HQ-9 Trung Quốc “đánh bại” S-300, Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc chế tạo thay vì Patriot hay S-300.

Theo tờ Hurriyet Daily News (tờ báo tiếng Anh lâu đời ở Thổ Nhĩ Kỳ), chính quyền Ankara đã quyết định lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa tầm xa HQ-9 của nhà thầu Trung Quốc trong gói thầu mua hệ thống tên lửa phòng không trị giá 4 tỷ USD.
Quyết định này đã được công bố vào ngày hôm qua sau cuộc họp của hội đồng về công nghiệp quốc phòng đứng đầu là Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Như vậy Ankara đã chấp thuận lời đề nghị thấp nhất bấp chấp những lo ngại về khả năng tương thích giữa hệ thống phòng không Trung Quốc với hệ thống cảnh báo sớm của NATO.
Bệ phóng tự hành hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9.
 Bệ phóng tự hành hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9.
Tập đoàn Xuất – Nhập khẩu máy móc chính xác cao Trung Quốc (CPMIEC) gửi đề xuất cung cấp hệ thống HQ-9 cùng giải pháp hợp tác sản xuất tới nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ với mức giá vẻn vẹn 3 tỷ USD. Mức giá này được cho là thấp hơn nhiều so với đề xuất của Nga, Mỹ hay châu Âu. Đây được xem là một trong những mấu chốt giúp Trung Quốc thắng thầu.
Nhằm thực hiện chương trình hiện đại hóa lực lượng phòng không mang tên T-Loramids, cách đây vài năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 4 tỷ USD cho dự án mua sắm hệ thống phòng không thế hệ mới với yêu cầu có thể đánh chặn máy bay và tên lửa.
Tham gia cạnh tranh trong chương trình là những “người khổng lồ” trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự gồm: hãng Raytheon và Lockheed Martin (Mỹ) với hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot; Rosoboronexport (Nga) với S-300; Tập đoàn Xuất nhập khẩu Máy móc chính xác (Trung Quốc) với hệ thống HQ-9 (sản phẩm sao chép công nghệ S-300) và hệ thống SAMP/T Aster 30 của Eurosam (liên doanh Italy – Pháp).
Hệ thống HQ-9 có thể hạ mục tiêu ở cự ly xa đến 150km.
 Hệ thống HQ-9 có thể hạ mục tiêu ở cự ly xa đến 150km.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (Hồng Kỳ 9) do Trung Quốc thiết kế sao chép gần như toàn bộ công nghệ hệ thống S-300PMU-1 của Nga pha lẫn một chút công nghệ điều khiển từ hệ thống Patriot của Mỹ.
HQ-9 được cho là có thể đánh chặn mục tiêu máy bay ở cự ly xa tới 150km, thậm chí có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo cách xa 30km.

Lính Không quân Mỹ có thực sự sướng? (2)

(Kiến Thức) - Giống như các lực lượng hải quân, lục quân, không quân cũng luôn phải đương đầu với nhiều thách thức và sự hi sinh là không tránh khỏi.

Trong “quân chủng con cưng” của Quân đội Mỹ cũng có thành viên động vật, không ai khác chính là chó. Như con người, chó cũng có thể bay.
  Trong “quân chủng con cưng” của Quân đội Mỹ cũng có thành viên động vật, không ai khác chính là chó. Như con người, chó cũng có thể bay.
Tất nhiên, những chuyến bay cần lực lượng hậu cần mặt đất tuyệt vời.
  Tất nhiên, những chuyến bay cần lực lượng hậu cần mặt đất tuyệt vời.

Trung Quốc: sức mạnh Hải quân Ấn Độ không thể coi nhẹ

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu đăng một số bức ảnh về Hải quân Ấn Độ và bình luận rằng đó là “sức mạnh không thể coi nhẹ”.

Hoàn Cầu cho rằng, tại khu vực Nam Á thì sức mạnh Hải quân Ấn Độ không có nước nào sánh kịp. Lực lượng này hiện trang bị lực lượng tàu chiến đông đảo gồm cả tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ vệ tàng hình, tàu tiếp tế cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu ngầm có khả năng chiến đấu mạnh mẽ.
 Hoàn Cầu cho rằng, tại khu vực Nam Á thì sức mạnh Hải quân Ấn Độ không có nước nào sánh kịp. Lực lượng này hiện trang bị lực lượng tàu chiến đông đảo gồm cả tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ vệ tàng hình, tàu tiếp tế cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu ngầm có khả năng chiến đấu mạnh mẽ.
Trong ảnh là biên đội tàu chiến hỗn hợp của Hải quân Ấn Độ gồm: tàu sân bay INS Viraat (R-22), tàu tiếp tế tổng hợp INS Jyoti, tàu đổ bộ INS Jalashwa và tàu hộ vệ tên lửa Kora.
 Trong ảnh là biên đội tàu chiến hỗn hợp của Hải quân Ấn Độ gồm: tàu sân bay INS Viraat (R-22), tàu tiếp tế tổng hợp INS Jyoti, tàu đổ bộ INS Jalashwa và tàu hộ vệ tên lửa Kora.