Tự dùng máy lọc không khí kiểm chứng kết quả của AirVisual tại HN

Một người dân tại Hà Nội đã sử dụng máy lọc để đo chất lượng không khí tại nhà trên đường Nguyễn Trãi. Kết quả nhận được khá tương đồng với chỉ số do AirVisual cung cấp.

"Bản thân tôi khá tò mò về tính chính xác của những thông tin mà ứng dụng AirVisual cung cấp. Đồng thời, tôi cũng muốn kiểm tra hiệu quả thực sự của những chiếc máy lọc không khí", anh Phan Hiếu, người vừa thử nghiệm đo chất lượng không khí bằng máy lọc chia sẻ với Zing.vn.
Trong bài thử nghiệm này, anh Hiếu sử dụng chiếc máy lọc không khí Xiaomi Purifier Air Pro. Thiết bị này được tích hợp chức năng đo chất lượng không khí trực tiếp tại khu vực lọc để tự động điều chỉnh và làm sạch không khí. Địa điểm thử nghiệm là tại nhà anh Hiếu, căn hộ thuộc tầng 26 của một chung cư nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tu dung may loc khong khi kiem chung ket qua cua AirVisual tai HN
Chỉ số chất lượng không khí đo được từ máy lọc khi đặt ở ngoài ban công. Ảnh: Phan Hiếu. 
"Khoảng 6h sáng, tôi đưa máy lọc ra ngoài ban công để kiểm tra chất lượng không khí tại nơi đây. Dù chỉ bật khoảng 1-2 phút nhưng kết quả báo về liên tục tăng từ 191 đến 211 kèm theo thông báo màu đỏ (nguy hiểm). Lúc này, ứng dụng AirVisual báo rằng tùy địa điểm ở Hà Nội mà mức độ ô nhiễm không khí đạt 157-346", anh Hiếu cho biết.
"Những chỉ số từ ứng dụng AirVisual cung cấp khá tương đồng với kết quả mà tôi thử nghiệm. Mọi người nên chủ động có những biện pháp tự bảo vệ bản thân nếu như không muốn mắc phải những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp", anh Hiếu nói.
Hiện tại, có khá nhiều thông tin trái chiều về tính chính xác của những thông tin về ô nhiễm không khí do ứng dụng AirVisual cung cấp. Đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội nói rằng các trang web chất lượng không khí thiếu khách quan vì lấy dữ liệu từ trạm của Đại sứ quán Mỹ. Trong khi đó, đại diện AirVisual phủ nhận điều này.
Tu dung may loc khong khi kiem chung ket qua cua AirVisual tai HN-Hinh-2
Chỉ số chất lượng không khí đo được trong phòng trước và sau khi bật máy lọc. Ảnh: Phan Hiếu. 
“Ở Hà Nội, chúng tôi lấy dữ liệu từ 14 trạm quan trắc, trong đó 10 trạm là của chính phủ, bao gồm 9 trạm của Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường, 1 trạm của Đại sứ quán Mỹ, và 4 trạm của 'người đóng góp (contributors)”, Louise Watt, người phát ngôn của AirVisual nói với Zing.vn.
Bà Watt cho biết trên app và trang web của AirVisual, chỉ số chất lượng không khí (AQI - Air Quality Index) của Hà Nội được tổng hợp từ dữ liệu của các trạm quan trắc trong thành phố. 14 trạm quan trắc này nằm rải rác khắp thủ đô, theo bản đồ trên trang web AirVisual.

Vạch mặt "thủ phạm" gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Khí thải phương tiện giao thông, hiện tượng nghịch nhiệt và khói bụi từ thói quen đốt rơm rạ... chính là "thủ phạm" gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội trầm trọng.

Những ngày này, theo trang Airvisual, chất lượng không khí tại một số nơi ở Hà Nội luôn trong tình trạng báo động khi chỉ số AQI ở mức cao, như hôm nay lên mức đỉnh điểm, ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào khiến  ô nhiễm không khí ở Hà Nội kéo dài như vậy?

Hà Nội ô nhiễm không khí nặng: Lùng mua khẩu trang chống độc 800 ngàn/cái

Ô nhiễm khói bụi ở Hà Nội có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của nhóm người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp.

Mới đây, tổ chức AirVisual, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giám sát chất lượng không khí, đã công bố Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018. Theo kết quả đó, Hà Nội có nồng độ bụi mịn PM 2.5 ở mức 40,8 μg/m3, là thành phố ô nhiễm thứ hai ở Đông Nam Á, sau Jakarta 45,3 μg/m3.

Núi rác khổng lồ đe dọa cuộc sống ở thủ đô ô nhiễm nhất thế giới

Với kích thước lớn hơn 40 sân bóng và liên tục bốc mùi hôi thối, "quái vật" khổng lồ ngày càng cao và đe dọa tới cuộc sống của người dân Ấn Độ.

Theo The Sun, "quái vật" khồng lồ ở đây là núi rác cực lớn nằm ngay tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Báo cáo cho biết núi rác khổng lồ chiếm trọn khu vực có diện tích bằng 40 sân bóng đá và cao khoảng 65m.