Trồng cây “ăn thịt” có phạm giới sát sanh?

Không chỉ không trực tiếp sát hại chúng sanh, người con Phật còn tránh xa những việc liên quan đến giết hại...

HỎI:
Tôi là Phật tử, hiện có ý định trồng cây nắp ấm (cây ăn thịt) làm kiểng trong vườn nhà. Cây này với đặc điểm là có nhiều “nắp ấm” tỏa mùi hương thu hút nhiều loài côn trùng như muỗi, kiến, thiêu thân... chui vào và bỏ xác trong đó để làm dinh dưỡng nuôi cây.
Cây "ăn thịt". Ảnh minh họa.
 Cây "ăn thịt". Ảnh minh họa. 

Vậy tôi có nên trồng không? Nếu trồng, tôi có phạm giới sát sanh không?
(PHẠM VĂN HẠNH, pvhanh928@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Phạm Văn Hạnh thân mến!
Người chơi cây kiểng thường ngắm nghía hình dáng, đặc điểm của cây rồi liên tưởng, suy nghiệm về các giá trị sống. Nên nuôi dưỡng, chăm sóc một cội cây mang những đặc tính xấu ác như có nhiều cạm bẫy “nắp ấm” rình rập, “ăn thịt” các loài côn trùng thì phần nào sẽ tác động, ảnh hưởng không tốt cho sự hướng thiện của mình.
Người Phật tử luôn nêu cao tâm từ bi, thực hành không sát sanh trong đời sống hàng ngày. Không chỉ không trực tiếp sát hại chúng sanh, người con Phật còn tránh xa những việc liên quan đến giết hại như nuôi hổ báo, chó săn, chim cắt… vốn rất hung tợn và khát máu.
Do đó, dù bạn không phạm giới sát sanh khi trồng cây “ăn thịt” này, nhưng thiết nghĩ, nếu chơi kiểng nhằm tôn vinh cái đẹp và di dưỡng tinh thần thì bạn nên chọn một cây khác với những đặc điểm thiện lành sẽ hay hơn.

Giữ giới không sát sanh

HỎI: Tôi là Phật tử, đã ăn chay trường được 5 năm. Hiện tại tôi làm giúp việc nấu ăn. Tôi đã đạt được thỏa thuận với chủ nhà là không trực tiếp giết hại nhưng phải cắt, rửa, xào, nấu cá thịt làm thức ăn hàng ngày. Tôi muốn hỏi như thế tôi có phạm giới sát sanh không? Tôi có bị thần thức các loài vật đó theo báo oán không? Trong quá trình cắt, rửa, xào, nấu cá thịt tôi hay niệm Phật để tiếp dẫn chúng về cõi lành, việc ấy có đúng không?

Những cái nhất của Phật hoàng Trần Nhân Tông

(Kiến Thức) - Không chỉ là vị vua anh minh, người duy nhất được tôn làm Phật hoàng, ông còn là vị vua có tầm ảnh hưởng quốc tế lớn nhất của dân tộc VN.

Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ở ngôi 15 năm, ông được nhiều sử gia đánh giá là vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được hô thần nhập tượng tại đỉnh Yên Tử sáng 3/12/2013.
 Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ở ngôi 15 năm, ông được nhiều sử gia đánh giá là vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được hô thần nhập tượng tại đỉnh Yên Tử sáng 3/12/2013.

Bí ẩn ngôi chùa thiêng Shwedagon


Đến với chùa Shwedagon (thường gọi chùa Vàng) - biểu tượng linh thiêng của đất nước Myanmar, bạn sẽ choáng ngợp bởi kiến trúc uy nghi, đồ sộ và sự biến hóa sắc màu vô cùng kì thú diễn ra ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày.
Người dân Myanmar sùng đạo Phật. Đạo Phật ở Myanmar theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy- tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Nghĩa là các sư sẽ không ở chùa mà ở thiền viện. Buổi sáng họ đi khất thực, và chỉ ăn từ khi mặt trời mọc đến 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không ăn gì.