VKSND Tối cao: Chọn vụ điển hình liên quan dịch COVID-19 để xử lý hình sự

(VietnamDaily) - Theo chỉ thị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSND), VKS phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp thống nhất chọn một số vụ việc điển hình để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu răn đe, giáo dục chung, góp phần hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chọn một số vụ việc điển hình liên quan dịch COVID-19 để xử lý hình sự
VKSND Tối cao vừa ban hành chỉ thị về tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo VKSND Tối cao, trong thời gian qua đã xuất hiện một số hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu tội phạm, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự; gây hoang mang, lo lắng, bất bình trong xã hội.
VKSND Toi cao: Chon vu dien hinh lien quan dich COVID-19 de xu ly hinh su
Bệnh nhân thứ 34 - COVID-19 có biểu hiện khai báo gian dối, đi lại nhiều nơi khiến dịch bệnh lây lan vừa được chữa khỏi bệnh nhưng nhiều khả năng sẽ phải đối diện án phạt.  
Trước mắt, VKS phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp thống nhất chọn một số vụ việc điển hình để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu răn đe, giáo dục chung, góp phần hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài ra, VKS cần chủ động phối hợp với cơ quan điều tra, tòa án cùng cấp để xử lý nhanh chóng những hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, như áp dụng ngay thủ tục rút gọn đối với các vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự; đối với những vụ án không áp dụng thủ tục rút gọn thì phải khẩn trương tiến hành các hoạt động tố tụng để xử lý tội phạm trong thời hạn ngắn nhất.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án cụ thể, VKS các cấp cần chủ động trao đổi với cơ quan điều tra, tòa án cùng cấp để giải quyết, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp các ngành đều thống nhất thì triển khai thực hiện theo thẩm quyền; trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc thì chủ động báo cáo thỉnh thị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp theo đúng Quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị.
Cùng với đó, tăng cường kiểm sát chặt chẽ việc giam, giữ bị can, bị cáo, phạm nhân tại các cơ sở giam giữ trên cả nước, bảo đảm việc giam, giữ tuân thủ đúng quy định về cách ly đối với người bị lây nhiễm hoặc nghi bị lây nhiễm; giảm tối đa việc thăm gặp người bị giam, giữ… để phòng, chống dịch bệnh.
Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi phạm tội liên quan đến dịch bệnh, bảo đảm thống nhất trong xử lý tội phạm ở tất cả các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, viện trưởng VKSND Tối cao yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND Tối cao, viện trưởng VKSND và Viện kiểm sát quân sự các cấp khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách sau đây:
Chủ động phối hợp với cơ quan điều tra, tòa án cùng cấp để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định của Bộ luật Hình sự như:
1. Không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng (như hành vi trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly…);
2. Vi phạm quy định ở nơi đông người gây thiệt hại do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ 100.000.000 đồng trở lên;
3. Đưa ra những thông tin bịa đặt, không đúng sự thật về dịch bệnh gây hoang mang, lo lắng trong xã hội hoặc nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi (như hành vi đầu cơ, buôn lậu; làm giả hàng hóa, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tham nhũng hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng;…);
5. Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.
Ca bệnh COVID-19 thứ 17, 34, 100 và 178 là tội phạm liên quan phòng, chống COVID-19?
Như vậy, những trường hợp như bệnh nhân COVID-19 thứ 17, Nguyễn Hồng Nhung (trú tại Hà Nội) có hành vi khai báo gian dối khiến bệnh lây lan cho nhiều người và ca bệnh thứ 34 là nữ doanh nhân ở Bình Thuận được mệnh danh là ca "siêu lây nhiễm", ca bệnh 100 và ca 178 có hành vi khai báo gian dối nhiều khả năng sẽ bị xử lý hình sự.
Cụ thể ca nhiễm 17 Nguyễn Hồng Nhung từng du lịch ở Anh và Ý, có qua Pháp, về nước ngày 2/3, đã vào viện ngày 5/3, được xác nhận dương tính COVID-19 vào tối 6/3.
Nữ bệnh nhân khai báo gian dối, thiếu trung thực, che giấu thông tin về tình hình bệnh tình, lịch trình di chuyển qua vùng dịch khi nhập cảnh nên không được cách ly kịp thời và được cho là nguyên nhân lây lan nhiều người khác trên chuyến bay VN0054 và người thân của nữ bệnh nhân này. Ngoài ra, hành vi này khiến cả khu vực phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) phải cách ly 14 ngày.
Bệnh nhân số 34, một nữ doanh nhân từ Bình Thuận đã trở thành ca lây nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam với 10 trường hợp có liên quan xét nghiệm dương tính (gồm 8 người ở Bình Thuận và 2 người ở TPHCM). Đáng chú ý, nữ bệnh nhân đã khai báo gian dối, nhỏ giọt khi khai xuống sân bay Tân Sơn Nhất đã đi thẳng về nhà riêng.
Tuy nhiên, thực tế bệnh nhân này đã ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác, thậm chí còn đi đến nhiều nơi ở Phan Thiết ăn uống. Hậu quả khiến nhiều người bị lây nhiễm, hàng trăm người phải cách ly, theo dõi.
Bệnh nhân thứ 100 cũng khiến nhiều người bức xúc khi đã có hành vi trốn cách ly khi từ vùng dịch Malaysia về, cơ quan chức năng hướng dẫn tự cách ly theo dõi Covid-19 tại nhà.
Tuy nhiên, ca nhiễm 100 vẫn cố tình bỏ đi lễ 5 lần/ngày tại một Thánh đường Hồi giáo ở quận 8, TP.HCM, gây ảnh hưởng đến nhiều người, làm gia tăng nguy cơ phát tán dịch COVID-19.
Mới đây, Thủ tướng đã đồng ý việc Bộ Y tế, Bộ Công an phối hợp xử lý bệnh nhân 178 do khai báo vòng vo, thiếu trung thực để răn đe giáo dục. Dù làm tại nhà ăn BV Bạch Mai, biết mình có triệu chứng ho, sốt, đau người, nhưng vẫn giấu nhẹm việc mình từ ổ dịch Bạch Mai về mà khai báo chỉ ở nhà, không đi đâu. Việc khai báo gian dối đã khiến các bác sĩ Bệnh viện huyện Đại Từ không biết để phân luồng, cách ly ngay, đã khiến 20 người gồm 8 bệnh nhân và 12 cán bộ BV Đại Từ phải cách ly.
VKSND Toi cao: Chon vu dien hinh lien quan dich COVID-19 de xu ly hinh su-Hinh-2
 
Xem thêm video: Trốn cách ly đạp xe xuống biển

Gia cảnh xót xa của nữ anh hùng cứu 34 người chìm đò ở Hà Tĩnh

Người đàn bà từng dũng cảm cứu sống 34 người chìm đò khi về già sống trong nghèo khó và nợ nần chồng chất khiến không ít người xót xa.

Sau vụ cứu sống 34 mạng người giữa lòng hồ Sông Rác, bà Hệ (ở thôn Thượng Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh) vẫn lặng lè chèo đò kiếm sống qua ngày. Đằng sau những năm tháng phẳng lặng ấy là nỗi ám ảnh khôn nguôi về các nạn nhân chới với giữa dòng nước năm xưa.

Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 thứ 34, người này về từ Mỹ

(Vietnamdaily) - Bệnh nhân thứ 34 mang quốc tịch Việt Nam, không lây từ những hành khách trên chuyến bay VN54 mà từ một nguồn khác, sau khi đi nước ngoài và quá cảnh ở Hàn Quốc.

Chiều 10/3, Bộ Y tế xác nhận Việt Nam có trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 34. Bệnh nhân là một phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, đặc biệt bệnh nhân này lây từ một nguồn khác ngoài chuyến bay VN54.

Cụ thể, vào ngày 22/2 bệnh nhân bay từ Việt Nam sang New York (Mỹ), có quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc).

Viet Nam co ca nhiem Covid-19 thu 34, nguoi nay ve tu My
 Hiện bệnh nhân thứ 34 đã được cách ly tại Bình Thuận. Ảnh minh họa.

Bao nhiêu F1, F2... dương tính Covid-19 do bệnh nhân thứ 34 khai dối?

(VietnamDaily) - Bệnh nhân thứ 34 (BN34) ở Bình Thuận đã lây bệnh cho 10 người, trong đó có 2 ca thứ phát và con số này còn có thể tăng. Đáng trách hơn, BN34 còn khai dối hành trình gây khó khăn cho cơ quan chức năng.

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân thứ 34 (BN34) sau khi dương tính với Covid-19 đã tiếp tục lây lan cho 10 người khác, trong đó có bé gái mới 2 tuổi.

Trong số 10 ca bệnh Covid-19 liên quan tới BN34, trong đó có 8 người tiếp xúc gần và 2 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng là bệnh nhân 43, 44.

Bao nhieu F1, F2... duong tinh Covid-19 do benh nhan thu 34 khai doi?
Khu cách ly tại BV Đa khoa Bình Thuận. Ảnh: Suckhoedoisong. 

10 bệnh nhân nhiễm Covid-19 liên quan tới BN34 ở Bình Thuận, gồm:

BN số 36: là nữ, 64 tuổi, quê Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, giúp việc cho BN34.

BN số 37: là nữ, 37 tuổi, quê quán huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, là nhân viên của BN34

BN số 38: là nữ, 28 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, là con dâu của BN34.

BN số 40: là nữ, 02 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tiếp xúc gần với BN34

BN số 41: là nam, 59 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tiếp xúc gần với BN34

BN số 42: là nam, 28 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tiếp xúc gần với BN 34

BN 43: là nữ, 47 tuổi, tiếp xúc gần với bệnh nhân số 38 là con dâu của BN34.

BN 44: là bé trai 13 tuổi, con trai của BN37, trú tại huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. BN37 là nhân viên, tiếp xúc gần với BN34.

BN 45 là nam, sống tại phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM. Bệnh nhân này từng đi ăn tối và làm việc với vợ chồng BN34.

BN 48: là nam, 31 tuổi, trú quán tại phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. BN này ngồi chung xe ô tô với BN 45 và cùng đi tiếp xúc với BN 34.

Tính đến sáng 14/3, số trường hợp tiếp xúc gần (F1) với 9 bệnh nhân Covid-19 ở Bình Thuận là 128 người.

Riêng trường hợp F2 (tiếp xúc với F1) là 651. Một lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận nhận định con số không dừng lại ở đó, địa phương vẫn đang tiếp tục xác minh thêm.

Điều đáng chú ý, tất cả trường hợp trên đều bắt nguồn từ bệnh nhân "siêu lây nhiễm" thứ 34.

Không chỉ riêng Bình Thuận, nhiều địa phương khác cũng có trường hợp liên quan đến bệnh nhân này. Trong đó, bệnh nhân 45 và bệnh nhân 48 ở TP.HCM là điển hình.

Đối với số ca F1 từ bệnh nhân 34, số liệu cập nhật đến sáng 14/3 là 31 và F2 là 100.

Một lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ rằng bệnh nhân 34 đã không khai báo đầy đủ lịch trình và những người từng tiếp xúc với mình trong thời gian ủ bệnh. Việc này gây ra rất nhiều khó khăn cho địa phương.

"Đến giờ vẫn không hiểu vì sao bệnh nhân lại khai như thế. Bây giờ công tác điều trị và xác định các trường hợp lây nhiễm là ưu tiên hàng đầu. Còn xử lý như thế nào sau này các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ", vị lãnh đạo này nói thêm.

Video "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Cũng theo vị lãnh đạo trên, số F1 với bệnh nhân trên liên tục tăng là do một số trường hợp chủ động đến khai báo cũng như qua điều tra dịch tễ phát hiện thêm.
Đơn cử như việc bệnh nhân khai rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là di chuyển thẳng về nhà riêng, tuy nhiên sau này mới phát hiện bệnh nhân từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác.
Khi về đến TP Phan Thiết, ngoài nhà riêng và công ty, bệnh nhân còn di chuyển đến nhiều nơi ăn uống. Tổ phản ứng nhanh của ban chỉ đạo phải căng mình đi phun thuốc khử trùng mỗi khi cập nhật thêm thông tin địa điểm mà bệnh nhân di chuyển ở địa phương.
Ban chỉ đạo Covid-19 ở Bình Thuận liên tục kêu gọi những trường hợp từng tiếp xúc với bệnh nhân 34 đến khai báo y tế, cũng như thông tin thêm lịch trình, địa điểm di chuyển.