![]() |
Ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty chỉ đạo tại cuộc họp. |
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty chỉ đạo tại cuộc họp. |
Tổng Công ty Viglacera (VGC) vừa cho biết đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Tổng Công ty IDICO (IDC) tại Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ (PFG), tương ứng 30% vốn điều lệ tại PFG.
Như vậy, sau thương vụ trên, Viglacera đã nâng tỷ lệ sở hữu tại PFG từ 35% lên 65% vốn điều lệ.
![]() |
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, đại diện Viglacera cho biết hiện tình hình tài chính của tổng công ty đã tốt hơn và nhận thấy cần thiết tăng phần vốn tại PFG để vận hành Nhà máy Kính nổi siêu trắng hiệu quả hơn do đánh giá rằng lĩnh vực kính còn nhiều tiềm năng khai thác.
Trước đó vào đầu tháng 8, IDICO đã có thông báo chuyển nhượng 30% phần vốn góp cho Viglacera và nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Khải Thịnh (Khải Thịnh). Giá chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp là 350 tỷ đồng.
PFG là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm kính nổi siêu trắng dùng làm phôi cho quá trình sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, làm kính phủ Low-E, kính đặc chủng, kính cho các công trình cao cấp,...
Tại Báo cáo thường niên, Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 34% so với mức thực hiên năm 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 10%.
Theo đó, doanh thu thuần của TTF không thay đổi đáng kể so với báo cáo tự lập. Tuy nhiên, doanh thu tài chính lại được điều chỉnh tăng từ 20 tỷ đồng lên hơn 60 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do Công ty ghi nhận thêm thu nhập từ việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành M’Drak và CTCP Vật liệu Xây dựng Trường Thành – Phước An.
Bên cạnh doanh thu tài chính, chi phí quản lý của TTF cũng được điều chỉnh tăng thêm 65%, lên 140 tỷ đồng, chủ yếu do Công ty trích lập dự phòng hơn 39 tỷ đồng đối với các khoản phải thu khó đòi, trong khi ở báo cáo tự lập, Công ty hoàn nhập dự phòng khoản mục này hơn 5 tỷ đồng.
Ngược lại với 2 khoản mục trên, lợi nhuận khác của TTF được điều chỉnh giảm 34%, về gần 22 tỷ đồng.
Do vậy, kết quả kinh doanh năm 2021 của TTF đã chuyển từ lãi ròng gần 9 tỷ đồng thành lỗ ròng gần 9 tỷ đồng (theo đơn vị kiểm toán).
![]() |
Ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng). |
Lũy kế trong năm 2021, doanh thu tăng thêm 393,5 tỷ đồng lên 1.607 tỷ đồng và lợi nhận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 39,2 tỷ đồng về âm 8,7 tỷ đồng.
Như vậy, sau kiểm toán, công ty đã chuyển từ lãi sang lỗ trong năm tài chính 2021. Với việc ghi nhận lỗ trong năm 2021, tính tới 31/12/2021, tổng lỗ lũy kế của TTF đã là 3.052 tỷ đồng.
Một điểm đáng lưu ý, kiểm toán nhấn mạnh, tính tới 31/12/2021, nhóm công ty gánh chịu khoản lỗ lũy kế với số tiền là 3.052 tỷ đồng và tổng nợ phải trả ngắn hạn nhóm công ty cũng vượt hơn tổng tài sản ngắn hạn với số tiền là 252 tỷ đồng.
Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của nhóm công ty.
Được biết, tính tới 31/12/2021, nợ ngắn hạn của công ty là 2.341,5 tỷ đồng và tài sản ngắn hạn là 2.089,7 tỷ đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn đang lớn hơn tài sản ngắn hạn 251,82 tỷ đồng và công ty đang sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản dài hạn.
Trước khi TTF công bố báo cáo kiểm toán, nhóm cổ đông liên quan ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) đã liên tục bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu.
Theo đó, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Đồng Tâm, tổ chức liên quan CTCP Đồng Tâm vừa bán 5.304.900 cổ phiếu TTF để giảm sở hữu từ 3,86% về còn 2,51% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 28/3.
Trước đó, CTCP Đồng Tâm Dotalia, tổ chức liên quan CTCP Đồng Tâm đã bán ra 4 triệu cổ phiếu TTF để giảm sở hữu từ 3,86% về còn 2,84% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/3/2022.
Hiện tại, ông Võ Quốc Thắng đang là Chủ tịch HĐQT tại CTCP Đồng Tâm. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, hai công ty của ông Thắng đã bán ra hơn 9,3 triệu cổ phiếu TTF.