Cao nhân nào giỡn mặt Tôn Sách, trêu tức Tào Tháo?

Cao nhân từng giỡn mặt Tôn Sách và nhiều lần trêu tức Tào Tháo liệu có phải là sản phẩm từ trí tưởng tượng, hay là một nhân vật có thật mà chính sử lãng quên.

Rất nhiều người đọc Tam quốc diễn nghĩa cho rằng, Tả Từ chỉ là nhân vật hư cấu do La Quán Trung tưởng tượng ra để báo hiệu cho cái chết của Tào Tháo. Thế nhưng không, đích thực là trong sử sách, có rất nhiều ghi chép về vị đạo sĩ này. Những tác phẩm nổi tiếng như Hậu hán thư. Tả Từ truyện, Sưu thần ký, Phương dư thắng lãm, Thiên hạ danh thắng chí, Giang nam thông chí hay Lư giang huyền chí cũng đều có ghi lại.

Thậm chí còn có nhiều ý kiến cho rằng Tả Từ đã sống từ trước cả khi nhà Hán sụp đổ và mãi 300 năm sau mới mất.

Tả Từ từng giỡn mặt Tôn Sách và nhiều lần trêu tức Tào Tháo
Tả Từ từng giỡn mặt Tôn Sách và nhiều lần trêu tức Tào Tháo

Theo sử liệu, Tả Từ là một đạo sĩ Lão giáo, tự là Nguyên Phóng, đạo hiệu là Ô Giác tiên sinh, người quận Lư Giang, nay là Tiềm Sơn, tỉnh An Huy.

Tả Từ tu trên đỉnh núi Thiên Trụ, luyện tập nội đan thuật và nuôi dưỡng tinh khí bằng khí công và tập luyện Phòng trung thuật, một phương pháp luyện khí công tình dục của Đạo giáo. Nhiều người nói rằng ông có thể sống trong nhiều thời kỳ mà không cần ăn. Tả Từ cũng học Tứ thư Ngũ kinh và Chiêm tinh học.

Khoảng trước năm 200, lãnh chúa Đông Ngô là Tôn Sách, một người chủ trương Khổng giáo, muốn giết Tả Từ và truy sát ông bằng ngựa. Tả Từ chỉ đi bộ, vẫn trốn thoát được bằng cách đi chậm thong thả.

Sau đó, Tả Từ đến thăm Tào Tháo, người trả trợ cấp cho ông để trình diễn phép thuật. Tào Tháo thể hiện sự quan tâm đến các phương pháp trường sinh bất tử bằng cách luyện theo, nhưng con trai Tào Thực cho rằng tiền trợ cấp chỉ nhằm mục đích cầm chân vị đạo sĩ này và kiểm soát phép thuật hoang dã của ông. Tả Từ trình diễn nhiều chiêu thức phép kì lạ trước điện Tào Tháo, chẳng hạn như bắt một con cá lạ từ một chảo đồng trống rỗng, và biến đến một nơi khá xa để mua gừng. Tả Từ từng mời toàn điện Tào Tháo dùng thức ăn và rượu, nhưng Tào Tháo sớm phát hiện ra rằng Tả Từ đã gom hết tất cả cửa hàng rượu trong khu vực bằng phép thuật cho mục đích này.

Tào Tháo cố gắng tìm cách hành hình Tả Từ, nhưng ông đã tẩu thoát bằng cách đi xuyên tường thành. Khi ai đó bẩm báo rằng Tả Từ đã lộ mặt ở khu chợ, tất cả mọi người trong khu chợ đều biến thành Tả Từ. Một bẩm báo khác cho biết Tả Từ đang ở trên đỉnh núi, do đó, Tào Tháo và quân lính đuổi theo, và nhận ra Tả Từ đang ẩn thân giữa một đàn cừu. Biết rằng không thể tìm thấy Tả Từ, Tào Tháo nói với bầy cừu rằng chỉ đang cố gắng để kiểm tra kỹ năng của Tả Từ, và không có ý định giết ông. Lúc đó, một con dê đứng bằng hai chi sau và nói. Tào Tháo và quân lính đổ xô tới con dê, và nhìn thấy rằng những con cừu còn lại trong đàn đều hóa thành những con dê đứng bằng hai chân và biết nói giống người. Từ đó, quân lính Tào Tháo không bao giờ tìm thấy Tả Từ nữa.

Tả Từ sau đó xuất thế và ẩn mình tu luyện trên những đỉnh núi.

Là sản phẩm hư cấu của La Quán Trung?

Dù chỉ xuất hiện chóng vánh nhưng Tả Từ vẫn gây ấn tượng mạnh cho độc giả
Dù chỉ xuất hiện chóng vánh nhưng Tả Từ vẫn gây ấn tượng mạnh cho độc giả

Xuất hiện trong Tam quốc diễn nghĩa hồi 68 và 69, Tả Từ đã nhanh chóng để lại ấn tượng mạnh cho độc giả. Ông được mô tả như một đạo sư Đạo giáo có sức mạnh pháp thuật vô biên, với nhiệm vụ lôi kéo Tào Tháo theo con đường này. Tương truyền, vào thời trẻ, Tả Từ từng tu luyện trên đỉnh Nga Mi, vô tình tìm thấy được Độn Giáp Thiên Thư - thứ đã giúp ông "tung mây cưỡi gió, chèo thuyền trên trời, băng qua những ngọn núi và xuyên qua những lớp đá, làm ánh sáng lơ lửng như hơi, ngao du bốn bể, tàng hình theo ý muốn hoặc biến hóa đổi dạng, ném gươm quăng dao lấy đầu người dễ như bỡn".

Tả Từ hứa sẽ tặng Tào Tháo toàn bộ bí kíp thần thông nếu ông ta gia nhập Đạo gia nhưng Tào Tháo lại đáp: "Ta cũng muốn từ quan về nhà, nhưng ngặt nỗi vì triều đình chưa có ai thay ta được". Khi Tả Từ đang cân nhắc sẽ chuyển đối tượng sang Lưu Bị, ông lại bị Tào Tháo buộc tội là quân do thám được phái đến. Mặc dù bị bắt, Tả Từ vẫn ngồi cười lớn, quân lính ra sức đánh đập nhưng vị đạo sư chỉ thiếp đi và đang ngáy khò khò, không biết đau đớn là gì. Tào Tháo giận lắm, cho quân lính giam ông vào cũi sắt, không cho ăn uống gì và bỏ mặc đó mấy ngày. Thế nhưng Tả Từ sắc mặt vẫn hồng hào, căng tràn sức khỏe.

Ông từng nhiều lần trêu tức nhất đại kiêu hùng Tào Tháo.
Ông từng nhiều lần trêu tức nhất đại kiêu hùng Tào Tháo.

Có lần Tả Từ từng mời Tào Tháo chén rượu bất tử nhưng Tào Tháo bảo Tả Từ phải uống trước. Tả Từ dùng cây trâm trên mũ chia cốc rượu ra làm hai, mình uống một nửa, vẫn nhường lại cho Tào Tháo một nửa. Tào Tháo không uống mà còn hất đi. Cái chén bỗng hóa thành chim cưu trắng lượn lờ quanh cung điện rồi biến mất. Quá sợ hãi trước các phép thần thông của Tả Từ, Tào Tháo bèn ra lệnh trừ khử tránh hậu họa, sai Hứa Chử dẫn ba trăm quân đuổi giết.

Ra đến cửa thành, trông thấy Tả Từ đi guốc đang lững thững ngay trước mặt, Hứa Chử thúc ngựa đuổi gấp, nhưng không tài nào theo kịp. Khi đuổi mãi đến một gò núi, có một đứa trẻ đang chăn một đàn cừu đi ăn. Tả Từ chạy vào giữa đàn cừu, Hứa Chử lấy tên bắn theo thì Tả Từ biến mất. Nghĩ rằng Tả Từ đã biến thành cừu, Hứa Chử giết hết cả đàn cừu rồi trở về. Lúc sau, vị đạo sư lại xuất hiện và bảo với đứa trẻ gắn đầu đám cừu vào cổ thì chúng sẽ sống lại.

Dù cho có làm đủ mọi thứ nhưng Tào Tháo vẫn không thể tổn hại gì tới vị đạo sĩ này.
Dù cho có làm đủ mọi thứ nhưng Tào Tháo vẫn không thể tổn hại gì tới vị đạo sĩ này.

Tào Tháo sai phác họa lại chân dung, đưa các nơi để truy bắt Tả Từ. Được vài hôm, trong thành ngoài thành, bắt được ba bốn trăm người giống hệt vị đạo sĩ, gây náo động khắp nơi. Tào Tháo dẫn năm trăm quân vây bọc chung quanh, chém tuốt cả bấy nhiêu người. Bất ngờ là, người nào bị chém chết, trong họng cũng có một vệt khí xanh, bay vụt lên trời. Chúng tụ lại một chỗ, biến thành Tả Từ chân chính. Tả Từ ngẩng mặt lên trên không, vẫy một con hạc trắng xuống, rồi vỗ tay cười ầm lên nói rằng: "Chuột đất theo hổ vàng, gian hùng sắp chết đến nơi!".

Tào Tháo sai lấy cung tên bắn, bỗng nhiên nổi trận cuồng phong, sỏi cát bay mù mịt. Những thân xác bị chém chết nhảy choàng dậy, tay xách đầu, chạy loạn diễn võ đánh Tào Tháo. Các quan văn võ ai nấy cùng hồn bay phách lạc, ngã lăn xuống đất, không ai cứu giúp được ai nữa.

Từng có học giả bình luận về Tả Từ như một vị ảo thuật gia đầu tiên của Trung Quốc khi hết lần này tới lần khác qua mặt được Tào Tháo. Thế nhưng, dù sao thì đối với dân gian Trung Hoa, đây cũng là một nhân vật được xếp vào hàng huyền thoại. Mặc dù không được nhắc đến qua nhiều giai thoại khác nhưng Tả Từ cũng là nhân vật đã góp phần truyền bá văn hóa Đạo giáo cho dân chúng sau này.

Người nào là con dâu Viên Thiệu, sau lại là con dâu Tào Tháo?

Mỹ nhân này đã cùng lúc làm dâu cho hai dòng họ đối địch nhau và cũng là kẻ thù không đội trời chung của nhau nhất khi ấy.

Mỹ nhân nào là con dâu Viên Thiệu, sau lại trở thành con dâu Tào Tháo?

Theo truyền thuyết, bất cứ khi nào Chân Phu nhân trang điểm trước cửa sổ, một con rắn thần đáng yêu sẽ xuất hiện. Nó chưa bao giờ cắn người, toàn thân phát sáng ngời màu xanh ngọc bích, trong miệng ngậm hạt chân châu màu đỏ, cuộn thành một quả cầu.

Hình dạng cuộn tròn của rắn thần rất duyên dáng và đẹp mắt, vì vậy Chân Phu nhân đã búi tóc theo hình dạng của nó, kiểu búi tóc chải và xoắn, đây là búi tóc rắn thần được truyền lại đến các thế hệ sau.

Năm 183 sau Công nguyên, Chân Lạc sinh ra trong một gia đình quyền thế ở Vô Kỵ, Trung Sơn (nay là huyện Vô Kỵ, tỉnh Hà Bắc), cô là con gái của quan huyện Chân Dật.

Nguoi nao la con dau Vien Thieu, sau lai la con dau Tao Thao?

Chân Lạc không chỉ xinh đẹp tài giỏi, nàng còn là một nàng dâu vô cùng hiếu thảo – Ảnh: Minh họa.

Chân Dật đã mất từ khi Chân thị mới lên 2 tuổi, cô bé Chân Lạc thường khóc rất buồn vì nhớ cha, khi đó cô mới 2 tuổi, người nhà đều kinh ngạc, tuổi còn nhỏ mà cô đã có được tình cảm sâu sắc đến vậy.

Dù cha mất sớm, nhưng gia đình họ Chân vẫn còn khá giả. Một lần, Trương phu nhân đưa các con đến gặp một thầy bói tên là Lưu Lương xem tướng, ông ta chỉ vào Chân thị mà nói: “Mai này cô bé này sẽ trở thành một người tôn quý”.

Từ nhỏ đến lớn, Chân thị đối với chuyện xem bói toán này không mảy may thích thú. Khi lên 8 tuổi, có những người múa tạp kỹ cưỡi ngữa trước sân nhà, các anh chị em của bà đều thích thú trèo lên mái nhà mà nhìn, riêng Chân thị không đi.

Thấy làm lạ, các chị của bà đều hỏi nguyên do, Chân thị ung dung đáp: “Mấy cái này chỉ có con nít mới thích xem thôi!”. Khi lên 9 tuổi, Chân thị rất thích đọc sách, đặc biệt rất thông minh, chỉ cần nhìn qua tiêu đề là đã lĩnh hội được các ý nghĩa, do vậy bà hay cùng các anh trai học chuyện bút nghiên.

Các anh trai bà cười nói: ”Con gái thì nên học nữ công, sao em lại thích đọc sách, có lợi gì chứ? Chẳng lẽ sau này em muốn đi thi Tiến sĩ, làm Nữ tiến sĩ à?“.

Chân thị chỉ đáp: ”Phụ nữ hiền đức thời xưa, đều xem sai lầm của cổ nhân, cốt để tự nhắc nhở chính mình. Thế không đọc sách, thì lấy gì mà tham khảo chứ?”.

Mỹ nhân khoan hòa nhân hậu

Trong cuộc chiến giữa các quân phiệt cuối thời Đông Hán, thiên tai mấy năm liên tục, dân chúng đều phải bán đi của cải để lấy lương thực sống qua ngày. lúc này, gia đình họ Chân có hơn nghìn ngũ cốc dự trữ, nhân cơ hội thu mua rất nhiều vàng bạc bảo vật.

Chân thị lúc ấy mới hơn 10 tuổi, nhìn tình hình mà nói với mẹ rằng:”Loạn thế cầu bảo, thật sự không phải thượng sách. Thất phu vô tội, hoài bích có tội, đây là tham của hại thân. Hiện tại dân chúng đều đang cực kì đói khát, chi bằng nhà ta đem ngũ cốc dự trữ khai ra cứu tế, vào lúc này việc ấy mới chính là ban ơn đức hạnh!”.

Cả nhà đều thấy lời nói của bà có lý, vì vậy đem toàn bộ lương thực dự trữ trong nhà tiến hành phân phát cho nạn dân.

Vào năm Chân thị được 14 tuổi, anh thứ Chân Nghiễm qua đời. Chân thị rất bi thương, đối với chị dâu thập phần kính trọng hòa nhã, lúc nào cũng tranh thủ giúp đỡ chị dâu chuyện nhà cửa, còn chăm sóc rất tận tâm các con của Chân Nghiễm.

Mẹ của Chân thị là Trương phu nhân, tính tình cũng gọi là nghiêm khắc, do vậy thường lấy quy củ mà làm khó dễ con dâu, Chân thị khuyên mẹ:”Anh hai bất hạnh mất sớm, mợ hai tuổi trẻ thủ tiết, lại muốn chiếu cố con trẻ, tuy chị ấy là con dâu, nhưng xin mẹ hãy xem như con gái ruột cho thêm phần an ủi!”. Sau đó, Trương phu nhân cảm động, thường ngày hay qua lại bên nhà Chân Nghiễm giúp đỡ con dâu.

Bà lớn lên khi Viên Thiệu đã làm chủ Hà Bắc, bao gồm Ký châu, U châu, Tinh châu và Thanh châu. Vào độ giữa thời Kiến An (196 – 220) của Hán Hiến Đế, Chân thị kết hôn với Viên Hy, con trai thứ hai của Viên Thiệu.

Một thời gian sau, Viên Thiệu sai Viên Hy đi trấn thủ U châu (nay là Bắc Kinh, Thiên Tân, và phía tây Liêu Ninh) nhưng bà không theo mà vẫn ở lại Nghiệp Thành – thủ phủ Ký châu để hầu hạ mẹ chồng.

Nàng dâu hiếu thảo nhà họ Tào

Về sau, Viên Thiệu bị Tào Tháo đánh bại trong trận Quan Độ, nhà họ Viên sụp đổ. Anh Viên Hy là Viên Đàm và em Hy là Viên Thượng tranh giành quyền thừa kế. Tào Tháo nhân đó chia rẽ và đánh bại anh em Viên Đàm và Viên Hy, tiêu diệt hi vọng cuối cùng của họ Viên. Từ đó, nhà họ Viên – thế lực duy nhất kình cựa được họ Tào, đã chính thức sụp đổ.

Năm Kiến An thứ 9 (204), Tào Tháo hạ được Nghiệp Thành, bắt sống gia quyến họ Viên. Chân thị là con dâu của Viên Thiệu, sau lại trở thành vợ của con trai thứ của Tào Tháo là Tào Phi – khi đó mới 18 tuổi, còn Chân thị đã 22 tuổi. Năm Kiến An thứ 12 (207), Viên Hy cùng Viên Thượng chạy trốn lên Liêu Đông và bị Công Tôn Khang giết chết, nộp đầu cho Tào Tháo.

Câu chuyện Chân thị từ dâu họ Viên trở thành dâu họ Tào mang nhiều yếu tố cảm hứng truyền tụng, bởi vì bà đã cùng lúc làm dâu cho hai dòng họ đối địch nhau và cũng là kẻ thù không đội trời chung của nhau nhất khi ấy.

Chuyện bà gặp được Tào Phi về sau được thêu dệt nên rất nhiều, đa phần đều nói rằng chính dung mạo của bà đã làm lay động vị công tử họ Tào, và dù bà đã từng là vợ của kẻ thù họ Viên, Tào Phi cùng Tào Tháo cũng vẫn nạp bà làm dâu họ Tào.

Sách Thế thuyết tân ngữ có dẫn một câu chuyện rằng, khi thắng trận, Tào Phi dẫn quân xông thẳng vào phủ họ Viên, thấy hai người đàn bà mặt mày lắm lem đang ôm nhau khóc phía sau lưng Lưu phu nhân, hỏi ra thì là con dâu thứ của Viên Thiệu, liền lệnh cho người khác rửa sạch mặt mũi Chân thị để nhìn rõ.

Khi Tào Phi nhìn thấy dung mạo thực sự của Chân thị, choáng ngợp và động lòng vì nhan sắc cực diễm lệ, Tào Phi liền nạp Chân thị làm Chính thê, thập phần sủng ái.

Sau khi lấy Tào Phi 8 tháng, bà sinh ra Tào Duệ. Hai người còn có với nhau một con gái, gọi là Đông Hương công chúa.

Trong phủ Tào Phi có rất nhiều thiếp, đều lấy vì mục đích chính trị, hoặc số ít là do Tào Phi ưa thích mà nạp. Chân thị khi là chính thất phu nhân, đối với người được Tào Phi ủng ái hết sức hòa nhã, đối với những người vô sủng cũng khoan hồng đãi ngộ.

Bà thường nói với Tào Phi rằng: ”Các Hoàng đế thời xưa, có nhiều con cái nối dõi là do nạp rất nhiều thiếp thị. Phu quân cũng nên cân nhắc, nạp thêm những nữ tử hiền đức xinh đẹp, là để người nối dõi tông đường thêm nhiều, có là đại phúc của gia tộc”.

Tào Phi nghe qua, thầm khen Chân thị chu đáo. Về sau, Tào Phi muốn đuổi một người thiếp trong phủ là Nhậm thị, nhưng Chân thị thỉnh cầu nói: ”Nhậm thị là người Hương Đảng, bất luận phẩm đức, sắc đẹp, thiếp đều thua kém, ngài vì sao muốn biếm đi?”.

Tào Phi nói: ”Nhậm thị tính tình nóng nảy, không ôn nhu, nàng ta oán hận ta không chỉ một lần, lần này nên đuổi đi!“. Chân thị khóc nói rằng: ”Thiếp chịu ơn của ngài, trong ngài đều biết, ngài đuổi đi Nhậm thị, tức bọn họ sẽ nghĩ đều do thiếp mà ra. Việc lọt đến tai cha mẹ, hai ngài sẽ cho rằng thiếp ghen tuông, kẻ dưới lại nói thiếp tội chuyên sủng. Hi vọng ngài suy xét kỹ thêm!”. Rốt cuộc, Tào Phi vẫn nhất quyết đuổi Nhậm thị đi.

Trong thời gian làm dâu, Chân thị cũng được tiếng hiếu thuận với mẹ chồng là Biện phu nhân. Năm Kiến An thứ 16 (211), Biện phu nhân đi theo Tào Tháo đến phía Tây, nhưng đột nhiên bệnh, phải ở lại Mạnh Tân, lúc đó Chân thị cùng Tào Phi lại được lệnh lưu thủ Nghiệp Thành.

Do không thể chiếu cố chăm sóc mẹ chồng, Chân thị hay lặng lẽ khóc, kẻ dưới nói rằng Biện phu nhân đã hồi phục rồi, nhưng Chân thị lại nói:”Phu nhân ở nhà, bệnh cũ thường tái phát, mỗi lần rất lâu sau mới khỏi, lần này vì sao có thể khỏe mạnh nhanh như vậy? Các ngươi chớ có gạt ta để an ủi“.

Sau đó, chính Biện phu nhân viết thư hồi âm bệnh tình của mình, Chân thị mới an tâm hơn hẳn. Sang năm sau (212), tháng giêng, đại quân trở về, Chân thị đi nghênh đón, Biện phu nhân thấy con dâu quan tâm mình như vậy, xúc động rơi lệ, càng thêm yêu quý, nói: “Thật là một đứa con dâu hiếu thuận!”

Hồng nhan bạc mệnh

Cuộc hôn nhân của Chân Lạc với Tào Phi có vài năm hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi Tào Phi xưng đế ông không lập Chân thị làm Hoàng, thậm chí Tào Phi lập rất nhiều thê thiếp.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Chân Lạc vốn là người khảng khái, bà bất mãn với thái độ của Tào Phi và nhiều lần lên tiếng chất vấn, thậm chí làm thơ để phản đối nhà vua.

Hành động của Chân Hoàng hậu khiến Tào Phi nổi giận, cuối cùng quyết định ban cho một chén rượu độc. Không lâu sau, Tào Phi nói với Chu Tuyên:”Hôm qua ta mơ thấy có cột khói thẳng lên trời“. Chu Tuyên nói: “E rằng trong hậu cung sẽ có quý phụ chết oan“. Tào Phi nghe đến rất hối hận, vì ông vừa ban chiếu hạ tuyên chết Chân phu nhân, muốn gọi lại nhưng đã không kịp.

Bên cạnh đó, theo đoạn trích từ “Ngụy thư” do Bùi Tùng Chi ghi chép dẫn vào truyện hành trạng của Chân phu nhân trong Tam quốc chí, Tào Phi khi đến Lạc Dương không bỏ mặc Chân phu nhân, mà ra chiếu chỉ đón Chân phu nhân vào Trường Thu cung, cung điện dành cho Hoàng hậu thời Đông Hán tại Lạc Dương. Chân phu nhân từ chối vì tự nhận mình không đủ khả năng quản lý hậu cung và vì bản thân mang bệnh, đó là vào khoảng mùa hè năm đó.

Tào Phi khi ấy định sang mùa thu sẽ đưa Chân phu nhân cùng mình đến Lạc Dương, thế nhưng bà lại đột ngột qua đời. Theo ghi chép này, Tào Phi đã rất cảm thương bà và để tang, truy tặng bà làm Hoàng hậu.

Tướng nào của Tào Tháo được coi là người khoẻ nhất Tam Quốc?

Khác với những nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc như Lữ Bố, Quan Vũ, các tướng hộ vệ bên cạnh Tào Tháo có phần ít nổi tiếng, nhưng không phải vì thế mà không có những người nổi tiếng bởi sức mạnh vô địch.

Hứa Chử nổi tiếng là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy. Ông cũng từng là tướng hộ vệ luôn theo sát bên cạnh Tào Tháo. Hứa Chử nổi danh với sự trung thành, tận tụy, không ngại hiểm nguy và sức khỏe phi thường.

“Hổ tướng” được Tào Tháo tin cậy nhất

Theo trang mạng Trung Quốc Qulishi, Hứa Chử bình sinh có sức vóc hơn người, tinh thần gan dạ ít ai theo kịp.

Cuối thời Đông hán, thiên hạ đại loạn, tình trạng cướp bóc nổi lên khắp nơi, Hứa Chử không thể sống một cách bình yên. Ông cùng họ hàng và người dân địa phương đứng lên chống giặc cướp.

Tuong nao cua Tao Thao duoc coi la nguoi khoe nhat Tam Quoc?

Tạo hình nhân vật Hứa Chử trong game.

Nhờ sức mạnh hơn người mà Hứa Chử đánh đẹp hết các đợt tấn công của quân giặc, cho đến khi hết lương thực, vũ khí. Cực chẳng đã, Hứa Chử bèn tìm cách cầu hòa, đổi trâu lấy lương thực.

Khi quân giặc đến lấy trâu, một mình Hứa Chử cầm đuôi trâu kéo hơn 100 bước, khiến kẻ địch kinh hãi. Danh tiếng Hứa Chử từ đó vang dội khắp nơi.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng, khi Tào Tháo truy kích quân giặc, tướng giặc chạy đến nơi Hứa Chử, nhưng ông không giao nộp cho tướng của Tào Tháo là Điển Vi, mà còn đòi so bì cao thấp với Điển Vi. Tào Tháo đã phải nghĩ kế bắt sống, dụ hàng thì Hứa Chử mới quy phục.

Khác với các danh tướng khác lần lượt qua đời trong chiến trận hoặc chết già, Hứa Chử là một trong những người hiếm hoi gắn bó với Tào Tháo đến cuối cùng. Ông được Tào Tháo tin cậy, giao cho làm cận vệ.

Năm 200, Hứa Chử tháp tùng Tào Tháo đánh trận Quan Độ, chống thế lực Viên Thiệu. Nhờ có Hứa Chử luôn theo sát bên cạnh mà Tào Tháo thoát khỏi âm mưu ám sát.

Một trong những công trạng lớn nhất của Hứa Chử là lần cứu chủ nhân khỏi quân Mã Siêu ở ải Đồng Quan. Ông không ngần ngại lấy thân mình che chở, giúp Tào Tháo tránh khỏi một trận mưa tên.

Đến khi cao tuổi, Hứa Chử vẫn theo sát bảo vệ Tào Tháo. Ngay cả những người thân thích của Tào Tháo cũng phải tuân thủ phép tắc, quy định. Điều này khiến TàoTháo hết mực tin tưởng và kính trọng ông.

Năm 220, Tào Tháo mắc bệnh mà qua đời. Hứa Chử tiếp tục phục vụ dưới trướng con trai Tào Tháo là Tào Phi. Đây cũng là quãng thời gian nhà Tào Ngụy phát triển rực rỡ nhất. Tháng 12 cùng năm, Tào Phi chính thức lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Ngụy Đế, truy xưng cha mình là Tào Tháo làm Vũ hoàng đế.

Sử sách Trung Quốc không nêu rõ Hứa Chử mất vì sao, nhưng ông qua đời trong khoảng năm 230, sau 40 năm theo Tào Tháo và nhà Tào Ngụy.

Sức mạnh vô song

Theo KK News, Trung Quốc thời Tam quốc nổi lên không ít bậc kỳ tài, nhưng hiếm có ai có sức mạnh vô song như Hứa Chử, lại kết thúc cuộc đời một cách viên mãn.

Những người yêu Tam quốc diễn nghĩa sau này cũng đều cho rằng, Hứa Chử là “hổ tướng” mạnh nhất trong Tam quốc, hơn cả Quan Vũ, Lữ Bố. Xét trên phương diện đấu tay đôi, Hứa Chử gần như không có đối thủ.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Hứa Chử từng so tài với các dũng tướng khác như Điển Vi, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu... và không ít trong số đó là những cuộc đấu bất phân thắng bại.

Một trong những tình tiết thể hiện sức mạnh của Hứa Chử, được người đời sau ghi nhớ nhất là màn so tài cao thấp với Mã Siêu trong Tam quốc diễn nghĩa.

Trong trận Đồng Quan, Mã Siêu và Hàn Toại cùng với tám tướng ở vùng Quan Trung hợp thành liên minh để chống lại triều đình với hơn 10 vạn binh mã.

Tháng 7/211, Tào Tháo đích thân mang quân đánh Mã Siêu. Đến Đồng Quan, ông bí mật phái Từ Hoảng và Chu Linh mang 4000 quân vượt bến Bồ Bản, đóng trại ở Hà Tây để chặn đường lui của Mã Siêu.

Mã Siêu bàn với Hàn Toại chia quân ra chặn ở bờ bắc ngăn quân Tào nhưng Toại không nghe theo nên Siêu bèn tự mình hành động.

Nhân lúc Tào Tháo mang đại quân vượt sông, Mã Siêu bất ngờ mang 1 vạn quân đánh úp, bắn tên như mưa. Binh lính trên thuyền Tào Tháo lần lượt trúng tên mà chết. Hứa Chử một tay cầm yên ngựa che cho Tào Tháo, tay kia chèo thuyền vượt sông.

Hứa Chử nổi danh có sức mạnh hơn người nhưng vẻ ngoài lại trông khá đần độn, nên thường được gọi là “Hổ dại” (điên). Mã Siêu nghe danh tiếng Hứa Chử nên muốn gặp mặt. Hứa Chử bước ra trợn mắt nhìn Mã Siêu. Hai người nhìn nhau nhưng không giao chiến.

Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung kể rằng, Hứa Chử khiêu chiến với Mã Siêu rồi lao vào tỷ thí đầy căng thẳng. Siêu cầm giáo, Chử cầm đao đánh nhau hơn trăm hiệp, đến khi ngựa chùn chân lại vào thay ngựa đánh gần 200 hiệp vẫn bất phân thắng bại.

Hứa Chử nổi điên chạy về cởi áo giáp và mũ, vác đao cưỡi ngựa, quay lại quyết chiến. Hứa Chử ráng sức bổ đao xuống đầu Mã Siêu. Siêu tránh được toan đâm giáo vào bụng Hứa Chử, thì bị Chử túm được giáo bẻ làm đôi mỗi bên một nửa.

Tào Tháo khi đó đã cho 2 tướng ra tiếp ứng, bên Mã Siêu cũng ra tiếp chiến. Cuộc đấu giữa Mã Siêu và Hứa Chử do vậy kết thúc dù hai bên chưa phân thắng bại. Mã Siêu sau trận nói với Hàn Toại: "Tôi chưa thấy ai đánh nhau dữ dội như Hứa Chử, quả là "hổ dại"."

Về phần Mã Siêu, trúng kế ly gián của Tào Tháo nên đại quân Tây Lương do Mã Siêu và Hàn Toại chỉ huy dần bị đánh tan. Mã Siêu sau này về đầu quân cho Lưu Bị, trở thành một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, ngang hàng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung.

Tướng tài của Tào Tháo chết dưới tay nhân vật kém tiếng

Một tướng tài của Tào Tháo được nhiều người biết đến là Từ Hoảng. Mãnh tướng thiện chiến này được Tào Tháo trọng dụng, lập được nhiều chiến công nhưng cuối cùng bị giết chết bởi một vị tướng kém tiếng của nhà Thục.

Tuong tai cua Tao Thao chet duoi tay nhan vat kem tieng
 Trong số các mãnh tướng đầu quân cho Tào Tháo, nổi bật là Từ Hoảng. Trước khi đi theo Tào Tháo, Từ Hoảng là thuộc hạ của Dương Phụng, phụ trách hộ tống Hán Hiến Đế. Khi Tào Tháo muốn đón Hiến Đế về Hứa Đô thì đã xảy ra mâu thuẫn.