Vì sao TPCN OBA Night của Dược phẩm Spitan bị phạt 50 triệu đồng?

(Kiến Thức) - Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dược phẩm SPITAN Việt Nam vì sai phạm trong quảng cáo sản phẩm TPCN OBA night trên website obanight.com.
 

Cục An toàn thực phẩm vừa tổng hợp kết quả thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính từ ngày 17/12/2018 đến 31/12/2018. Cụ thể, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 145.000.000 đồng.
Đứng đầu danh sách bị xử phạt với mức tiền phạt cao nhất là Công ty TNHH Dược phẩm SPITAN Việt Nam (địa chỉ: Số 21-M17 Láng Trung, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội); bị phạt 50 triệu đồng do quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe OBA night trên website: obanight.com gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Vi sao TPCN OBA Night cua Duoc pham Spitan bi phat 50 trieu dong?
 Sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe OBA night được quảng cáo trên website: obanight.com 
Được biết, sản phẩm thực phẩm chức năng Oba night là sản phẩm hỗ trợ chữa mất ngủ có nguồn gốc thảo dược, nhưng quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa mất ngủ.
Tiếp theo trong danh sách xử phạt là Chi nhánh Công ty TNHH Nam dược Triệu Ngọc Hòa tại Bắc Ninh (Địa chỉ: Tổ dân phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Với sai phạm quảng cáo 08 sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Điều kinh Triệu Hòa, An đường huyết Triệu Hòa, Ho viên Triệu Hòa, Bài thận Triệu Hòa, Hoạt huyết Triệu Hòa, Dạ dầy Triệu Hòa, An phụ khoa Triệu Hòa, Thải độc gan Triệu Hòa trên website: thuocnamtrieuhoa.com mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định, công ty này phải chịu mức phạt 30 triệu đồng.
Công ty Cổ phần thương mại Center (địa chỉ: số 40, đường 50, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) bị phạt 25 triệu đồng do quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sưc khỏe: Dạ dày Center, Immune Center Baby Plus tăng cường miễn dịch, Center Baby Plus tăng cường hấp thu, trên website centervn.com không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
Công ty Cổ phần Thương mại Gia Cát Phúc (địa chỉ: số nhà 17, dãy No3B KĐT Sài Đồng, đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với 02 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giải độc gan GCP (Lô SX: 150518; NSX: 120518; HSD: 110521) và Xương khớp GCP (Lô SX: 160618; NSX: 290618; HSD: 280621) bị phạt 17,5 triệu đồng.
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tuệ Minh (địa chỉ: số nhà 24, đường Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Hoàng Tiểu Minh (số lô 430118, NSX: 130118, HSD: 120121) cũng bị phạt 22,5 triệu đồng.
Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định.

Bát nháo thị trường thực phẩm chức năng, người tiêu dùng kêu ai?

(Kiến Thức) - Vị lãnh đạo Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam thừa nhận, thị trường TPCN đang phát triển nở rộ nhưng lộn xộn và khó kiểm soát, giá cả các sản phẩm bán ra không theo một căn cứ nào...

Những ngày qua, thông tin đăng tải trên báo Lao Động về góc khuất bát nháo của thị trường thực phẩm chức năng online có thể khiến bất kỳ ai đọc cũng rùng mình vì sự tàn nhẫn của những người nhân danh thầy thuốc, nhà thuốc dỏm đế bán thuốc bằng mọi giá.
Rùng mình bởi ở trong guồng quay của thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) này, mọi chuẩn mực đạo đức bị gạt sang một bên. “Phải ép. Ép để bệnh nhân thấy rằng, bệnh của họ cần phải chữa ngay. Lực ép phải cao. Phải nói các thảo dược đang khan hiếm, nếu không nhận lấy cơ hội thì sau này chi phí điều trị sẽ tăng cao”; “Phải nhắc đi nhắc lại với khách 2 từ “khỏi bệnh”, để trong tâm trí của họ in hằn từ “khỏi bệnh”, có vậy người ta mới tin tưởng…” hay lời tư vấn lạnh lùng của những người mạo nhân danh bác sĩ, thầy thuốc mặt “búng ra sữa”: “Càng nhiều tiền, càng mặn mà thì càng kê nhiều. Cứ bịa ra thế chứ ai mà đi cân chỉnh lại liều lượng và thành phần thuốc bao giờ. Nó là TPCN mà, dùng có chết đâu…”.

40% thực phẩm chức năng trôi nổi chứa chất cấm

Có tới 40% thực phẩm chức năng trôi nổi nhiễm chất cấm. Đây là thông tin đáng chú ý trong Hội thảo về thực trạng sử dụng thực phẩm chức năng...

 Video: 40% thực phẩm chức năng trôi nổi chứa chất cấm:

Điểm danh những vụ thu hồi TPCN gây xôn xao dư luận

(Kiến Thức) - TPCN Ginkgo 600, nước đông trùng hạ thảo, viên uống lợi sữa Baby Mun, viên uống Detox giảm cân Sen Slim... là một trong những sản phẩm thực phẩm chức năng dính thu hồi gây chú ý trong thời gian gần đây.

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đã yêu cầu tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm chức năng Siro High Pro và 1 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo 600.
Lô sản phẩm thực phẩm chức năng Siro High Pro bị tạm dừng lưu thông có mã số SX: 010216, NSX: 18/2/2016, HSD: 18/2/2019, của Công ty TNHH Dược phẩm Trung Hàn (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lý do dừng lưu thông vì mẫu sản phẩm này (lấy mẫu tại 78 D5 khu đô thị Đại Kim, sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế USA ở khu công nghiệp Thanh Oai - Hà Nội) có kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng.