Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 thứ 34, người này về từ Mỹ

(Vietnamdaily) - Bệnh nhân thứ 34 mang quốc tịch Việt Nam, không lây từ những hành khách trên chuyến bay VN54 mà từ một nguồn khác, sau khi đi nước ngoài và quá cảnh ở Hàn Quốc.

Chiều 10/3, Bộ Y tế xác nhận Việt Nam có trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 34. Bệnh nhân là một phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, đặc biệt bệnh nhân này lây từ một nguồn khác ngoài chuyến bay VN54.
Cụ thể, vào ngày 22/2 bệnh nhân bay từ Việt Nam sang New York (Mỹ), có quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc).
Viet Nam co ca nhiem Covid-19 thu 34, nguoi nay ve tu My
 Hiện bệnh nhân thứ 34 đã được cách ly tại Bình Thuận. Ảnh minh họa.
Ngày 29/2, bệnh nhân tiếp tục bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, có quá cảnh tại sân bay Qatar. Đến ngày 2/3, bệnh nhân nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Ngày 9/3, bệnh nhân này nhập viện Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, qua xét nghiệm đã có kết quả dương tính với Covid-19, và hiện đang được cách ly tại đây.
Như vậy, tính tới nay Việt Nam đã có 34 ca nhiễm Covid-19 tại 11 tỉnh, thành phố. Trong đó từ ngày 17/1 đến 5/3 có 16 ca nhiễm đã được chữa khỏi, và 18 ca vừa được phát hiện từ ngày 5/3 đến 10/3.
Hiện nay các tỉnh có người nhiễm Covid-19 gồm: Vĩnh Phúc, TP HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Huế, Quảng Nam, Bình Thuận.

Vũ Khắc Tiệp nói gì về thời gian tự cách ly tại nhà do trở về từ vùng dịch Covid-19

(VietnamDaily) - Sau thông tin bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam từng dự show thời trang tại Milan (Italy), Khắc Tiệp vào nơi cách ly. Trước đó, anh tự cách ly ở nhà. 
 
 

Mới đây, trên trang cá nhân, Khắc Tiệp cho biết, anh đã đi cách ly sau khi Sở Y tế TP HCM kêu gọi các nghệ sĩ từng tham gia các sự kiện thời trang tại Milan (Italy) có bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 đi kiểm tra sức khỏe. Ông bầu chia sẻ: “Hôm nay là 14 ngày đặt chân tới Việt Nam.

Người nhiễm Covid-19 thứ 32 tại Việt Nam là bạn với bệnh nhân số 17

(Vietnamdaily) - Bệnh nhân thứ 32 nhiễm COVID-19 thứ 32 tại Việt Nam là nữ mang quốc tịch Việt Nam và sống tại London, Anh. 

Trưa 10/3, nguồn thông tin cho hay, cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện thêm 1 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 32 người.

Không thẩm định, ông Trần Phương Bình duyệt vay tín chấp hàng trăm tỷ cho công ty lỗ triền miên

Các nhân viên, lãnh đạo DAB chỉ thẩm định trên hồ sơ đề nghị vay vốn, không thẩm định thực tế hiệu quả phương án kinh doanh trước khi quyết định cấp tín dụng.

Khong tham dinh, ong Tran Phuong Binh duyet vay tin chap hang tram ty cho cong ty lo trien mien
Dù các công ty bị lỗ liên tiếp, nhưng ông Trần Phương Bình vẫn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ cho vay và phê duyệt cho vay vốn.

Theo cáo trạng vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank - DAB), ông Trần Phương Bình, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc ngân hàng cùng 11 bị can bị truy tố thực hiện hành vi gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng.

Trong đó gồm hành vi Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, cho 4 nhóm khách hàng (gồm M&C, Đồng Tiến, Hiệp Phú Gia, Tân Vạn Hưng) gây thiệt số tiền hơn 8.751 tỷ đồng; hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng.

Bài này xin tiếp tục đề cập tới sai phạm cho vay ở nhóm khách hàng Đồng Tiến (gồm Công ty TNHH Thép Đồng Tiến và Công ty TNHH Tư vấn đầu tư TBTP).

Từ năm 2008 đến năm 2015, Công ty Đồng Tiến và Công ty TBTP đã ký tổng cộng 329 hợp đồng tín dụng để vay DAB tổng số tiền hơn 4.375 tỷ đồng. Đến ngày 24/12/2018 (thời điểm khởi tố vụ án), 58 hồ sơ vay của 2 công ty còn dư nợ hơn 1.690 tỷ đồng gồm gốc và lãi. Trong số đó có 10 khoản vay tín chấp tại DAB.

Cụ thể, từ ngày 25/5/2013 đến 13/9/2013, các công ty thuộc nhóm khách hàng Đồng Tiến ký 10 hợp đồng vay tín chấp tại DAB Sở giao dịch không có tài sản bảo đảm, mục đích vay để thanh toán LC và bổ sung vốn lưu động (7 hợp đồng của Công ty Đồng Tiến và 3 hợp đồng của Công ty TBTP), giải ngân cho vay số tiền 265 tỷ đồng. Tính đến ngày 24/12/2018, 10 hợp đồng cho vay tín chấp còn dư nợ gần 400 tỷ đồng gồm gốc và lãi.

Theo kết quả điều tra, về hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thuộc nhóm khách hàng Đồng Tiến, các doanh nghiệp này có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hàng năm đều lỗ lớn, tăng dần. Trong đó, Công ty Đồng Tiến, năm 2011 lỗ hơn 68,85 tỷ đồng, năm 2012 lỗ hơn 137 tỷ đồng, năm 2013 lỗ hơn 201 tỷ đồng; Công ty TBTP, năm 2011 lỗ hơn 167 triệu đồng; năm 2012 lỗ hơn 13,48 tỷ đồng; năm 2013 lỗ hơn 20,33 tỷ đồng... 

Mặc dù hoạt động kinh doanh của các công ty này đều bị lỗ, nhưng ông Trần Phương Bình vẫn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ cho vay và phê duyệt cho các công ty này vay vốn. Khi thẩm định, xét duyệt để cấp tín dụng cho các công ty này vay vốn, không có tài sản bảo đảm cho từng khoản vay, cho vay bằng hình thức tín chấp không đúng đối tượng cho vay theo quy định của pháp luật. Các nhân viên, lãnh đạo DAB khi đó chỉ thẩm định trên hồ sơ đề nghị vay vốn, không thẩm định thực tế hiệu quả phương án kinh doanh trước khi quyết định cấp tín dụng. 

Về việc sử dụng tiền vay: Công ty Đồng Tiến được DAB giải ngân cho vay tại 7 hợp đồng tín dụng với tổng số tiền 163 tỷ đồng, đã sử dụng 133,62 tỷ đồng để mua phế liệu sắt thép của đối tác trong nước và nhập khẩu và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty TBTP được giải ngân cho vay tại 3 hợp đồng tín dụng tổng số 102,1 tỷ đồng và đã sử dụng toàn bộ số tiền này để thanh toán LC nhập khẩu phế liệu sắt thép cho đối tác nước ngoài và được dùng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm thép cho Nhà máy Thép Đồng Tiến, việc sử dụng tiền của các công ty này là đúng mục đích như phương án kinh doanh tại hồ sơ khi vay mà các công ty đã cung cấp cho DAB.