Vì sao cổ nhân nói: "Nhà thuần âm thì không gả được con gái"?

Vạn vật trên trời đất đều do âm dương sinh ra. Khí trong thì dương bốc lên thành trời, khí đục thì âm chìm xuống mới thành đất...

Trời đất sau khi hình thành thì hoàn toàn không tách rời nhau, âm và dương gặp nhau giữa không trung, giao hòa rồi kết quả là tạo ra vạn vật.

Tạo hóa luôn được cân bằng bởi âm và dương. Hai sức mạnh đối nghịch đó nằm trong trời-đất; động vật-thực vật; nước-lửa; nóng-lạnh; sáng-tối; cứng-mềm…

Và sự cân bằng âm-dương đó là trạng thái tốt nhất của vạn vật. Nhờ đó mà sự sống mới được duy trì, tiến hóa. Thế mới có câu “Trong âm có dương, trong dương có âm”. Mất đi sự cân bằng đó, sự sống sẽ lụi tàn.

Đối với một ngôi nhà, cũng có âm dương tiếp cận. Người xưa có câu: "Nhà thuần âm thì không gả được con gái, nhà thuần dương thì khó lấy vợ". Hay hiểu cụ thể hơn nghĩa là: "Nhà nếu Thuần Âm thì con gái lớn lên không gả được, nhà Thuần Dương thì con trai khó lập gia đình".

Điều này có nghĩa là gì? Chính xác thì một ngôi nhà thuần dương và một ngôi nhà thuần âm là gì?

Phong thủy bát trạch

Muốn biết âm dương của một ngôi nhà, trước hết phải hiểu âm dương của Bát Quái. Trong Đạo giáo (Trung Quốc), Bát Quái gồm có 8 quẻ là Càn, Chấn, Khôn, Tốn, Khảm, Đoài, Ly, Cấn.

Trong Bát Quái lại có 4 quẻ âm và quẻ dương. 4 quẻ dương là: Càn, Chấn, Cấn, Khảm; 4 quẻ âm là: Khôn, Tốn, Đoài, Ly.

Trong phong thủy bát trạch thì Bát Quái thể hiện cho 8 hướng. 8 quẻ Bát Quái sẽ tương ứng với 8 cung bát trạch đó là:

Vi sao co nhan noi:

Bắc: thuộc quẻ Khảm

Đông Bắc: thuộc quẻ Cấn

Đông: thuộc quẻ Chấn

Đông Nam: thuộc quẻ Tốn

Nam: thuộc quẻ Ly

Tây Nam: thuộc quẻ Khôn

Tây: thuộc quẻ Đoài

Tây Bắc: thuộc quẻ Càn

Từ quẻ âm và quẻ dương từ Bát Quái, ta được các hướng theo âm/dương khác nhau, cụ thể:

Bắc: thuộc Khảm - Dương

Đông Bắc: thuộc Cấn - Dương

Đông: thuộc Chấn - Dương

Đông Nam: thuộc Tốn - Âm

Nam: thuộc Ly - Âm

Tây Nam: thuộc Khôn - Âm

Tây: thuộc Đoài - Âm

Tây Bắc: thuộc Càn - Dương

Đối với một ngôi nhà, ba yếu tố quan trọng của một ngôi nhà là cửa, nhà chính và bếp nấu.

Vi sao co nhan noi:

- Cửa là vị trí trọng yếu của dương trạch, là lối ra vào duy nhất của gia đình, đồng thời cũng là cửa ngõ dẫn khí ra vào, giống như cổ họng của con người, vì vậy cửa chính là 'cổ họng của ngôi nhà' và bộ mặt của một ngôi nhà. Có rất nhiều điều cần chú ý.

- Vì đã là nhà thì phải có phòng ngủ để mọi người nghỉ ngơi nên “chính” (trong cụm từ 'nhà chính') là chỉ phòng ngủ, đây là vị trí không thể thiếu trong một ngôi nhà.

- Ngoài việc nghỉ ngơi, con người cũng cần phải ăn uống, nên nhà cũng phải có bếp, tức là nơi nấu nướng.

Cửa, nhà chính và bếp là ba yếu tố cần thiết trong một ngôi nhà, nhưng ba yếu tố này phải tương sinh, tương khắc, không thể khắc chế nhau (phải tương sinh, không nên tương khắc). Do đó, khi ở trong một ngôi nhà, trước tiên nên xem cửa, sau đó mới đến chính phòng, rồi đến bếp.

Nếu tam khí (3 khí tương ứng) của 3 khu vực này hòa hợp nhau, tương sinh nhau thì tài lộc và vượng khí sẽ đủ đầy. Ngược lại, sẽ rất xấu.

Thế nào là ngôi nhà thuần dương, thuần âm

Từ các hướng Bát Quái và âm dương nêu ở trên có thể thấy 4 hướng đông, bắc, tây bắc, đông bắc đều là dương - nếu tam khí đều thuộc 4 hướng này là nhà thuần dương.

Nếu tam khí ở bốn hướng tây, nam, tây nam, đông nam thì đó là nhà thuần âm.

- Ví dụ, nhà quay về hướng Nam là trạch nam (âm); cửa quay về hướng Nam, phòng ngủ ở góc Tây Nam, bếp ở hướng Tây thì cửa, nhà chính và bếp nấu đều ở vị trí âm - Đó là một ngôi nhà thuần âm.

- Nếu là nhà quay về hướng Bắc, cửa quay về hướng Bắc, phòng ngủ và bếp lần lượt là ba hướng Tây Bắc, Đông Bắc, hoặc Đông , nghĩa là Tam khí cùng ở dương, đó là nhà thuần dương.

Dù là nhà thuần dương hay thuần âm đều không tốt, đó là điềm hao tài tốn tài lộc. Bởi âm-dương phải luôn được cân bằng, hòa hợp, bù trừ lẫn nhau thì ngôi nhà đó mới dễ sinh vượng khí, tài lộc.

Theo quan niệm của người xưa, nhà thuần dương (chỉ có dương, không có âm) nghĩa là đàn ông không muốn lấy vợ, điều này không tốt cho phụ nữ. Ngược lại, nhà thuần âm (chỉ có âm, không có dương) thì nữ giới không muốn lấy chồng, là điều không tốt cho nam giới. Nếu cố chấp lấy thì cuộc sống không hạnh phúc, vẹn toàn. Do đó, cổ nhân mới có câu "nhà nếu Thuần Âm thì con gái lớn lên không gả được, nhà Thuần Dương thì con trai khó lập gia đình".

Tất nhiên trong đời sống hiện đại, khoa học và kỹ thuật xây dựng phát triển vượt bậc, thì không phải tri thức nào của cổ nhân, bao gồm cả kiến thức phong thủy, cũng có thể ứng dụng, thay vào đó là những phương pháp hiện đại có tính chính xác và an toàn ngày càng cao.

Cổ nhân dạy: Ăn cơm tay không bưng bát sẽ nghèo một đời

Cổ nhân dạy khi ăn cơm, một tay cầm đũa, còn tay kia cầm bát. Đây cũng chính là phương cách thể hiện thái độ cảm ân đối với từng bát cơm, hạt gạo làm ra.

Tay không nâng hoặc chạm vào bát cơm thì nghèo túng hết cả một đời

Người xưa có câu: “Ăn cơm bằng miệng, chứ không phải dùng miệng để gắp cơm''. Ý tứ của câu này cho rằng khi ăn cần phải lấy thức ăn đưa lên miệng, chứ không phải tùy tiện dùng miệng để ăn.

Từ giữa tháng 3 âm: 2 tuổi giàu viên mãn, 1 tuổi đầy tai ương

Thời gian từ giữa tháng 3 âm trở đi, có 2 con giáp rất vượng về tài lộc. Ngược lại, 1 con giáp cần thận trọng tai ương.

Tu giua thang 3 am: 2 tuoi giau vien man, 1 tuoi day tai uong-Hinh-3Tuổi Mùi. Năm 2022 là 1 năm khá may mắn với tuổi Mùi, nhất là những người làm kinh doanh. Họ sẽ gặt hái được thành quả rực rỡ.

Tu giua thang 3 am: 2 tuoi giau vien man, 1 tuoi day tai uong-Hinh-4

Tuy nhiên, dù làm trong lĩnh vực nào thì bản mệnh của con giáp này cũng dễ gặp được quý nhân, được hỗ trợ từng đường đi nước bước, mọi công đoạn đều trở nên hanh thông, suôn sẻ.

Vì sao: 'Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu?'

Một trong những quy tắc đó có câu: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu". Câu nói này có nghĩa là gì?

“Ăn tránh ba”

“Ăn tránh ba” nghĩa là không được đặt 3 món ăn khi tiếp đãi khách. Vì sao lại vậy?