Nhiều công ty Trung Quốc 'núp bóng' cho vay nặng lãi tại Việt Nam

Sau khi sụp đổ tại Trung Quốc, nhiều công ty cho vay ngang hàng đã tràn sang Việt Nam tung hoành với nhiều chiêu thức cho vay để hút khách.

Nhieu cong ty Trung Quoc 'nup bong' cho vay nang lai tai Viet Nam
Một ứng dụng cho vay ngang hàng được quảng cáo trên Facebook

Sau khi sụp đổ tại Trung Quốc, nhiều công ty cho vay ngang hàng (người vay và cho vay thỏa thuận trên mạng không cần gặp mặt) đã tràn sang Việt Nam tung hoành với nhiều chiêu thức cho vay để hút khách trong bối cảnh Việt Nam chưa có khung pháp lý quy định cho mô hình này hoạt động.

Phần lớn công ty Trung Quốc núp bóng?

Chị Ng.T.X. vừa đăng ký hồ sơ trên một trang Facebook vay tiền nhanh để hùn vốn mở quán ăn thì ngay lập tức được một người gọi điện tới nhận là nhân viên tư vấn của công ty tài chính để hỗ trợ. Nữ nhân viên này hỏi rất kỹ về gia cảnh của chị X.: Đăng ký hộ khẩu tại huyện Thanh Trì, Hà Nội; ở cùng mẹ và không đứng tên căn nhà; đang bán hàng cho cửa hàng thời trang tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân; tổng thu nhập 1 tháng là 7 triệu đồng và đứng tên chính chủ một chiếc xe Lead mới mua 6 tháng... Theo những dữ liệu này, chị X. chỉ cần điền vào hồ sơ trên trang web và chụp lại chứng minh thư là được xét duyệt một khoản vay dưới 24 triệu đồng.

Với khoản vay 20 triệu trong 6 tháng, nhân viên này tính luôn lãi và gốc chị X. phải trả là 4 triệu đồng chẵn mỗi tháng (tương đương lãi suất 40%/năm) với điều kiện phải trả đúng hẹn hàng tháng, không trả trước cũng không được trả sau. Trong trường hợp sai hẹn 4 ngày thì từ ngày thứ 5 chị X. sẽ bị phạt thêm 400 nghìn đồng ngoài 4 triệu đồng gốc và lãi hàng tháng nói trên. Dù không cần gặp mặt và ưu điểm là giải ngân nhanh vào tài khoản trong vòng 1 tiếng nhưng lãi cao và phạt rất cao, chưa tính chi phí hồ sơ, phí tư vấn… đã khiến chị X. ngần ngại.

Tiến sỹ Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện ở Việt Nam có khá nhiều công ty cho vay ngang hàng (P2P) theo hình thức kết nối không gặp mặt như trên. Có nghĩa là thông qua một nền tảng công nghệ (tương tự như nền tảng của Grab trong giao thông), công ty trung gian sẽ đứng ra kết nối giữa người cho vay và người cần vay. Hai bên thậm chí không cần gặp mặt, chỉ giao dịch online và đồng ý với các thỏa thuận qua trung gian tài chính thì ngay lập tức sẽ hình thành một giao dịch tín dụng qua phương thức chuyển khoản. Trong vòng hai năm qua, hình thức này trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Đáng chú ý, trong số đó phần lớn là các công ty từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam sau khi hàng loạt công ty P2P tại Trung Quốc sụp đổ vào giai đoạn 2017 - 2018.

Trong khi đó, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, công ty P2P ở Việt Nam có khoảng 40, trong đó chừng 10 đơn vị có vốn Trung Quốc.

Tuy nhiên là người hoạt động trong ngành công nghệ - tài chính nhiều năm và trực tiếp tham gia cung cấp nền tảng P2P, Chủ tịch Tập đoàn NextTech Nguyễn Hòa Bình chung quan điểm với ông Hòe: Hàng loạt công ty P2P thuê người Việt Nam làm đại diện pháp luật để dễ bề hoạt động, trong khi ông chủ thực sự đứng sau lại là người Trung Quốc, số lượng ước chừng 70 công ty. Các doanh nghiệp này tham gia thị trường song lại đưa ra các chiêu cạnh tranh “bẩn” như quảng cáo gây nhầm lẫn, lừa dối khách hàng, cho vay lãi suất cao…

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hiện nhiều đơn vị cung cấp nền tảng P2P thường “bắt tay” với các ngân hàng, công ty bảo hiểm, ví điện tử… nhưng chủ yếu là hợp tác trong việc thanh toán, quản lý thanh toán… khiến khách hàng nhầm tưởng hoạt động này đã được bảo hiểm rủi ro và người tham gia yên tâm khi có sự tham gia của ngân hàng, công ty bảo hiểm. Tình trạng lộn xộn này theo ông Bình rất dễ làm “hỏng” thị trường P2P Việt Nam và nguy hiểm hơn nó có thể đẩy mô hình P2P Việt Nam đi vào vết xe đổ vỡ như tại Trung Quốc cách đây 3 năm.

Cả người vay và cho vay đều rủi ro lớn

Khi doanh nhân thành con nợ tín dụng đen

Không chỉ chịu lãi suất cắt cổ, nhiều trường hợp doanh nhân phải ngậm đắng nuốt cay trước những rủi ro khôn lường…

Trước nhu cầu bức thiết về vốn cho sản xuất kinh doanh song không thể vay được ngân hàng, nhiều doanh nghiệp phải “cắn răng” vay tín dụng đen. Không chỉ chịu lãi suất cắt cổ, nhiều trường hợp phải ngậm đắng nuốt cay trước những rủi ro khôn lường…

Hé lộ sự thật bất ngờ về Thung lũng Chết ít người biết

Thung lũng Chết là một sa mạc thiêu đốt với một số điều kiện khô hạn và nóng nhất trên thế giới, cây cối và động vật khó sinh sống ở đây.

He lo su that bat ngo ve Thung lung Chet it nguoi biet
Vườn quốc gia Thung lũng Chết được thành lập vào năm 1994, tự hào là công viên lớn nhất trong 48 tiểu bang với diện tích ấn tượng 3,4 triệu mẫu Anh. Nguồn: Blake Burt/Getty. 
He lo su that bat ngo ve Thung lung Chet it nguoi biet-Hinh-2
Thung lũng chết nằm ở điểm thấp nhất ở Bắc Mỹ, dưới mực nước biển. Các phần của Vườn quốc gia Thung lũng Chết được bao phủ bởi một lớp muối dày mà nhiều du khách nhầm với tuyết do khoáng chất từ đá và mưa hòa tan tạo thành. Nguồn: Báo Quốc tế. 

Những thực phẩm giàu canxi hơn cả nước hầm xương

Nước hầm xương không nhiều canxi như mọi người vẫn nghĩ. Để bổ sung canxi hiệu quả, bạn nên tận dụng những thực phẩm giàu canxi dưới đây trong bữa ăn hàng ngày.

Nhung thuc pham giau canxi hon ca nuoc ham xuong
 Số liệu từ Hiệp hội Loãng xương Quốc tế chỉ ra, người dân Trung Quốc tiêu thụ trung bình 338mg canxi mỗi ngày. Con số này chênh lệch quá xa so với mức khuyến nghị 800mg/ngày ở người trưởng thành. (Ảnh minh họa)

'Thầy A7' Nguyễn Mạnh Tuấn: Nhà đầu tư nhỏ lẻ luôn thua các công ty chứng khoán

(Vietnamdaily) - Với chứng khoán, khi nhà đầu tư được cấp margin trong hôm nay (giả sử thời hạn trong vòng 6 tháng) nhưng ngày mai CTCK có thể bán giải chấp. Điều này là tuỳ tiện, khá vô lý.

Mới đây, “Thầy A7” Nguyễn Mạnh Tuấn vừa chia sẻ sự thật về các công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Theo “Thầy A7” thị trường chứng khoán từ lâu lắm rồi là cuộc chơi không công bằng giữa các nhà đầu tư và các công ty chứng khoán (CTCK).

Tại CTCK có mảng tự doanh, CTCK có thể soi được tài khoản của nhà đầu tư. Khi căng margin, CTCK sẽ thực hiện cắt margin làm cho nhà đầu tư nhỏ lẻ giẫm đạp lên nhau mà thoát hàng. Sau đó CTCK gom lại cổ phiếu với giá rẻ.