Các công ty xổ số chuyển mình ra sao sau sáp nhập?

Từ ngày 1/7 đến hết năm 2025, các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập sẽ bàn giao nguyên trạng các công ty xổ số cho tỉnh, thành phố (mới) sau sáp nhập.

xoso-1.png
Các công ty xổ số của các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập được bàn giao về tỉnh/thành phố (mới) tiếp tục hoạt động đến hết năm 2025. Ảnh: T.L.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý II diễn ra chiều 2/7 của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính (Bộ Tài chính) đã cung cấp thông tin về số phận các công ty xổ số truyền thống địa phương sau sáp nhập tỉnh thành.

Theo ông Dương, Bộ Tài chính đã có văn gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn về việc hoạt động của các công ty xổ sổ và lịch biểu phát hành sau quá trình sáp nhập.

Từ ngày 1/7 đến hết năm 2025, các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập sẽ bàn giao nguyên trạng các công ty xổ số cho tỉnh, thành phố (mới) sau sáp nhập.

Ví dụ, tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập với TP.HCM nên công ty xổ số của 2 tỉnh nói trên sẽ được bàn giao cho UBND TP.HCM. Lịch biểu phát hành sẽ giữ như hiện nay.

xoso-2.png
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính (Bộ Tài chính). Ảnh: MOF.

"Điều này giúp các đơn vị đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được chủ sở hữu cũ phê duyệt cũng như đảm bảo số thu ngân sách của các tỉnh sau sáp nhập. Bên cạnh đó, các vé đã in trong năm 2025 cũng không bị lãng phí", ông Dương nói thêm.

Từ ngày 1/1/2026, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cụ thể các tỉnh, thành phố sáp nhập các công ty xổ số trên cùng địa bàn vào một công ty và ban hành lịch biểu phát hành mới cho phù hợp với mô hình hoạt động mới.

Đến nay, cả nước có 64 doanh nghiệp Nhà nước đang kinh doanh xổ số, bao gồm 63 công ty xổ số kiến thiết tại 63 tỉnh, thành phố và Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott).

Thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, hiện cả nước đã giảm từ 63 tỉnh, thành phố xuống còn 34 tỉnh, thành phố.

*Tiêu đề đã được Vietnamdaily thay đổi.

TP HCM: Chậm tiến độ, nhà thầu Hải Đăng bị phạt gần 700 triệu

Công ty Hải Đăng cùng một số nhà thầu vừa bị Ban QLDA ĐTXD hạ tầng đô thị TP HCM xử phạt, do thi công chậm tiến độ tại dự án kênh Tham Lương- Bến Cát- rạch Nước Lên.

Bị phạt 681,3 triệu đồng vì vi phạm cam kết tiến độ

Theo Ban QLDA đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM, nhiều gói thầu trong tổng số 10 gói thuộc Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ nghiêm trọng. Một số gói thậm chí chưa đạt 50% khối lượng thi công, dù thời gian thực hiện đã kéo dài hơn 2 năm.

Tiền Giang: Gói mua sắm thiết bị GD về tay Cty Sao Nam TG

Phòng GD&ĐT thị xã Cai Lậy, Tiền Giang đã chọn được nhà thầu trúng gói mua sắm thiết bị phục vụ các trường học trên địa bàn thị xã.

Vượt 2 đối thủ, trúng thầu

Với mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy trong năm học mới, ngày 26/5/2025, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm thiết bị phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập tại các trường trên địa bàn thị xã Cai Lậy năm 2025, với tổng giá trị 3,763 tỷ đồng. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cai Lậy được giao làm đại diện chủ đầu tư, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ AZ đảm nhiệm vai trò mời thầu.

Tiền Giang: 2 gói chiếu sáng hơn 20 tỷ về tay Tín Hiệu

Chỉ trong ngày 29/6/2025, Công ty Tín Hiệu trúng 2 gói thầu chiếu sáng, trị giá hơn 20 tỷ đồng, trong đó có một gói thực hiện độc lập, một gói liên danh.

3 nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT

Ngày 3/4/2025, UBND tỉnh Tiền Giang (cũ) ban hành Quyết định số 723/QĐ-UBND, phê duyệt dự án hệ thống chiếu sáng một số đoạn trên các tuyến đường tỉnh 877B, 877 và 872, với tổng mức đầu tư xây dựng 10,591 tỷ đồng.