 9.049 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 513 tỷ đồng, tương ứng giảm 10,2% và giảm 72% so với năm 2021.