Trung Quốc "vỡ mộng" bán S-300 nhái cho Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ quyết định sẽ không mua hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc.

Đây là thông tin mà tờ Milliyet (Thổ Nhĩ Kỳ) và tờ Vedosmosti (Nga) cho biết.
Theo đó, dưới áp lực mạnh mẽ từ Mỹ và NATO, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục cuộc đàm phán với các công ty của châu Âu và Mỹ về việc cung cấp hệ thống phòng không.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết định gia hạn đến cuối tháng 1 năm sau cho cuộc đấu thầu nhằm mua 12 hệ thống tên lửa phòng không (ADMS) tầm trung và tầm xa.
Hệ thống phòng không HQ-9 Trung Quốc sẽ tiếp tục "ế".
 Hệ thống phòng không HQ-9 Trung Quốc sẽ tiếp tục "ế".
Như vậy, với quyết định này Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy bỏ công bố ngày 26/9 – tuyên bố phần thắng thuộc về hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (biến thể xuất khẩu là FD-2000) của Trung Quốc. Quyết định này khi đó được coi là “giật gân, gây sốc” vì hệ thống HQ-9 được cho là sản phẩm “nhái” S-300 và Patriot.
Cũng theo nguồn tin, hồ sơ dự thầu sẽ tiếp tục nhưng Nga sẽ không đưa S-300 hay S-400 tham dự.
Gói thầu trị giá hàng tỷ USD mua hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra từ vài năm trước, các ứng viên sáng giá gói thầu gồm: hệ thống S-300 Nga; Patriot Mỹ; SAM-P/T châu Âu và HQ-9 Trung Quốc.

HQ-9 Trung Quốc “đánh bại” S-300, Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc chế tạo thay vì Patriot hay S-300.

HQ-9: “con lai” của cặp “rồng lửa” S-300 và Patriot

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (Hồng Kỳ -9) bắt đầu được nghiên cứu chế tạo vào những năm 1980 dưới sự chủ trì của Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (thuộc Tổng Công ty Khoa học & Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc). Ban đầu nó phát triển dựa theo hệ thống tên lửa đối không Patriot của Mỹ thông qua một bên thứ ba nào đó (có thể là Israel).

Chiêm ngưỡng “ngựa thồ hàng không” quái dị của Liên Xô

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay vận tải thiết kế bố trí động cơ, bộ càng hạ cánh khác với máy bay thời nay và nhất là trên lưng mang theo container hình quả trứng.

Đó là những mô tả về chiếc vận tải cơ VM-T Atlant – thiết kế độc đáo nhưng cũng kỳ quái của nhà thiết kế Vladimir Mikhailovich Myasischev, được chế tạo từ đầu những năm 1980.
 Đó là những mô tả về chiếc vận tải cơ VM-T Atlant – thiết kế độc đáo nhưng cũng kỳ quái của nhà thiết kế Vladimir Mikhailovich Myasischev, được chế tạo từ đầu những năm 1980.