Trung Quốc “nhào nặn” RQ-4, MQ-9 Mỹ thành UAV Tian Yi

(Kiến Thức) - Thiết kế khí động học của UAV Tian Yi do Trung Quốc sản xuất rất giống với UAV RQ-4 Global Hawk và MQ-9 Reaper của Mỹ.

Jane’s Defence Weekly đưa tin, tập đoàn sản xuất máy bay Thành Đô (CAC) của Trung Quốc đã sao chép thành công UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ với tên gọi Tian Yi (Sky Wing). Đây là một loại UAV tầm cao được thiết kế với khả năng bộc lộ hồng ngoại thấp được tiết lộ vào cuối tháng 12/2014.

Mô hình UAV Tian Yi được giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2006. Đến năm 2008, nguyên mẫu đầu tiên của UAV này xuất hiện tại đường thử của Thành Đô CAC. Theo quan sát, Tian Yi được trang bị một động cơ phản lực cỡ trung bình, nó có cánh đuôi hình chữ V.

Trung Quoc
UAV Tian Yi sử dụng 2 động cơ phản lực nhỏ hơn cho thấy những tiến bộ đáng kể của Trung Quốc.

Về thiết kế khí động học, UAV Tian Yi rất giống với UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ nhưng có kích thước tương đương UAV MQ-9 Reaper. Jane’s Defence cho rằng, một số lượng nhỏ UAV Tian Yi đã đi vào hoạt động trong  quân đội Trung Quốc PLA.

Biến thể mới công bố gần đây có kích thước tương tự như nguyên mẫu của nó nhưng có phần thân máy bay được thiết kế lại. Khác biệt lớn nhất là phần cánh đuôi rộng hơn để sử dụng 2 động cơ phản lực nhỏ cùng một cửa hút không khí lớn hơn.

Những thay đổi này được cho là để làm giảm mức độ bộc lộ hồng ngoại cho phép nó hoạt động ở độ cao lớn. Ngoài ra, thân máy bay cũng có khả năng tàng hình với phần mũi được thiết kế lại để chứa hệ thống chỉ huy và kiểm soát liên kết vệ tinh. Bên cạnh việc trang bị cho PLA, Tian Yi có thể phục vụ với mục đích thử nghiệm kỹ thuật cho dự án UAV Haul lớn hơn.

Trung Quoc
Phát triển những UAV cỡ trung bình đang là ưu tiên hàng đầu của PLA.

UAV Haul được tiết lộ dưới dạng mô hình trong triển lãm Chu Hải năm 2008 như một máy bay có kích thước và hình dáng tương tự RQ-4 của Mỹ. Trong khi loại UAV có kích thước tương tự Global Hawk chưa xuất hiện thì Tổng công tuy Quý Châu (công ty con của CAC) đã đưa vào sản xuất loại UAV Soar Dragon. Mô hình UAV này xuất hiện tại triển lãm Chu Hải năm 2006.

Soar Dragon có trọng lượng cất cánh khoảng 7,5 tấn, sải cánh 25 mét. Nó xuất hiện bên ngoài sân của nhà máy CAC vào năm 2012. Một biến thể nhỏ hơn với kích thước tương tự UAV trinh sát Tian Yi xuất hiện vào đầu năm 2013. Sự xuất hiện của hai loại UAV nhỏ cho thấy rằng đó là những ưu tiên phát triển hiện tại của PLA dành cho CAC.

Bí ẩn dự án UAV siêu thanh Hắc Kiếm của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Xuất hiện lần đầu năm 2006 và sau đó biến mất hoàn toàn, UAV siêu thanh Hắc Kiếm của Trung Quốc khiến giới chuyên gia đặt nhiều câu hỏi.

Truyền thông Đài Loan đưa tin, mẫu máy bay tiến công không người lái “Hắc kiếm” do Trung Quốc phát triển có nhiều khả năng sẽ trở thành mẫu UAV siêu thanh đầu tiên trên thế giới. Được biết thông tin trên xuất phát từ website chính thức của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Hắc kiếm còn được biết với cái tên khác là "Anjian", được Trung Quốc giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2006. Nhưng vào thời điểm đó nó chỉ mới là một mẫu mô hình trưng bày. Sau đó tại triển lãm hàng không Paris, Trung Quốc cũng mang đến triển lãm này mẫu mô hình máy bay không người lái thế hệ mới trên, tuy nhiên lại không công bố bất cứ thông tin gì Hắc Kiếm. Từ các thông số kỹ thuật cơ bản cho đến nhà sản xuất.

UAV Dực Long Trung Quốc nhái Mỹ từ A đến Z

(Kiến Thức) - Từ kiểu dáng máy bay tới trạm điều khiển mặt đất của UAV Dực Long đều giống hệt các hệ thống UAV do Mỹ phát triển.

UAV Duc Long Trung Quoc nhai My tu A den Z
Đầu năm 2015, UAV Dực Long do Trung Quốc tự nghiên cứu đã lần đầu tiên tiến hành bay thử nghiệm biên đội. Theo kế hoạch, số lượng lớn loại UAV này sẽ được bàn giao chính thức trong năm 2015.