Tu phước

Muốn có quả phước giàu sang thì phải cố gắng tạo dựng nhân lành.

HỎI: Người Phật tử có thể nguyện cầu, mong cho mình giàu có được chăng?
(TRẦN LÊ VĂN, tranlevan71@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Trần Lê Văn thân mến!
Cầu mong cho mình khá giả, phát đạt, thịnh vượng trong đạo Phật gọi là cầu phước, đúng hơn là tu phước. Sở dĩ chúng tôi gọi là tu phước thay vì cầu phước bởi lẽ đây không phải là cầu xin hay cầu nguyện suông mà phải gieo nhân lành để gặt hái quả phước. Do đó, người Phật tử chân chính luôn “nguyện gieo trồng và vun bồi phước đức” mà không hề “xin ơn trên ban cho phước đức”.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Nguyện cầu, mong cho mình giàu có là mong cầu chính đáng. Nhưng người Phật tử luôn ý thức rõ ràng về nhân quả, muốn có quả phước giàu sang thì phải cố gắng tạo dựng nhân lành. Cúng dường, bố thí, sẻ chia, thực thi các hạnh lành cùng với phương thức sống chân thực, nhân nghĩa, minh triết theo tinh thần Bát Chánh đạo chính là nhân lành để cho quả ngọt bình an, thịnh vượng.
Đành rằng, có cảm tức có ứng, “cảm ứng đạo giao nan tư nghì” nhưng nguyên lý căn bản vẫn là gieo nhân tốt ắt sẽ gặt quả lành. Cầu nguyện trong Phật giáo cũng phải nương theo tinh thần này, tức là cầu mong và phát nguyện dấn thân hướng thiện. Do đó, nếu những ai chỉ cầu nguyện suông mà được phước thì phải biết rằng đó là nhân quả trong quá khứ của họ đã đến lúc chín muồi, trổ quả lành chứ không phải do cầu xin mà được. Và ngược lại, nếu những ai cầu xin suông mà chẳng được thì cũng không nên than trách Trời Phật không thiêng mà hãy ý thức rằng mình cần phải tạo nhân lành nhiều hơn nữa để gặt hái quả phước.
Chúc bạn tinh tấn!

Phước đức vô lượng

Chiếc hộp cất giữ hình Phật phải được đặt để ở vị trí cao nhất...

HỎI: Vì điều kiện ở trọ chật hẹp nên không thể thờ Phật, tôi chỉ để hình Bồ-tát Quán Thế Âm và một quyển kinh trong hộp. Ban đêm, khi mọi người ngủ hết tôi mới lấy hộp ra và đưa hình Bồ-tát lên bàn rồi xá lạy và ngồi tụng thầm chú Đại bi, mật niệm hồng danh Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, xong lại cất vào hộp. Như vậy tôi có bị thất kính với Tam bảo không? Tôi rất lo về việc này, mong quý Báo hướng dẫn cho tôi.

Sức hút của sự bình an

Đó là quê nhà, là ở bên má, là tiếng chuông mỗi sáng má công phu, bắt đầu bằng “Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới…” đến “Nam-mô Siêu lạc độ Bồ-tát”.

Chính vì sức hút này mà mình vẫn thường về quê, đôi tháng một lần dẫu đường sá xa xôi diệu vợi, muốn về được quê cũng mất đôi lần tàu xe, gian truân đèo dốc.

Phật tử vào chùa nên mặc quần áo thế nào?

Với những người không quy y đạo Phật mà khi đến chùa từ xưa đến nay cũng đều ăn mặc một cách trang nghiêm, không hở hang.

Người khách thập phương vào chùa cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Nên mặc quần áo tối màu (màu nâu, đen), không nên mặc quần áo màu sắc sặc sỡ.