Vĩnh Long: Gói thầu đê bao sông Tân Dinh, đâu là điểm nghẽn?

Đê bao sông Tân Dinh là công trình quan trọng nhưng đang bị nghẽn do kiến nghị kết quả đấu thầu liên quan việc xác định " hợp đồng tương tự"

Gói thầu Đê bao sông Tân Dinh – lùm xùm kiến nghị vì sao?

Như báo Tri thức và Cuộc sống đã đề cập trong bài viết trước, Gói thầu số 27: Thi công xây dựng, thuộc dự án “Đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường khu vực xã An Phú Tân, Tam Ngãi, Thông Hoà, huyện Cầu Kè” do UBND huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh (cũ) làm Chủ đầu tư, sau khi công bố KQLCNT thì đã vấp phải kiến nghị từ một nhà thầu bị đánh trượt. Tuy nhiên, trọng tâm của những tranh luận xoay quanh gói thầu này nằm ở Kết luận kiểm tra số 295/KL-STC ngày 30/6/2025 của Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh (cũ).

Sở Tài chính đã kết luận rằng việc Tổ chuyên gia và Bên mời thầu đánh giá E-HSDT của Liên danh trúng thầu "đạt yêu cầu của E-HSMT là chưa phù hợp theo quy định". Do đó, Sở Tài chính đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh hủy Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và xem xét hủy thầu Gói thầu số 27.

Phản hồi từ Chủ đầu tư và các vấn đề đặt ra

Trước kiến nghị hủy thầu từ Sở Tài chính, UBND huyện Cầu Kè – với tư cách là Chủ đầu tư của Gói thầu số 27 – đã có văn bản phản hồi chính thức gửi UBND tỉnh Trà Vinh và Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh (cũ) ngay trong ngày 30/6/2025. Trong văn bản số 2444/UBND-KT, UBND huyện Cầu Kè đã thể hiện sự không thống nhất với một số nội dung trong Kết luận kiểm tra số 295/KL-STC của Sở Tài chính và đưa ra những giải trình cụ thể.

Về nhận định của Sở Tài chính cho rằng tiêu chuẩn "kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xây lắp tương tự" trong E-HSMT là không phù hợp (vì gói thầu là công trình độc lập nhưng yêu cầu tổ hợp nhiều công trình), UBND huyện Cầu Kè cho rằng kết luận này "chưa phù hợp, chưa đúng theo quy định". Chủ đầu tư giải thích rằng, bản chất của công trình Đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường được tạo thành bởi tổ hợp của ba hạng mục chính: "Đê bao" (thuộc Công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn), "Hệ thống điện đường dây hạ thế" (thuộc Công trình năng lượng), và "Cống thoát nước" (thuộc Công trình đường ống/cống).

Do đó, UBND huyện Cầu Kè khẳng định rằng tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xây lắp tương tự theo dạng "gói thầu gồm tổ hợp nhiều công trình" tại E-HSMT là "hoàn toàn phù hợp với quy mô, tính chất gói thầu và hướng dẫn yêu cầu về cách ghi loại kết cấu công trình của Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng Ban hành kèm Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư".

cv-cauke-full.jpg
Văn bản số 2444/UBND-KT ngày 30/6/2025 của UBND huyện Cầu Kè

UBND huyện Cầu Kè cũng đề nghị Sở Tài chính xem xét bỏ cụm từ "không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu, quy định khác của pháp luật có liên quan" trong kết luận kiểm tra, với lý do Chủ đầu tư đã áp dụng đầy đủ hướng dẫn theo Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT và các quy định khác có liên quan. Cuối cùng, Chủ đầu tư kiến nghị Sở Tài chính xem xét đánh giá lại Kết luận kiểm tra của mình.

Trong một diễn biến khác, trước kiến nghị hủy thầu của Sở Tài chính, Liên danh Thi công xây dựng Đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường khu vực xã An Phú Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa, huyện Cầu Kè – đơn vị trúng thầu – cũng đã có văn bản phản hồi gửi UBND tỉnh Vĩnh Long và Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh. Trong Văn bản số 38/BV.2025 ngày 02/7/2025, Liên danh bày tỏ quan điểm rằng "kết luận kiểm tra của Sở Tài chính Trà Vinh là chưa phù hợp, chưa tập trung vào kiến nghị của Nhà thầu, cũng như quy định Luật Đấu thầu hiện hành". Liên danh này cũng khẳng định các thành viên đã đáp ứng đúng yêu cầu của E-HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu đã được UBND huyện Cầu Kè phê duyệt.

Có không, điểm nghẽn ?

Theo dõi diễn biến của gói thầu, Luật sư Nguyễn Văn Lập, Đoàn Luật sư TP.HCM, đã đưa ra những phân tích sâu sắc về khía cạnh pháp lý của kiến nghị hủy thầu. Ông Lập chia sẻ: "Việc hủy thầu là một quyết định nghiêm trọng, được quy định chặt chẽ trong Luật Đấu thầu. Theo Khoản 3 Điều 17 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, một trong các trường hợp có thể hủy thầu là khi 'Hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu'. Đây là căn cứ mà Sở Tài chính có thể dựa vào để đưa ra kiến nghị."

Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Văn Lập cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc kỹ lưỡng. "Việc xác định 'hợp đồng tương tự' luôn là một trong những điểm phức tạp và tiềm ẩn tranh cãi nhất trong đấu thầu xây lắp. Các quy định về phân loại công trình, cấp công trình, và tính tương tự về bản chất thường đòi hỏi sự diễn giải chuyên sâu. Khi có sự không thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước như trong trường hợp này (Sở Tài chính và Sở Xây dựng có những nhận định khác nhau về tính tương tự của các hạng mục công trình), việc hủy thầu cần được xem xét hết sức thận trọng."

Ông Lập phân tích thêm: "Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn đã thực hiện quy trình lập, thẩm định E-HSMT và đánh giá E-HSDT theo các bước được quy định. Nếu có sai sót ở các khâu này, cần làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, việc hủy thầu phải dựa trên cơ sở chứng minh được rằng sai sót đó là cốt yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính công bằng, cạnh tranh hoặc dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực thực sự để thực hiện dự án."

de-bao-tan-dinh.jpg
Đê bao sông Tân Dinh là công trình quan trọng nhằm khắc phục tình trạng sạt lở thường xuyên tại khu vực này do mưa lớn và triều cường (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, việc hủy một gói thầu đã có kết quả là một quyết định trọng đại, có thể gây ra những hệ lụy về chi phí, thời gian và tiến độ dự án. Quyết định cuối cùng sẽ không chỉ định đoạt số phận của Gói thầu số 27 mà còn tạo tiền lệ quan trọng cho việc áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu 2023, đồng thời củng cố niềm tin vào tính công bằng và minh bạch của hệ thống đấu thầu. Các bên liên quan có lẽ cũng đang chờ đợi một phán quyết cuối cùng từ cấp cao hơn, đảm bảo sự cân bằng giữa việc tuân thủ pháp luật và hiệu quả thực hiện dự án.

Được biết trong bối cảnh tranh luận về Gói thầu số 27, dự kiến trong vài ngày tới, Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long (mới) sẽ tổ chức cuộc họp có sự tham gia của đại diện nhiều sở, ban ngành liên quan. Nội dung chính là rà soát các văn bản kiến nghị và kết luận kiểm tra. Cuộc họp được kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp phù hợp để cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về số phận Gói thầu số 27.

Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin đến đọc giả diễn biến…

Vĩnh Long: Gói thầu Đê bao sông Tân Dinh vướng kiến nghị gì?

Gói thầu Đê bao sông Tân Dinh đã công bố kết quả từ tháng 5/2025. Tuy nhiên, sau đó, một nhà thầu khác đã có kiến nghị, mở ra nhiều diễn biến cần được xem xét.

Ngày 13/5/2025, Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh (cũ) đã ban hành Quyết định số KQ2500077755_2505131446 phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 27: Thi công xây dựng, thuộc dự án “Đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường khu vực xã An Phú Tân, Tam Ngãi, Thông Hoà, huyện Cầu Kè”; theo đó “Liên danh Thi công xây dựng Đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường khu vực xã An Phú Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa, huyện Cầu Kè” (Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Ba Vũ - Công ty TNHH Trung Nhân Hậu - Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương Mại Tuấn Tài Trà Vinh) là đơn vị trúng thầu với giá 80,534 tỷ đồng (giá gói thầu 102,338 tỷ đồng); tỷ lệ tiết kiệm 21,31% - tương đương tiết kiệm cho ngân sách 21,804 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau, Tổng Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá - Công ty cổ phần (một nhà thầu tham dự) đã gửi Đơn kiến nghị số 01/2025, mở ra một chuỗi diễn biến phức tạp. (Công ty này đại diện cho “Liên danh gói thầu số 27 - Đê Tân Dinh” – cùng với Công ty TNHH MTV XD-TM Tín Thành Vĩnh Long – dự thầu với giá 86,785 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó bị trượt thầu vì “không đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật nêu trong E-HSMT”)

Saigon Co.op - King Green: Trách nhiệm pháp lý của liên danh

Qua việc Saigon Co.op đảm nhận 10% công việc nhưng vẫn bị cấm thầu. Luật sư phân tích về nguyên tắc "trách nhiệm liên đới" trong liên danh - một bài học đắt giá

Liên quan đến vụ việc liên danh King Green - Saigon Co.op (Công ty CP Thực phẩm thiên nhiên King Green - Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh) bị Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10), Bộ Công an ra quyết định cấm thầu trong 03 năm (các gói thầu của đơn vị này); Báo Tri thức và Cuộc sống đã có bài viết thông tin về việc nguyên nhân chính dẫn đến quyết định cấm thầu nói trên bắt nguồn từ chất lượng gạo do King Green cung cấp (nhà thầu đảm nhận 90% công việc), dư luận đặt ra câu hỏi lớn: Tại sao Saigon Co.op, chỉ là nhà thầu phụ (đảm nhận 10% phần việc còn lại), lại phải chịu chung một chế tài nghiêm khắc như vậy?

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Lập (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Liên danh King Green – Saigon Co.op gặp khó vì gạo không đạt chuẩn?

Gạo không đạt chuẩn do King Green cung cấp khiến Saigon Co.op vạ lây, bị chủ đầu tư cấm thầu 3 năm, cho thấy tầm quan trọng của đới trách nhiệm trong liên danh

Lỗi do “Vua gạo” ?

Liên quan đến việc Liên danh gồm 02 đơn vị là Công ty CP Thực phẩm thiên nhiên King Green (King Green) và Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) vừa bị Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10), Bộ Công an ra quyết định cấm tham dự thầu các gói thầu do đơn vị này tổ chức trong thời hạn 03 năm đang gây xôn xao dư luận, theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 7/7/2025, Sở Công thương TP HCM đã có văn bản số 101/SCT-QLTM gửi Thành ủy, UBND TP HCM.