Uất nghẹn chuyện em ruột lừa bán chị làm gái bán dâm

Vừa qua, dư luận còn chưa hết phẫn nộ trước sự việc bà ngoại bán cháu gái lấy 20 triệu ở TP.HCM thì việc em bán chị làm gái bán dâm khiến người đời không khỏi xót xa.

Tình cảm gia đình vốn được nâng niu, trân trọng bấy lâu thì nay, vì giá trị đồng tiền, một số kẻ vô đạo đức đã đi ngược lại, sẵn sàng hy sinh những người thân để thỏa niềm đam mê tiền bạc.
Đó là câu chuyện mà báo Người Đưa Tin phản ánh trước đó về sự việc Công an TP.Hà Nội triệt phá một đường dây buôn bán người do Phạm Thị Thu Hằng (SN 1986, trú tại Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng) cầm đầu. Từ đó mới phanh thui chuyện Hằng bán chị ruột làm gái bán dâm.
Được biết, ả là đối tượng nghiện ma túy, sống lang thang không có nghề nghiệp ổn định. Bản thân Hằng đã có thời gian sinh sống bên Trung Quốc nên có quen và biết rõ các đối tượng chuyên hoạt động kinh doanh mại dâm ở đây.
Vì thế, ả bắt đầu công việc mồi chài những cô gái Việt, vờ sang Trung Quốc làm nhân viên rót bia, phục vụ quán hát nhưng thực tế bị ép làm gái bán dâm. Tháng 6/2015, Hằng đã lừa đưa 3 cô gái Việt, trong đó có cả chị gái ruột của mình với số tiền 3 triệu đồng/người.
Liên quan đến sự việc, luật gia Nguyễn Thị Hương, trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra quan điểm: "Có thể thấy, trong sự việc trên, giá trị luân thường đạo lý đã bị đảo lộn, tình máu mủ cũng bị đối tượng Hằng đánh đổi bằng tiền bạc. Đạo đức, lương tâm đã bị xói mòn của Hằng đã khiến cuộc đời của chính người chị gái rơi vào bất hạnh, bế tắc, sống cuộc đời tủi nhục nơi đất khách quê người. Việc làm cấp thiết và khiến cơ quan chức năng suy nghĩ nhất bây giờ chính là tìm được 3 cô gái - nạn nhân trong vụ án để đưa họ trở về".
Uat nghen chuyen em ruot lua ban chi lam gai ban dam
Việc làm độc ác của Hằng sẽ bị trừng trị trước pháp luật (hình minh họa). 
"Đồng thời với Hằng, việc làm xấu xa, bỉ ổi của cô ta đã bị kiềm chế trong vòng pháp luật và trả giá cho tội lỗi của mình gây ra", luật gia Hương nhấn mạnh. Theo quy định tại Điều 119, Bộ luật Hình sự hiện hành về tội Mua bán người:
“1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm:
a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để đưa ra nước ngoài;
đ) Mua bán nhiều người;
e) Mua bán nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm”.
Như vậy, với trường hợp trên, rõ ràng Hằng đã đưa người sang Trung Quốc với mục đích mại dâm, ngoài lãnh thổ Việt Nam và với nhiều người... nên hành vi của cô ta có đủ yếu tố cấu thành tội Mua bán người với các tình tiết tăng nặng ở khoản 2, Điều 119, do đó, mức phạt cao nhất mà ả có thể phải lãnh chịu là 20 năm tù.

Bóc mẽ chiêu “móc túi” trắng trợn khách hàng tại cây xăng

Ở cây xăng Bình Chuẩn (Thuận An, Bình Dương) thường chỉ có một nhân viên bán hàng, nhân viên còn lại thì ngủ gà gật.

Đây là thủ thuật tạo sự đông khách giả tạo để cây xăng móc túi khách hàng bằng cách bơm nối số.
Cách làm ăn gian dối này xảy ra tại cửa hàng xăng dầu tư nhân Bình Chuẩn, nằm “án ngữ” ngay ngã tư Bình Chuẩn (thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) nơi có rất nhiều khách hàng công nhân.

Những chiêu móc túi khách hàng của dịch vụ mua hàng hộ

(Kiến Thức) - Dịch vụ mua hàng hộ đang là lựa chọn khá phổ biến của nhiều người khi mua hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận với dịch vụ này.

Ngày nay, chỉ cần ngồi nhà và với vài cú click chuột bạn có thể chọn và đặt mua những món đồ ưng ý của các hãng hàng uy tín ở nước ngoài và chỉ cần chờ đợi hàng đến tận tay chỉ sau khoảng 5 – 10 ngày thông qua dịch vụ mua hàng hộ. Thuận tiện là vậy nhưng nếu bạn quá dễ dãi rất có thể mắc phải chiêu móc túi của những dịch vụ này.
Dịch vụ trung gian này giải quyết nhu cầu cho những người không có điều kiện đi lấy hàng trực tiếp. Tùy quy mô của đơn vị dịch vụ mua hàng hộ mà họ chuyên nhận mua hàng tại 1 nước hoặc nhiều nước. Phần lớn các bên dịch vụ này đều nhận mua hộ tất cả các loại mặt hàng từ thời trang, đồ điện tử cho tới đồ gia dụng, thực phẩm…

Vinaphone bỏ túi tiền tỷ từ dịch vụ VideoClip móc túi khách hàng?

(Kiến Thức) - Từ vụ việc Vinaphone bị tố móc túi khách hàng, người tiêu dùng  có quyền nghi ngờ nhà mạng làm ngơ cho đối tác “tung hoành” moi tiền khách, bởi lợi nhuận thu về không nhỏ.

Liên quan đến vụ việc Vinaphone bị tố móc túi khách hàng, theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, thực tế, từ nhiều năm nay, các nhà mạng di động Việt Nam đã thực hiện xã hội hoá việc cung cấp các dịch vụ nội dung cho thuê bao di động, thông qua việc hợp tác phân chia doanh thu với hàng trăm đối tác.
Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, các nhà mạng không quản lý được hết nội dung dịch vụ do các đối tác cung cấp, hoặc nhà mạng cố tình làm ngơ, dẫn đến việc khách hàng bức xúc vì bị trừ tiền oan và nhiều lý do khác. Khách hàng có quyền nghi ngờ các nhà mạng làm ngơ cho các đối tác “tung hoành” moi tiền khách, bởi khi dịch vụ thu được nhiều tiền hơn thì các nhà mạng cũng được ăn chia lớn hơn.