Vì sao công ty chứng khoán giảm giá mục tiêu của HPG?

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có báo cáo phân tích CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với dự báo thấp hơn nhưng biên lợi nhuận dự kiến tăng trong 6 tháng cuối năm 2024. 

Theo đó, VCSC duy trì khuyến nghị Mua đối với HPG nhưng giảm 9% giá mục tiêu xuống còn 32.100 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu HPG đã giảm 11% trong 3 tháng qua.
VCSC giảm giá mục tiêu HPG do giảm 5% dự báo lãi ròng giai đoạn 2024-2028 và giảm 21% định giá P/E do giảm 21% dự báo lãi ròng trung bình giai đoạn 2024-2025F. VCSC duy trì P/E mục tiêu ở mức 18,0 để phản ánh giai đoạn tăng trưởng mạnh của HPG trong giai đoạn 2024-2025.
Vi sao cong ty chung khoan giam gia muc tieu cua HPG?
 Dự báo của VCSC về HPG
VCSC dự báo dự báo lãi ròng giai đoạn 2024-2028 thấp hơn 5% là do giảm 19%/24%/10% dự báo cho các năm 2024/2025/2026 do có quan điểm thận trọng đối với thị trường thép hơn khi nhu cầu của Trung Quốc yếu. Điều này được bù đắp một phần bởi các mức tăng 3%/16% đối với dự báo cho các năm 2027/2028 do bao gồm tác động từ lò cao thứ hai của Dung Quất 2, điều này sẽ thúc đẩy dự báo sản lượng bán HRC năm 2027/2028.
VCSC tăng 8% dự báo tổng sản lượng bán thép năm 2024 của HPG lên 9 triệu tấn, chủ yếu do mức tăng 14% trong dự báo đối với mảng thép xây dựng dựa trên kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 mạnh mẽ.
Tuy nhiên, VCSC giảm dự báo tăng trưởng giá bán trung bình (ASP) từ 1-2% so cùng kỳ trước đây còn -4% do áp lực gia tăng từ xuất khẩu thép giá rẻ của Trung Quốc và do đó giảm dự báo biên lợi nhuận. VCSC kỳ vọng chi phí đầu vào sẽ giảm nhanh hơn giá đầu ra, dẫn đến chênh lệch giá và biên lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2024 cao hơn so với nửa đầu năm.
Theo quan điểm của VCSC, định giá của HPG vẫn ở mức hấp dẫn với P/E dự phóng năm 2024/2025 là 13,7/11,2 lần, được hỗ trợ bởi dự báo tăng trưởng EPS mạnh mẽ.
Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E dự phóng năm 2024/2025 là 17,3/14,1 lần, với P/E dự phóng năm 2025 tại giá mục tiêu phù hợp với độ lệch chuẩn là +1,5 so với P/E trung bình 10 năm của HPG là 8,6 lần. Đồng thời, P/B dự phóng năm 2024/2025 là 1,8/1,6 lần, phù hợp với P/B trung bình 10 năm của HPG là 1,8 lần.

Cổ phiếu HPG bỗng dưng 'hot', khớp lệnh hơn 57 triệu đơn vị

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu HPG tăng mạnh cùng giao dịch bùng nổ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư sau thời gian dài lặng sóng.

Thị trường chứng khoán phiên 27/2 chứng kiến sự bứt phá bất ngờ của nhóm cổ phiếu thép với mã HPG của Hòa Phát và lan rộng sang các mã cùng ngành với HSG, NLG, SMC, POM,....

Theo quan sát, cổ phiếu HPG tăng mạnh cùng giao dịch bùng nổ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư sau thời gian dài lặng sóng. Tính đến 11h, HPG giao dịch tại mức 30.300 đồng/cp (+5,2%) với khối lượng khớp lệnh đến hơn 57 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng hơn 8 triệu cổ phiếu.

Thông tin mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã thông báo mời nhà đầu tư đăng ký tham quan KLH Gang thép Hòa Phát Dung Quất. Thời gian tổ chức tham quan trong các ngày 26 – 27 – 28 tháng 3 năm 2024. Trong ngày đầu tiên mở link đăng ký đã có hơn 500 nhà đầu tư đăng ký tham gia chương trình. Lượng nhà đầu tư (bao gồm các Công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân) đăng ký nói trên cho thấy sức hút rất lớn của Khu liên hợp gang thép Dung Quất nói riêng và Tập đoàn Hòa Phát nói chung.

Co phieu HPG bong dung 'hot', khop lenh hon 57 trieu don vi
 HPG hút tiền mạnh chỉ trong phiên sáng 27/2.

Trong báo cáo ngành mới đây, SSI Research đánh giá, dù kết quả kinh doanh theo năm của các doanh nghiệp thép trong năm 2023 chưa hồi phục mạnh, thậm chí còn giảm sâu hơn so với kết quả kinh doanh năm 2022, nhưng giá lợi nhuận theo quý đã chạm đáy trong nửa cuối năm 2022, sớm hơn so với phần lớn các ngành nghề khác.

Theo ước tính trong quý 4/2023, tổng lợi nhuận ngành thép đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng 22% so với quý 3 trước đó và khả quan hơn nhiều so với mức âm hơn 5.000 tỷ cùng kỳ 2022. Đây là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận các doanh nghiệp thép hồi phục so với quý trước và cũng là mức cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây.

So với cùng kỳ 2022, hầu hết các doanh nghiệp thép đều ghi nhận lợi nhuận hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là Hòa Phát (HPG) với lãi ròng tăng gần 5.000 tỷ. Nhiều doanh nghiệp khác cũng có lợi nhuận hồi phục hàng trăm tỷ so với quý cuối năm 2022 có thể kể đến như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), VNSteel (TVN), Tôn Đông Á (GDA),…

Về triển vọng 2024, SSI Research dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép có thể phục hồi hơn 6% so với cùng kỳ trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Mức tiêu thụ thép cũng sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn. Trong chu kỳ trước, tiêu thụ thép xây dựng năm 2013 đã tăng khoảng 3% so với mức đáy năm 2012.

Bên cạnh đó, khối lượng xuất khẩu có thể duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu toàn cầu tích cực. Theo hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023. Nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tăng 2,8% trong năm 2024 sau khi giảm 1,8% trong năm 2023. Trong khi đó, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.

Đội ngũ phân tích SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, đặc biệt là của HPG và HSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15x-17x, vượt mức trung bình lịch sử khoảng 10x. Giá cổ phiếu thép thường được định giá cao ở thời kỳ đáy lợi nhuận. Ngoài ra, cổ phiếu thép cũng được ưa chuộng trong những năm gần đây khi được coi là cổ phiếu có hệ số beta cao.

SSI Research: Lãi ròng quý 3 của HPG sẽ giảm, cổ phiếu hạ từ Mua xuống Khả quan

(Vietnamdaily) - SSI kỳ vọng lãi ròng quý 3 của HPG sẽ giảm so với quý 2 do giá thép khu vực điều chỉnh và sản lượng giảm trong mùa thấp điểm. Đồng thời hạ khuyến nghị HPG từ Mua xuống Khả quan sau đợt tăng giá gần đây.

Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) ghi nhận lợi nhuận ròng trong quý 2/2024 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng đáng kể 129% so cùng kỳ và 16% so với quý trước.

Mức tăng trưởng ấn tượng này được thúc đẩy bởi sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và biên lợi nhuận ổn định so với quý trước nhờ chi phí đầu vào thấp bù đắp cho việc giá HRC điều chỉnh.

Sản lượng thép xây dựng của HPG tăng đáng kể 32% so với quý trước và 61% so cùng kỳ đạt 1,27 triệu tấn trong quý 2/2024. Đây là mức cao thứ 2 trong lịch sử (chỉ sau mức cao kỷ lục 1,34 triệu tấn trong quý 1/2022 thúc đẩy bởi nhu cầu dồn nén sau dịch).

SSI Research cho rằng mức tăng trưởng ấn tượng này đạt được nhờ tiêu dùng trong nước phục hồi mạnh 29% so cùng kỳ; Thị phần tăng từ 32% trong nửa đầu năm 2023 lên 38% trong nửa đầu năm 2024 khi một số doanh nghiệp sản xuất khác cắt giảm sản lượng sau khi chịu lỗ một thời gian dài; Kênh xuất khẩu phục hồi với sản lượng tiêu thụ của HPG đạt 328 nghìn tấn, mặc dù không đổi so với quý trước nhưng tăng 124% so cùng kỳ.

Bên cạnh đó, sản lượng phôi thép cũng tăng tích cực 125% so quý trước và 958% so cùng kỳ khi đạt 201 nghìn tấn.

Sản lượng tiêu thụ HRC gần như không đổi so với cùng kỳ ở mức 739 nghìn tấn, mặc dù giảm 4% so với quý trước chủ yếu do sản lượng xuất khẩu giảm 43% so với quý trước. Ngược lại, sản lượng tiêu thụ nội địa HRC tăng 5,3%. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ và thép ống tăng 31% so cùng kỳso với mức nền thấp trong cùng kỳ năm trước nhờ thị trường phục hồi mạnh.

SSI Research: Lai rong quy 3 cua HPG se giam, co phieu ha tu Mua xuong Kha quan-Hinh-3
 

Xuất khẩu sang thị trường châu Âu chịu thêm nhiều áp lực từ các biện pháp bảo hộ

Liên minh châu Âu đã quyết định gia hạn các biện pháp bảo hộ đối với thép nhập khẩu đến hết tháng 6/2026, đồng thời áp dụng hạn ngạch 15% của danh mục "các nước khác" tương đương khoảng 142 nghìn tấn/quý đối với Việt Nam.

SSI Research ước tính chính sách này có thể làm giảm hạn mức HRC từ Việt Nam vào châu Âu khoảng 50% so với năm 2023. Mức thuế áp dụng đối với thép ngoài hạn ngạch là 25%. Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu (EC) gần đây cũng đã thông báo về việc nhận được yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu HRC từ Việt Nam.

Thị trường châu Âu chiếm khoảng 10% và 37% tổng doanh thu xuất khẩu của HPG trong năm 2022 và 2023, lần lượt đóng góp là 2,1% và 10,7% tổng doanh thu của HPG. Tuy nhiên, HPG đang mở rộng sang các thị trường xuất khẩu mới, như Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ, điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường đơn lẻ nào. Ngoài ra, HPG có thể tăng tỷ trọng của thị trường nội địa nếu các thị trường xuất khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu HRC.

SSI Research lưu ý rằng tỷ trọng của kênh xuất khẩu đã giảm trong năm 2024. Cụ thể tỷ lệ xuất khẩu HRC/tổng sản lượng tiêu thụ HRC giảm từ 42% trong năm 2023 xuống còn 24,3% trong quý 2/2024.

SSI Research cũng cho rằng việc sản lượng sản xuất thép Trung Quốc tăng trở lại có thể gây áp lực lên giá thép khu vực. Sản lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 22% so cùng kỳ khi đạt 53,4 triệu tấn trong nửa đầu năm 2024, sau khi đã tăng mạnh 35% trong năm 2023. Sản lượng tại Trung Quốc đã tăng lên mức trung bình 92,3 triệu tấn/tháng trong tháng 5 và tháng 6, cao hơn 10% so với mức trung bình trong 12 tháng trước đó, nhờ biên lợi nhuận tại các nhà máy thép của Trung Quốc cải thiện do giá quặng sắt giảm. Mặt khác, nhu cầu trong nước yếu đã khuyến khích các công ty đẩy mạnh các kênh xuất khẩu. Điều này đã khiến giá thép Trung Quốc giảm khoảng 10% trong 2 tháng qua.

SSI Research không kỳ vọng giá thép Trung Quốc sẽ giảm đáng kể so với giá hiện tại, vì việc giá tiếp tục điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các nhà máy thép và có thể khiến sản lượng thấp hơn trong những tháng tới. Tuy nhiên, tình trạng dư cung vẫn có thể gây áp lực lên giá thép khu vực cho đến hết năm 2024.

Biên lợi nhuận của HPG có thể được hỗ trợ nhờ chi phí đầu vào thấp hơn và giá thép xây dựng ổn định. Sau khi giá HRC của Trung Quốc giảm, giá HRC tại Việt Nam cũng đã giảm 7% trong 2 tháng qua. Tuy nhiên, tác động của mức giảm này có thể được giảm bớt nhờ giá quặng sắt và than cốc giảm khoảng 8-9% trong 2 tháng qua. Ngoài ra, giá thép xây dựng vẫn khá ổn định do độ tương quan thấp hơn với giá thép trong khu vực so với sản phẩm HRC.

Lãi ròng quý 3 sẽ giảm nhưng cả năm tăng 86,6%?

Trong bối cảnh đó, SSI Research duy trì ước tính lợi nhuận ròng năm 2024 của HPG là 12,8 nghìn tỷ đồng, tăng 86,6% so cùng kỳ do quý 2 khả quan.

SSI Research cho rằng sản lượng thép xây dựng và HRC của HPG sẽ lần lượt đạt 4,5 triệu tấn (tăng 17,6% so cùng kỳ) và 3,05 triệu tấn (tăng 10% so cùng kỳ) trong năm 2024.

Trong ngắn hạn, SSI Research kỳ vọng lợi nhuận ròng quý 3/2024 sẽ giảm so với quý 2 do giá thép khu vực điều chỉnh và sản lượng giảm trong mùa thấp điểm.

Đối với năm 2025, SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của HPG sẽ tăng 23% so cùng kỳ, đạt 15,7 nghìn tỷ đồng (điều chỉnh giảm 6% so với ước tính trước đó), nhờ sản lượng HRC tăng 66% so cùng kỳ đạt 5,2 triệu tấn sau khi lò cao đầu tiên của Dung Quất 2 đi vào hoạt động.

SSI Research kỳ vọng giá HRC có thể giảm 6% so cùng kỳ vào năm 2025 để thúc đẩy sản lượng tiêu thụ từ nhà máy mới, nhưng giá nguyên liệu đầu vào giảm và kỳ vọng giá thép xây dựng ổn định hơn có thể khiến biên lợi nhuận gộp chỉ giảm nhẹ xuống 15% từ 15,2% trong năm 2024.

SSI Research: Lai rong quy 3 cua HPG se giam, co phieu ha tu Mua xuong Kha quan-Hinh-4
 SSI ước tính kết quả kinh doanh của HPG

SSI Research duy trì giá mục tiêu ở mức 31.400 đồng/cổ phiếu (sau khi điều chỉnh 10% cổ tức bằng cổ phiếu) và hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu HPG từ Mua xuống Khả quan sau đợt tăng giá gần đây.

SSI Research duy trì quan điểm tích cực trong dài hạn đối với HPG do lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là trong việc quản lý chi phí - mặc dù việc tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong ngắn hạn và giá thép giảm có thể khiến giá cổ phiếu biến động mạnh hơn.

AST: Lợi nhuận Vinacs sẽ giảm do ảnh hưởng của Bamboo Airways?

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có dự báo lãi ròng của CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Air, HoSE: AST) cho năm 2024, 2025 và 2026 giảm lần lượt 27%, 17% và 15%. 

Trong năm 2024, VCSC điều chỉnh giảm dự báo doanh số trên mỗi cửa hàng của AST xuống 7,7 tỷ đồng (so với 8 tỷ đồng trước đó) do tâm lý tiêu dùng kém khả quan hơn so với dự kiến và sự phục hồi chưa hoàn toàn của lượng du khách Trung Quốc chi tiêu cao. 

Đồng thời điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận của CTCP Dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (Vinacs, do AST sở hữu 26,7%) do ảnh hưởng tái cấu trúc của khách hàng lớn nhất là Bamboo Airways.

Trong dài hạn, VCSC kỳ vọng chi phí thuê mặt bằng của AST tăng do chính sách chia sẻ doanh thu của ACV, một phần được bù đắp bởi số lượng cửa hàng mở mới nhiều hơn trong trung hạn.

VCSC dự báo với lượng hành khách hàng không quốc tế sẽ đạt 45/49/53 triệu lượt vào năm 2024/25/26 (so với 40/46/50 triệu lượt trước đó) và hành khách nội địa đạt 74/85/95 triệu lượt (so với 80/85/95 triệu lượt trước đó).