Ung thư phổi di căn não nguy hiểm thế nào?

Di căn não là biến chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư, trong đó xuất phát từ ung thư phổi chiếm 40-50% các trường hợp.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư di căn não

Di căn não là biến chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư nhưng đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi. Trong số những bệnh nhân ung thư phổi, 16-20% phát triển di căn não, trong đó 10 % bệnh nhân từ ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Trong số những bệnh nhân di căn não, xuất phát từ ung thư phổi chiếm 40-50% các trường hợp.

Trong quần thể ung thư phổi không tế bào nhỏ, tỷ lệ mắc di căn não cao hơn ở những bệnh nhân có ung thư mang đột biến thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) hoặc sắp xếp lại kinase u lympho anaplastic (ALK), ngược lại bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ dương tính với c-ROS oncogene 1 (ROS1) có tỷ lệ di căn não thấp hơn.

Chẩn đoán và điều trị ung thư di căn não cần phối hợp một nhóm bác sĩ nhiều chuyên khoa liên quan, điều trị đa mô thức.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp trên bệnh nhân u não di căn:

Nhức đầu: là triệu chứng thường gặp nhất, có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội và ngày càng tăng nặng theo thời gian. Nhức đầu do ung thư di căn não thường không thuyên giảm với các loại thuốc giảm đau thông thường.

Buồn nôn và nôn: có thể xảy ra thường xuyên, đột ngột, không liên quan đến việc ăn uống.

Thay đổi thị lực: mờ mắt, nhìn đôi hoặc mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Yếu cơ hoặc liệt: khối u di căn có thể chèn ép vào vùng chức năng vận động, cảm giác dẫn đến yếu cơ hoặc tê liệt ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể.

Thay đổi nhận thức: khó tập trung, suy giảm trí nhớ,lú lẫn hoặc thay đổi tính cách.

Co giật: là một triệu chứng phổ biến của ung thư di căn não, đặc biệt là ở những người chưa từng có tiền sử co giật trước đây.

Rối loạn ngôn ngữ: khó nói, khó hiểu hoặc mất khả năng nói có thể xảy ra do khối u di căn ảnh hưởng đến vùng ngôn ngữ.

Mất thăng bằng và phối hợp: khó đi lại, mất thăng bằng hoặc té ngã có thể xảy ra do khối u di căn ảnh hưởng đến các phần của não chịu trách nhiệm về sự phối hợp và thăng bằng: tiểu não, thân não.

Thay đổi hành vi: thay đổi tâm trạng, tính cách do khối u di căn ảnh hưởng đến các phần của não chịu trách nhiệm về cảm xúc và hành vi.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân ung thư di căn não đều có triệu chứng lâm sàng về thần kinh, tâm thần như trên, một số người bệnh có thể chỉ có một vài triệu chứng, trong khi những người khác có thể có nhiều triệu chứng. Nhiều trường hợp u não di căn được phát hiện qua chụp MRI sọ não.

ung-thu-phoi-di-can-nao-1.jpg
Trong số những bệnh nhân ung thư phổi, 16-20 % phát triển di căn não - Ảnh BSCC

Cách phát hiện ung thư phổi di căn não

Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán ung thư phổi di căn não:

Chẩn đoán hình ảnh: X quang ngực thẳng, nghiêng.

Chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng, chậu: Đánh giá tình trạng khối u, tình trạng di căn xa.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) não: Chẩn đoán hình ảnh quan trọng nhất phát hiện di căn não.

Xạ hình xương: Đánh giá di căn xương.

Chụp PET toàn thân trước và sau điều trị là lý tưởng nhất giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh, theo dõi đáp ứng điều trị.

Các chất chỉ điểm u (dấu hiệu sinh học bướu): giúp chẩn đoán xác định u nguyên phát tại phổi hay chẩn đoán phân biệt u di căn từ vị trí khác; Các chất chỉ điểm bướu giúp chẩn đoán xác định: SCC, CEA, Cyfra21-1, ProGRP, NSE…; Các chất chỉ điểm bướu giúp chẩn đoán phân biệt di căn phổi: CA 125, CA 15-3, CA 19-9, PSA,…

Các phương pháp lấy bệnh phẩm xác định chẩn đoán giải phẫu bệnh:

Nội soi phế quản: Chải rửa tế bào, sinh thiết u. Chọc hút chẩn đoán tế bào hoặc sinh thiết u, hạch trung thất dưới hướng dẫn siêu âm qua nội soi; Chọc hút kim nhỏ chẩn đoán tế bào học (FNAC) hoặc sinh thiết lõi kim u hoặc tổn thương di căn (trực tiếp hay dưới hướng dẫn siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán).

Cắt u hoặc sinh thiết qua phẫu thuật mở hoặc nội soi lồng ngực hoặc trung thất.

Nội soi phế quản: Để xác định chẩn đoán và đánh giá giai đoạn bệnh.

Sinh thiết, phẫu thuật u di căn để chẩn đoán xác định.

(PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh - BS Đoàn Xuân Trường, Khoa Phẫu thuật thần kinh I)

Vì sao không hút thuốc lá vẫn ung thư phổi?

Số lượng bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người trẻ tuổi hoặc nữ giới.

Hầu hết mọi người, khi nghe tin ai đó bị ung thư phổi có thể nghĩ rằng họ là người hút thuốc. Nhưng sự thật không chỉ có vậy, thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ngay cả khi chưa bao giờ chạm đến điếu thuốc nào. Có nhiều lý do vì sao điều này có thể xảy ra, biết để giảm thiểu nguy cơ cho mình.

Ung thư phổi không còn là “căn bệnh của người hút thuốc”

Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hoá

Ung thư phổi và ung thư đại trực tràng vốn được coi là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nay đang gõ cửa cả những người trẻ ở độ tuổi đôi mươi, ba mươi.

Tại Việt Nam, ung thư phổi vẫn dẫn đầu nhóm ung thư gây tử vong cao nhất, còn ung thư đại trực tràng đứng trong nhóm 5 loại ung thư phổ biến nhất. Trước đây, bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Thế nhưng, 5-10 năm trở lại đây, các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương… đã ghi nhận không ít ca mắc ở độ tuổi 20-30.

2-9160.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Liệu pháp miễn dịch, hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư phổi

Liệu pháp sinh học điều trị ung thư dựa vào cơ chế tăng cường và phục hồi khả năng của hệ thống miễn dịch trong việc nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.

Không ngừng cập nhật các tiến bộ y học nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư phổi, Bệnh viện Bãi Cháy đã phát triển điều trị ung thư phổi theo nguyên tắc đa mô thức – phối hợp hiệu quả các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích.

dcih-phoi-1.jpg
BSCKI Mai Tuấn Hưng, Phó Trưởng khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc miễn dịch - Ảnh BVCC