Vi khuẩn gây hôi miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Một nghiên cứu mới cho thấy, việc nhiễm một loại vi khuẩn gây bệnh nướu răng và hôi miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

The Express đưa tin, nghiên cứu được công bố trên tạp chí eLife đã đề cập một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác mà các bác sĩ nên xem xét để xác định những người có nguy cơ mắc bệnh tim.
"Thủ phạm" được đề cập là Fusobacterium nucleatum, một loại vi khuẩn trong khoang miệng phổ biến có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Vi khuan gay hoi mieng lam tang nguy co mac benh tim?
Ảnh minh họa: Getty.  
Tác giả chính Flavia Hodel cho biết: "Mặc dù đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc hiểu bệnh tim mạch vành phát triển như thế nào, nhưng hiểu biết của chúng ta về tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm như thế nào, các yếu tố nguy cơ di truyền đóng góp vẫn chưa hoàn thiện. Chúng tôi muốn lấp đầy một số lỗ hổng trong hiểu biết của chúng ta về bệnh tim mạch vành bằng cách xem xét toàn diện hơn về vai trò của nhiễm trùng".
Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng sự kết hợp của các yếu tố rủi ro di truyền và môi trường đều góp phần gây ra bệnh tim, căn bệnh chiếm khoảng 1/3 số ca tử vong trên toàn thế giới.
Sự tích tụ của các mảng bám trong các động mạch cung cấp máu cho tim sẽ gây ra bệnh tim mạch vành - loại phổ biến nhất hiện nay.
Đáng lo ngại, một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tích tụ mảng bám.
Hodel và các đồng nghiệp đã phân tích thông tin di truyền, dữ liệu sức khỏe và mẫu máu từ 3.459 người tham gia nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra các mẫu máu của những người tham gia để tìm sự hiện diện của các kháng thể chống lại 15 loại virus khác nhau, 6 loại vi khuẩn và một loại ký sinh trùng.
Sau khi dữ liệu được điều chỉnh theo các yếu tố nguy cơ tim mạch đã biết, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các kháng thể chống lại Fusobacterium nucleatum có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn một chút.
"Fusobacterium nucleatum có thể góp phần gây ra nguy cơ tim mạch thông qua việc tăng viêm hệ thống do sự hiện diện của vi khuẩn trong miệng hoặc thông qua sự xâm chiếm trực tiếp của thành động mạch hoặc mảng bám trên thành động mạch", chuyên gia giải thích.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu các nghiên cứu trong tương lai thiết lập mối liên hệ chắc chắn giữa vi khuẩn này và bệnh tim, nó có thể dẫn đến những phương pháp mới trong việc xác định những người có nguy cơ hoặc thậm chí ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Tác giả cao cấp Jacques Fellay cho biết thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm bằng chứng cho thấy chứng viêm do nhiễm trùng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tim mạch vành và làm tăng nguy cơ đau tim. Kết quả của chúng tôi có thể dẫn đến những cách mới để xác định những người có nguy cơ cao hoặc đặt nền móng cho các nghiên cứu về các biện pháp can thiệp phòng ngừa điều trị nhiễm trùng Fusobacterium nucleatum để bảo vệ tim".
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng bệnh nướu răng, cũng như thói quen đánh răng kém làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo nên khám răng định kỳ sáu tháng một lần, với một số bệnh nhân cần khám nha sĩ thường xuyên hơn.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não 

Nguồn video: THĐT

Thăm mẹ vợ cũ, nhìn mâm cơm bà bưng lên tôi lau nước mắt

Nhìn những món ăn quen thuộc, vẫn nụ cười mỉm dịu dàng mẹ Hạnh dành cho mình mà tôi phải quay đi lén lau nước mắt.

Tôi và Hạnh ly hôn cách đây 3 năm sau 3 năm chung sống và 5 năm yêu đương. Chúng tôi yêu nhau từ khi mới ra trường, chân ướt chân ráo bước vào xã hội. Tôi quê xa còn nhà Hạnh ở thành phố nhưng cũng chẳng khá giả. Gia đình cô ấy là gia đình đơn thân, chỉ có một mẹ một con, mình mẹ Hạnh vất vả nuôi con gái trưởng thành.

5 năm yêu nhau thắm thiết, công việc ổn định chúng tôi quyết định tiến đến hôn nhân. Hạnh nhanh chóng sinh con gái đầu lòng. Thời gian đó công việc của tôi phát triển, ra ngoài gặp gỡ nhiều phụ nữ giỏi giang, xinh đẹp, còn Hạnh chỉ quanh quẩn ở nhà bầu bí, chăm con nhỏ. Hạnh cũng chẳng tài giỏi, chỉ làm một công việc bình thường đủ sống. Hai đứa có cùng điểm xuất phát nhưng tôi thì đã tiến xa quá nhiều, còn cô ấy gần như vẫn giậm chân tại chỗ.

Rửa cá, lão ngư nhiễm vi khuẩn xâm nhập, buộc cắt bỏ 1 chi

(Kiến Thức) - Bất chấp tay trái có vết thương hở, ông lão vẫn mang cá ra rửa. Đến tối, bệnh nhân lên cơn sốt cao, sưng đau lan xuống cánh tay và căng mô cục bộ khiến cả nhà lo lắng, vội vàng đưa đi cấp cứu.

Trang Sohu thông tin, Bệnh viện Tuyến 1 thuộc Đại học Y Quảng Tây (Trung Quốc) vừa cấp cứu 1 ca nhiễm khuẩn vibrio vulnificus do tiếp xúc với cá biển. Được sự điều trị tận tình của bác sĩ, bệnh nhân lớn tuổi được cứu sống một cách kì diệu song buộc phải loại bỏ 1 tay.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, buổi sáng xảy ra sự việc, ông lão mang cá ra sơ chế. Dù trên tay trái xuất hiện vết nứt tạo thành vết thương hở nhưng ông vẫn bất chấp làm việc. Đến chiều, lòng bàn tay trái của bệnh nhân bắt đầu đau nhức, tấy đỏ, cử động bị hạn chế. Đến tối, bệnh nhân lên cơn sốt cao, sưng đau lan xuống cánh tay trái, căng mô cục bộ.

Bị tôm cứa vào tay, người đàn ông tử vong sau 6 ngày

Ông Vương đã chết chỉ vài ngày sau khi mắc nhiễm trùng hiếm từ một loại vi khuẩn sống trong nước biển.

Tôm và các loại hải sản khác luôn được ưa chuộng vì độ thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn tự chế biến hải sản, hãy đảm bảo được sự an toàn và đúng cách vì vi khuẩn nguy hiểm ẩn nấp trên hải sản có thể gây tử vong.