Vị Ni chăm sóc sức khỏe cho người vùng cao Tây Tạng

Phóng viên đã có cuộc gặp mặt với một nữ tu Phật giáo tại chân núi Qomolangma, người đang nỗ lực hết mình để điều trị cho người dân Tây Tạng.

Trong 14 năm qua, cô là một vị cứu tinh cho người dân ở đây.
"Thật tuyệt khi có một thầy thuốc ở đây. Bất cứ khi nào tôi bị bệnh, tôi gọi và cô đến", Ngawang Choezom, một người dân sống trong làng nói.
Sau khi nhận thấy nhiệt độ và huyết áp bình thường, Tshangjor trấn an bệnh nhân và quay trở về ngôi thất khiêm tốn của mình.
Cô Tshangjor - vị Ni theo truyền thống PG Tây Tạng đã cứu rất nhiều người nhờ y thuật của mình. Ảnh chụp lại từ phim tài liệu của đài CCTV (Trung Quốc).
 Cô Tshangjor - vị Ni theo truyền thống PG Tây Tạng đã cứu rất nhiều người nhờ y thuật của mình. Ảnh chụp lại từ phim tài liệu của đài CCTV (Trung Quốc). 
Vị nữ tu Phật giáo này đã nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc tại Lhasa được 5 năm vào thập niên 1990. Cô bắt đầu chữa trị cho bệnh nhân từ năm 1999.
Cuối cùng cô đã tự mình lên đến tu viện Rongbuk, ngôi chùa cao nhất thế giới và định cư ở đây.
Những ghi chép đã cho biết những loại thuốc mà Tshangjor đã dùng trong những năm qua cho bệnh nhân của mình. Đó là một kho thuốc chủ yếu là những loại thuốc trị tiêu chảy và cảm lạnh, những bệnh thông thường của người dân sống ở độ cao.
"Tu viện đã giúp tôi mua lô thuốc đầu tiên. Tôi thu một số tiền nhỏ trong điều trị và sử dụng tiền đó để bổ sung kho thuốc. Đối với người nghèo, việc chăm sóc hoàn toàn miễn phí", Tshangjor nói.
Tshangjor cũng là một Pandeba, tiếng Tây Tạng gọi "người lao động được hưởng lợi làng". Chương trình bắt đầu vào năm 1994, và đã mở rộng để bao gồm nâng cao nhận thức môi trường và chăm sóc sức khỏe.
"Chương trình này nhằm giúp đỡ người khác. Tôi đã thu được những lợi ích từ chương trình đào tạo của nó và tự hào là một thành viên", Tshangjor nói.
Ngoài dịch vụ y tế, Tshangjor dành phần thời gian còn lại của của mình để cầu nguyện. Sự hiểu biết về kinh điển cho phép cô tiếp tục trợ giúp cho những người cần sự giúp đỡ.

Tài sản “kếch xù” của Đức Phật

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng.

Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Mầu nhiệm Quán Thế Âm Bồ-tát

Gia đình anh bạn tôi sùng mộ Phật, từ trước giải phóng vợ chồng đều đã kinh kệ tinh tấn, siêng năng đi chùa làm công quả.

Sau năm l975, vợ anh bị nghỉ dạy, chị lo sợ nên càng đi chùa nhiều hơn, mặc dù thời đó sinh hoạt tâm linh còn là vấn đề nhạy cảm. Thời điểm đó đời sống còn nhiều khó khăn, ai nấy tất bật chạy theo cơm áo gạo tiền. Gia đình anh đông con đến ba gái hai trai đều đang tuổi đi học nên vợ chồng càng vất vả.

“Phật sống” chết bí ẩn trong đại cung Tây Tạng

4 đời Đạt Lai Lạt Ma từ vị thứ 9 đến vị thứ 12, tất cả đều qua đời trong những hoàn cảnh hết sức khó hiểu.

Đại cung Potala cho đến ngày nay vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ông được cho là sự hóa thân của một vị lãnh tụ tôn giáo sống vào cuối thế kỉ 14. Vào nửa đầu thế kỷ 19, Potala là nơi chứng kiến những trận chiến giành quyền ảnh hưởng giữa các hòa thượng, tầng lớp quý tộc Tây Tạng và các nhà lãnh đạo người Trung Quốc.