![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cứ mỗi lần cô thu tiền điện đến đưa hoá đơn là chị Minh lại kêu ca không ngớt... Có lần chị còn mượn cả tập hoá đơn của mấy nhà hàng xóm để so sánh rồi tiếp tục kêu trời về hoá đơn nhà mình sao nhiều thế. Rồi chị gọi thợ điện đến xem lại công tơ, soi lại đường điện nhà mình có bị ai câu trộm không. Chị tính đi tính lại, nhà có 5 người (2 đứa con, 2 vợ chồng với bà mẹ chồng) thì 4 người đã ra khỏi nhà từ 7 giờ sáng, gần 6 giờ tối mới trở về. Bà cụ ở nhà cơm không phải nấu (bữa trưa chị đặt cơm hộp mang đến), nước không phải đun, trời nắng nóng chỉ dùng cái quạt, thỉnh thoảng mở ti vi xem. Tối về cả nhà chị tập trung ở một phòng. Vậy mà tiền điện cứ gấp hai, ba lần nhà khác.
Đến một ngày, quên tài liệu ở nhà, chị Minh quay về lấy. Mở cửa bước vào nhà, chị thấy mẹ chồng nằm ngủ gà gật trên ghế sô pha ở phòng khách nhưng cả nhà thì điện sáng trưng, ti vi thi nhau nói ở bếp, phòng khách, trong phòng ngủ của bà. Chị ngán ngẩm, thế này thì làm sao mà không tốn điện. Hôm ấy, về chị quán triệt với bà cụ, ngồi ở phòng nào thì bật ở phòng đấy chứ không bật hết lên cùng một lúc như thế sẽ rất lãng phí. Bà cụ ậm ừ ra vẻ hiểu nhưng mấy lần chị Minh đột xuất về kiểm tra thì mấy cái ti vi vẫn "cãi nhau", điện sáng như ban ngày. Xót của, chị tiếng bấc tiếng chì với mẹ chồng.
Ảnh minh họa.
- Hôm trước đến nhà anh, thấy mấy cái ti vi cứ bật không ai xem, tôi hỏi thì bà cụ bảo ở nhà cả ngày chẳng được nghe ai nói một câu nên cứ bật ti vi lên để nghe tiếng người. Bà than, thương con cháu nên mới đồng ý bán nhà ra thành phố, nhưng ra đây sống gần con cháu mà mấy khi được sum vầy với chúng. Bà muốn về quê sống lắm nhưng chẳng có nhà để về nữa...
Mấy năm nay đưa mẹ ra thành phố sống cùng, anh Hùng cứ ngỡ đã làm trọn chữ hiếu với bà lúc tuổi già. Cha mất sớm, mẹ anh ở vậy mấy chục năm trời nuôi con ăn học. Về già, thương mẹ thui thủi một mình ở quê, anh thuyết phục bà lên sống cùng con cháu. Lấn cấn mãi, cuối cùng bà cũng đồng ý bán nhà cửa, vườn tược theo con ra phố. Anh trang hoàng cho mẹ một phòng riêng ở tầng một thật đẹp, bà con ở quê mỗi lần ra chơi đều tấm tắc khen bà có số hưởng phúc của con. Bà cụ vui được thời gian đầu nhưng sau đó thì sống trầm lắng hẳn. Con cháu sáng ra khỏi nhà sớm, chiều về muộn.
Xong bữa cơm tối, ai về phòng nấy cho đến sáng hôm sau lại lần lượt kéo nhau đi. Thỉnh thoảng bà muốn sang hàng xóm chơi nhưng nhà nào cũng kín cổng cao tường. Bạn già thành phố cũng khác bạn già ở quê, lúc nào cũng khách sáo, giữ kẽ. Do đó, bà cứ quanh quẩn trong nhà làm bạn với cái ti vi. Dần dần bà mắc chứng "nghiện ti vi", không xem nhưng vẫn thích mở để có tiếng người. Bà nhớ cái nắng chói chang ở quê nên bật đèn sáng trắng cả nhà. Có mỗi cái thú vui ấy thì con dâu lại than tốn tiền điện. Mấy hôm nay chịu không nổi cái sự tĩnh mịch trong nhà, bà ra ngõ ngồi ngắm thiên hạ qua lại bất chấp trời nắng nóng.
Sau hôm đi họp về, nhà anh Hùng có sự thay đổi. Buổi tối thay vì ai về phòng nấy thì tất cả tập trung ở phòng khách ngồi chơi với bà nội. Một vài tháng, hàng xóm lại thấy anh Hùng về quê đón lúc thì bà thím, lúc ông chú già ra chơi dăm bữa nửa tháng. Điều đặc biệt là thỉnh thoảng hoá đơn tiền điện nhà chị Minh cao nhưng tuyệt nhiên không thấy chị kêu than nữa.
Chúng tôi đã ly hôn hơn một năm nay. Một quyết đinh nhanh gọn sau hơn mười hai năm chung sống. Đôi lúc nhớ lại tôi cũng không ngờ chuyện ly hôn của mình lại dễ dàng như thế. Chẳng lằng nhằng, co kéo như tôi đã tưởng. Thậm chí cũng không có màn đổ lỗi cho nhau vì vợ tôi nhận hết. Cô ấy đã ngoại tình.
Đời sống vợ chồng nào lại không có ít nhiều sóng gió. Gia đình tôi cũng chẳng ngoại lệ. Nhưng ngoài những giận hờn vặt vãnh thì tôi chẳng thấy có gì to tát để vợ tôi phải kiếm niềm vui từ kẻ khác. Bởi khi về làm vợ tôi, cô ấy hầu như chẳng đụng tay vào việc gì. Chuyện kiếm tiền đã có tôi gánh vác. Chuyện bếp núc cũng đã có người giúp việc. Cô ấy chỉ có mỗi nhiệm vụ chăm con, thậm chí đến chiều là nhàn hạ ôm máy tính lướt facebook vì đã có tôi tắm và cho con ăn.
Khi con đến tuổi đi học, cô ấy lại còn thoải mái hơn trước. Sáng tập gym, trưa cà phê cùng bạn bè, tối shopping cùng chồng con. Cô ấy có một cuộc sống nhiều người phụ nữ mơ ước. Vậy mà đùng một cái, khi con trai mới vừa chín tuổi, cô ấy lạnh lùng quẳng tờ đơn vào mặt tôi và nói rằng mình không xứng đáng. Quá choáng váng vì bất ngờ, tức giận và đau đớn, tôi lập tức chở cô ấy ra tòa đồng thuận ly hôn. Tôi làm như thế cũng chỉ để cho thỏa cái tôi của đàn ông. Không phải là cô bỏ tôi mà là tôi không cần cô. Để rồi xem, không có tôi cô sẽ sống với gã nhân tình như thế nào. Vì quá sỹ diện, tôi quên mất rằng mình rất yêu vợ mình. Vì yêu nên tôi mới ghen tức và muốn hả hê.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Sau vài lần gặp gỡ trong quán cà phê như những người bạn cũ, cô ấy đã tâm sự với tôi về cuộc sống hiện tại. Gã bạn trai đã hiện nguyên hình là kẻ lười biếng và mê cờ bạc. Ngoài việc moi tiền của cô ấy ra thì gã chẳng làm gì. Số tiền tôi chia cho cô ấy đã bị gã trộm sạch. Hiện giờ, để sinh sống qua ngày, cô ấy đã phải bươn chải buôn bán ngoài chợ. Tôi nghe mà tức anh ách, định khuyên cô ấy bỏ quách gã nhân tình đó đi. Nhưng mặc khác tôi cảm thấy ít nhiều hả hê nên không muốn can thiệp.
Cho đến ngày hôm qua, trong cuộc điện thoại hỏi thăm như mọi lần, cô ấy bỗng khóc nức nở nói rằng mình đã chia tay với gã nhân tình. Cô ấy khổ sở vì tương lai mờ mịt phía trước. Tuyệt nhiên, cô ấy không nhắc về tôi hay ngỏ lời muốn quay lại. Có lẽ cô ấy đang chờ tôi mở lời…
Thành thật mà nói, sự phản bội của cô ấy như mũi dao nhọn phá hủy cảm xúc của tôi. Dù rất muốn quay lại nhưng tôi không biết mình sẽ sống tiếp thế nào với người vợ chỉ quen nhận mà không muốn cho đi. Ngẫm lại những ngày sống chung với nhau, ngoài đứa con cô ấy đã sinh cho tôi thì tôi chẳng nhận được gì khác từ cô ấy. Ngay cả một lời cảm ơn. Nhưng trong tình yêu không thể đòi hỏi phải luôn sòng phẳng với nhau vậy. Có lẽ tôi sẽ thử một lần khoan dung mà đón cô ấy quay về.