Việt Nam cải tiến hệ thống chữa cháy xe tăng T-54/55

Các cán bộ Đại học Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu số hóa thành công bộ điều khiển tự động hệ thống chữa cháy PPO trên xe tăng T-54/55.

Các loại xe tăng T-54, T-55 hiện được nhiều đơn vị trong quân đội ta sử dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Trên những xe này đã được trang bị hệ thống chữa cháy tự động hoặc bán tự động kiểu cũ. Tuy nhiên, do thời gian sử dụng đã lâu, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên chất lượng của hệ thống xuống cấp, bộc lộ nhiều nhược điểm. Mặt khác, vật tư phụ tùng thay thế hiện rất khan hiếm nên việc bảo đảm kỹ thuật cho xe tăng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến an toàn cũng như chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, các cán bộ Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu thành công việc số hóa bộ điều khiển tự động hệ thống chữa cháy PPO thông qua nghiên cứu, chế tạo hộp nhận tín hiệu KPP-2 và hộp xử lý điều khiển trung tâm AC-2 bằng kỹ thuật vi điều khiển kết hợp lập trình để thay thế các hộp tương ứng kiểu điện cơ, điện nhiệt trong hệ thống chữa cháy tự động PPO.
Xe tăng T-54/55 Việt Nam.
 Xe tăng T-54/55 Việt Nam.
Trong đó, hộp KPP-2 sử dụng vi điều khiển 20 chân 89C2051, IC khuếch đại thuật toán (opam) và IC 74541 để tránh các xung nhiễu tác động… bảo đảm nhận tín hiệu từ các cảm biến, phân tích và gửi tín hiệu báo cháy về hộp xử lý trung tâm một cách chính xác, kịp thời.
Hộp xử lý trung tâm AC-2 gồm 2 mạch: Mạch xử lý và mạch công suất, sử dụng vi điều khiển 40 chân 89C51 để lập trình xử lý điều khiển trong mạch xử lý, sử dụng IC đệm đảo 74541, IC đệm công suất ULN2003 và IC giải mã 7447… bảo đảm xử lý chính xác thời gian và các lệnh điều khiển đóng, ngắt lệnh phun hỗn hợp cháy.
Hệ thống chữa cháy với các hộp KPP-2 và AC-2 mới có tính năng cao hơn, khả năng hoạt động tin cậy, linh hoạt và an toàn hơn so với hệ thống cũ. Việc lắp đặt, sử dụng hệ thống mới không làm thay đổi kết cấu cũng như bố trí chung của xe so với nguyên bản.
Sáng kiến số hóa bộ điều khiển tự động hệ thống chữa cháy trên xe tăng có thể áp dụng trong các đơn vị tăng - thiết giáp trong toàn quân, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm vật tư và nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Một ngày với lính xe tăng Lữ đoàn 273

Lữ đoàn xe tăng 273 là đơn vị 2 lần Anh hùng, đặc biệt hai lần Lữ đoàn được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND chỉ cách nhau 3 năm (1976 và 1979). Những chiếc xe tăng lập nên chiến công trong lịch sử của đơn vị đều được lấy đặt tên cho những con đường trong doanh trại, bởi vậy, khuôn viên nơi đây rất đặc thù chất... tăng.
Lữ đoàn xe tăng 273 là đơn vị 2 lần Anh hùng, đặc biệt hai lần Lữ đoàn được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND chỉ cách nhau 3 năm (1976 và 1979). Những chiếc xe tăng lập nên chiến công trong lịch sử của đơn vị đều được lấy đặt tên cho những con đường trong doanh trại, bởi vậy, khuôn viên nơi đây rất đặc thù chất... tăng.

Dù có mặt tại đơn vị trong ngày Chủ nhật nhưng Trung tá Vũ Văn Bản - Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 273 và Thượng tá Nguyễn Hồng Ngân - Chính ủy đơn vị vẫn vui vẻ dẫn phóng viên thăm quan đơn vị. Thượng tá Nguyễn Hồng Ngân cho biết: "Với chúng tôi, ngày nghỉ cũng vẫn phải trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định nên anh em vẫn triển khai công tác theo kế hoạch thôi".
Dù có mặt tại đơn vị trong ngày Chủ nhật nhưng Trung tá Vũ Văn Bản - Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 273 và Thượng tá Nguyễn Hồng Ngân - Chính ủy đơn vị vẫn vui vẻ dẫn phóng viên thăm quan đơn vị. Thượng tá Nguyễn Hồng Ngân cho biết: "Với chúng tôi, ngày nghỉ cũng vẫn phải trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định nên anh em vẫn triển khai công tác theo kế hoạch thôi".

Ngay sau khi có lệnh, lực lượng trực chiến đã di chuyển về nhà chứa xe tăng.
Ngay sau khi có lệnh, lực lượng trực chiến đã di chuyển về nhà chứa xe tăng.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Với những người lính tăng, ngày nghỉ không có nghĩa là được nghỉ hoàn toàn. Khi có lệnh họ sẵn sàng lên đường.
Với những người lính tăng, ngày nghỉ không có nghĩa là được nghỉ hoàn toàn. Khi có lệnh họ sẵn sàng lên đường.

Nhanh chóng triển khai chiến đấu.
Nhanh chóng  triển khai chiến đấu.

Quân tư trang được mang theo lên xe tăng.
Quân tư trang được mang theo lên xe tăng.

Chiếc mũ đặc thù của lính tăng đã được thay thế cho chiếc mũ cối.
Chiếc mũ đặc thù của lính tăng đã được thay thế cho chiếc mũ cối.

Vũ khí trang bị trên xe được kiểm tra kỹ càng.
Vũ khí trang bị trên xe được kiểm tra kỹ càng.

Mọi thứ phải được đảm bảo trước khi phát lệnh lăn bánh xích.
Mọi thứ phải được đảm bảo trước khi phát lệnh lăn bánh xích.

Từng chiếc lần lượt rời gara.
Từng chiếc lần lượt rời gara.

Và tập hợp một lần nữa trước khi lên đường.
Và tập hợp một lần nữa trước khi lên đường.

Hành quân...
Hành quân...

"Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa" - Biểu tượng của lính tăng.
"Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa" - Biểu tượng của lính tăng.

Hiệp đồng chiến đấu theo tình huống.
Hiệp đồng chiến đấu theo tình huống.

Và sẵn sàng nhận chỉ thị.
Và sẵn sàng nhận chỉ thị.

Sau giờ trực chiến, các chiến sĩ 273 lại trở về với những niềm vui đời thường. Hạ sĩ Võ Văn Hùng cho biết, đàn bồ câu này 40 con, đơn vị chỉ nuôi chứ không... thịt nên số lượng không ngừng tăng lên. Ai xin về cũng phải xin để nuôi anh em mới cho.
Sau giờ trực chiến, các chiến sĩ 273 lại trở về với những niềm vui đời thường. Hạ sĩ Võ Văn Hùng cho biết, đàn bồ câu này 40 con, đơn vị chỉ nuôi chứ không... thịt nên số lượng không ngừng tăng lên. Ai xin về cũng phải xin để nuôi anh em mới cho.

Lính tăng với những phần việc nặng nhọc và "hăng mùi dầu" nhưng cũng rất khéo tay. Từ những que tre nhỏ, họ đã ghép nên những món đồ xinh xắn như thế này.
Lính tăng với những phần việc nặng nhọc và "hăng mùi dầu" nhưng cũng rất khéo tay. Từ những que tre nhỏ, họ đã ghép nên những món đồ xinh xắn như thế này.

Cũng có những chiến sĩ có người nhà vượt hàng trăm cây số lên thăm, động viên. Chính ủy Nguyễn Hồng Ngân cho biết, lãnh đạo chỉ huy 273 rất quan tâm đến hoạt động phối hợp với gia đình quân nhân, đơn vị và gia đình luôn là hai cầu nối chặt chẽ.
Cũng có những chiến sĩ có người nhà vượt hàng trăm cây số lên thăm, động viên. Chính ủy Nguyễn Hồng Ngân cho biết, lãnh đạo chỉ huy 273 rất quan tâm đến hoạt động phối hợp với gia đình quân nhân, đơn vị và gia đình luôn là hai cầu nối chặt chẽ.

Quốc gia ĐNA nào có nhiều loại xe tăng nhất?

Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.

Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa
Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa

Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.
Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.

Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.
Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.

Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.
Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.

Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.
Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.

Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.
Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.

Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa
Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa

Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa

Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.
Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa
Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa

Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa
 Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa

Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).
Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).

Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa
Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa

Hình thù bộ phận cải tiến trên siêu tăng Arjun MK-2 Ấn Độ

(Kiến Thức) - Xe tăng Arjun Mk-2 có tới 93 cải tiến, trong đó có 19 sự thay đổi lớn so với biến thể Mk-1, đưa nó trở thành mẫu tăng siêu hạng. 

Năm 2014 tại triển lãm vũ khí trang bị tổ chức tại New Delhi, ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã giới thiệu mẫu nâng cấp Arjun MK-2. Theo thông tin từ phía quan chức Ấn Độ, xe tăng này tổng cộng cải tiến 93 phần, trong đó có 19 sự thay đổi lớn. Một trong những sự thay đổi lớn nhất là trang bị hệ thống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng PN-120 cho đạn tên lửa Konus.
 Năm 2014 tại triển lãm vũ khí trang bị tổ chức tại New Delhi, ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã giới thiệu mẫu nâng cấp Arjun MK-2. Theo thông tin từ phía quan chức Ấn Độ, xe tăng này tổng cộng cải tiến 93 phần, trong đó có 19 sự thay đổi lớn. Một trong những sự thay đổi lớn nhất là trang bị hệ thống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng PN-120 cho đạn tên lửa Konus.